
Omega-3 - thành phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy phải bổ sung như thế nào mới là đúng và đủ, bổ sung dầu cá Omega-3 DHA cho trẻ dưới 1 tuổi như thế nào để con hấp thu tốt nhất?
Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, có thể do thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ không hấp thu sắt đầy đủ từ thực phẩm, trẻ bị mất máu liên tục do các bệnh đường ruột.
Để phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho trẻ ngay từ khi mang thai người mẹ cần ăn uống đủ chất, sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt: trứng, gan, cá, thịt...), uống bổ sung viên sắt để phòng thiếu máu cho mẹ, đồng thời tăng dự trữ sắt cho con.
Với những trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai bằng các chế phẩm sắt 20 mg/ngày, uống hàng ngày cho mỗi đợt từ 2 đến 3 tháng.
Trẻ sau sinh, 6 tháng đầu mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng để giảm tình trạng thiếu máu vì sắt trong sữa mẹ dễ tiếp thu hơn sữa nhân tạo.
Khi trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ bổ sung đủ chất, đủ các nhóm thực phẩm: ngũ cốc, đạm động vật, thực phẩm giàu sắt: thịt lợn, thịt bò, tim, tiết, các loại đậu đỗ, rau xanh...), nên cho trẻ ăn thêm hoa quả chín có nhiều vitamin C giúp tăng hấp thu sắt. Nếu trẻ biếng ăn, không bổ sung đủ hàm lượng sắt trong mỗi bữa ăn mẹ nên cho con sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung sắt.
Ngoài ra, để phòng trường hợp trẻ thiếu máu trẻ cần cho trẻ đi tiêm chủng theo lịch, cho trẻ ăn uống đảm bảo vệ sinh, tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi theo định kỳ.
Khi trẻ trên 1 tuổi, ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu sắt mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm chứa sắt để bổ sung sắt cho trẻ. Giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn, phòng tránh trường hợp trẻ thiếu sắt, thiếu máu.
Lượng sắt chúng ta cần thường phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Các nguồn tốt nhất của sắt đến từ các sản phẩm động vật, chủ yếu là thịt đỏ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận được một lượng lớn chất sắt từ các nguồn phi động vật.
Nguồn chất sắt bao gồm:
Thịt đỏ và nội tạng (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thận, gan, tim, dồi tiết…). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên lưu ý tránh ăn gan trong thai kỳ.
Một lượng nhỏ sắt còn được tìm thấy trong thịt rừng và gia cầm (gà lôi, thịt nai, thỏ, gà, gà tây).
Tóm lại, trẻ rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt nên bố mẹ cần phòng ngừa, dự trữ sắt cho trẻ, bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho trẻ đi khám định kỳ để biết trẻ có bị thiếu máu không.
>> Xem thêm: Review 10 sắt hữu cơ cho bé
Omega-3 - thành phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy phải bổ sung như thế nào mới là đúng và đủ, bổ sung dầu cá Omega-3 DHA cho trẻ dưới 1 tuổi như thế nào để con hấp thu tốt nhất?
Vóc dáng xập xệ, da dẻ xấu xí là "nỗi ám ảnh" khiến chị em phụ nữ sau sinh lo lắng, hoang mang. Nhiều chị em lên kế hoạch đi spa để "tân trang" lại nhưng lại tiếc tiền. Hiểu được nỗi lo lắng ấy của chị em, mẹ bỉm sữa 9x chia sẻ bí quyết làm đẹp sau sinh của mình cho chị em cùng áp dụng. Mẹ ấy đã áp dụng thành công ngay tại nhà mà lại không tốn kém chi phí. Các mẹ cùng tham khảo và áp dụng theo nhé.
Bất kỳ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển toàn diện, đặc biệt là chiều cao. Muốn con sở hữu chiều cao tối đa ngoài yếu tố di truyền thì dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng quyết định chiều cao tương lai của trẻ. Vì yếu tố dinh dưỡng quan trọng đến chiều cao của trẻ nên việc lựa chọn những thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao rất quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng chiều cao cho trẻ mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.