Hướng Dẫn Bổ Sung Omega 3 6 9 Cho Trẻ Em
phuongchinh-logo

Hướng dẫn bổ sung Omega 3 6 9 cho trẻ em

- Ngày đăng:22/02/2023
Trước khi bổ sung Omega 369 cho trẻ đúng cách mẹ cần hiểu rõ về chúng đã nhé. Vì khi đã hiểu đúng về chúng thì mẹ mới bổ sung đúng cách cho trẻ được. Mẹ đã biết cách bổ sung Omega 3 6 9 cho trẻ đúng chuẩn chưa? Nếu mẹ chưa biết thì theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Xem nhanh

  • Omega 369 là gì? Chúng có tác dụng gì?
    • Phân biệt Omega 3-6-9 công dụng và cách bổ sung từng loại Omega
  • Hướng dẫn sử dụng Omega 3 6 9 cho trẻ em
    • Hướng dẫn cách dùng omega 3 (DHA) cho bé đúng chuẩn:

Omega 369 là gì? Chúng có tác dụng gì?

Omega 3 6 9 đều là những chất béo thiết yếu đối với cơ thể mỗi người, Omega 3 6 9 có tác dụng giảm các bệnh về hô hấp, chữa bệnh tăng huyết áp, béo phì, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh ung thư, làm đẹp da...

Omega 3 6 9 có vai trò quan trọng đối với mỗi chúng ta nhưng cơ thể lại không tự sản sinh ra các loại chất béo này mà chỉ bổ sung được qua các thực phẩm.

Phân biệt Omega 3-6-9 công dụng và cách bổ sung từng loại Omega

Omega-3, Omega-6 và Omega-9 đều là các nhóm axit béo không no, tuy nhiên chúng khác nhau ở vị trí nối đôi đầu tiên. Đối với Omega-3 thì vị trí nối đôi trong công thức phân tử ở vị trí Carbon thứ 3, Omega-6 thì có nối đôi ở Carbon thứ 6, Omega-9 thì có vị trí nối đôi ở Carbon số 9.

Công thức Omega 3-6-9
Công thức cấu tạo của omega 3, 6, 9

Mỗi nhóm có công dụng khác nhau nên việc bổ sung các loại axit này cũng khác nhau.

Omega 3

Là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp máu lưu thông tốt, giúp giảm loạn nhịp tim và bệnh đột quỵ, giúp não hoạt động tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh khớp và một số viêm nhiễm khác.

Omega – 3 có lợi nhất cho sức khỏe cơ thể khi chúng ở dạng nguyên tử dài có trong hầu hết các loại cá nhiều dầu: cá ngừ, cá hồi, cá trích,… Ngoài ra chúng còn có trong các loại hạt: hạt óc chó, bí ngô, hạt cải dầu...

Vì thế, để bổ sung Omega 3 vào cơ thể bạn có thể lựa chọn cách bổ sung qua việc sử dụng các thực phẩm đó, hoặc tảo biển, rau bắp cải, hoặc sử dụng các viên nang chứa Omega 3

Omega 6

Đây là dưỡng chất có tác dụng giảm đau khớp, giảm các triệu chứng đau bụng, khó chịu trong giai đoạn kinh nguyệt ở nữ giới, giúp điều trị bệnh eczema, giảm mụn nhọt và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư. Đặc biệt, chúng còn có khả năng giảm cholesterol xấu trong cơ thể mạnh hơn so với các axit béo khác.

Omega – 6 có nhiều trong các loại dầu: dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô; và có thể tìm thấy trong hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ cười và cả trong thịt gà nữa đấy.

Điều cần lưu ý là khi cơ thể bạn tiêu thụ quá nhiều omega-6 sẽ dẫn đến nguy cơ để mắc một số bệnh viêm nhiễm. Để tránh dùng quá nhiều omega 6 bạn nên hạn chế dùng những thức ăn đã chế biến sẵn, hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ nhé.

Omega 9

Có tác dụng giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm xơ cứng động mạch và tăng cường hệ miễn dịch đồng thời ổn định lượng đường trong máu cho cơ thể bạn.

Lượng omega – 9 trong cơ thể sẽ tự cân bằng nếu bạn bổ sung đầy đủ omega – 3 và omega – 6 qua chế độ ăn uống hàng ngày;

Nguồn cung cấp omega – 9 dồi dào là dầu ô liu, vừng, lạc, hạt điều, hạt dẻ và quả bơ nữa nhé.

Cách bổ sung từng loại Omega
Thực phẩm giàu omega 3, 6, 9

Hướng dẫn sử dụng Omega 3 6 9 cho trẻ em

Như chúng ta đã biết, omega 3 6 9 là tập hợp của 3 loại omega: omega 3, omega 6 và omega 9. Bổ sung Omega 3 6 9 giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, tốt cho da, mắt, não, chống lão hóa cơ thể.

Đối với trẻ em, chưa cần sử dụng đến omega 3 6 9, ở độ tuổi này mẹ chỉ nên dùng Omega 3 cho trẻ. Omega 3 là nguồn dinh dưỡng giúp phát triển trí não của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Nếu mẹ biết cách bổ sung Omega 3 cho trẻ hợp lý Omega 3 sẽ tác động hiệu quả đối với trẻ.

Omega 3 là các axit béo không no, gồm 3 loại chủ yếu: EPA, DHA, DPA. Trong cơ thể, EPA được xem là axit béo thiết yếu sẽ chuyển hóa thành các chất sinh học quan trọng như prostaglandin, leucotrien. Còn DHA là axit béo quan trọng trong việc tăng cường hoạt động trí não.

Là thành phần được xem như "gạch xây cho não người" vì là thành phần quan trọng nằm trong cấu trúc màng tế bào thần kinh. DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não, ảnh hưởng đến việc thúc đẩy não bộ phát triển, tăng khả năng nhận thức, hỗ trợ phát triển toàn diện cho hệ thần kinh của trẻ.

Theo nghiên cứu, DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc. DHA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn nhiều. Axit béo Omega 3 giúp cho việc hình thành các nơ-ron thần kinh, vận chuyển gluco, dưỡng chất chính giúp cho quá trình hoạt động của não.

Hướng dẫn cách dùng omega 3 (DHA) cho bé đúng chuẩn:

- Giai đoạn mang thai: Mẹ cần bổ sung đầy đủ Omega 3 DHA trong giai đoạn mang thai bằng cách uống DHA đều đặn trong thai kỳ, vì giai đoạn này trẻ bắt đầu phát triển trí não

- Trẻ sơ sinh: Được bổ sung DHA thông qua sữa mẹ, vì DHA có sẵn trong sữa mẹ, nên mẹ cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời.

- Trẻ từ 6 tháng tuổi: mẹ có thể bổ sung DHA bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu DHA hoặc mẹ lựa chọn một trong Review 10 Dầu cá Omega 3 (DHA) cho bé từ sơ sinh đến 5 tuổi tốt nhất hiện naycho bé sử dụng.

Trẻ có hấp thu Omega 3 tốt hay không phụ thuộc một phần vào việc mẹ bổ sung Omega cho bé có đúng cách, đúng chuẩn hay không. Vì thế, mẹ hãy bổ sung Omega 3 DHA cho bé đúng chuẩn để bé hấp thu tốt nhất nhé!

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Hạn chế sẹo sứt môi hở hàm ếch khi trẻ được phẫu thuật sớm

Trẻ bị dị tật sứt môi hở hàm ếch khi được phẫu thuật sớm sẽ hạn chế tối đa được việc có sẹo sau khi lành. Nhưng 80% trường hợp người trưởng thành sau phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch đều để lại những di chứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nếu không kịp thời can thiệp bằng các biện pháp xóa sẹo sứt môi tích cực.

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hầu hết chúng ta đều biết việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể khi mang thai là điều vô cùng quan trọng, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ. Việc làm này sẽ giúp cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và là hành trang vững chắc cho mẹ trong lúc “vượt cạn” đầy gian nan. Thế nhưng, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mình. Và câu hỏi “Bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì và không nên ăn gì?” vẫn được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Sản phẩm liên quan
Dầu cá Nature's Way Odourless Fish Oil 1000mg cho cả gia đình
Dầu cá Nature's Way Odourless Fish Oil 1000mg cho cả gia đình
Xuất xứ:Úc
Thương hiệu:Nature's Way
550.000₫
Healthy Care Ultimate Omega 369 - Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não bộ
Healthy Care Ultimate Omega 369 - Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não bộ
Xuất xứ:Úc
Thương hiệu:Healthy Care
510.000₫
Triple Omega 369 Vitamins For Life - Phòng ngừa bệnh về tim mạch
Triple Omega 369 Vitamins For Life - Phòng ngừa bệnh về tim mạch
Xuất xứ:Mỹ
Thương hiệu:Vitamins For Life
380.000₫
Bài viết liên quan
Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào?

Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.

Nên cho trẻ sơ sinh uống canxi tăng chiều cao loại nào, vào lúc nào?

Canxi là khoáng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Canxi là thành phần thúc đẩy sự phát triển xương và răng ở trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy bổ sung canxi cho bé như thế nào cho đúng, đủ và nên bổ sung loại nào? là vấn đề được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Để trả lời cho thắc mắc này, cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng