Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào?
Xem nhanh
- Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?
- Cho trẻ sơ sinh tắm lúc mấy giờ và tắm khi nào?
- Về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
- Nên bắt đầu tắm cho trẻ sơ sinh khi nào?
- Không nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào?
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh
- Lưu ý khi tắm cho bé
- Kết luận
Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?
Việc vệ sinh, tắm rửa cho các bé vô cùng quan trọng điều này sẽ giúp bé tránh được vi khuẩn, bụi bẩn, rôm sảy và các bệnh về da.
Tuy nhiên, thực tế trẻ sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày. Khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần là đủ đối với các trẻ mới sinh. Vì các trẻ lúc này vẫn chỉ nằm yên 1 chỗ nên cũng không cần tắm nhiều so với khi trẻ bắt đầu ăn dặm và tập bò. Tất nhiên, mẹ vần cần phải dùng nước ấm để lau người bé hàng ngày để người bé luôn sạch sẽ và thoải mái.
Còn nếu bạn muốn tắm cho trẻ mỗi ngày, hãy theo dõi xem làn da của trẻ có dấu hiệu lạ không. Những đốm đỏ lấm chấm, da khô, mụn nước, bong tróc là biểu hiện của tình trạng kích ứng quá mức. Bạn có thể sẽ cần phải giảm số lần tắm, cùng lúc nên đổi cả sữa tắm cho trẻ.
Cho trẻ sơ sinh tắm lúc mấy giờ và tắm khi nào?
Về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
Việc tắm cho trẻ không cần thiết phải cố định theo một giờ nhất định nào đó mà có thể điều chỉnh theo các yếu tố như mùa, thời tiết, sức khỏe và tình trạng của bé.
Thông thường nên tắm cho trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian từ 9h30 đến 16h30, tùy theo mùa. Vào buổi sáng, khung giờ từ 10 giờ đến 11 giờ là thời gian tốt nhất để tắm cho bé bởi đây là thời điểm thân nhiệt của bé đã ổn định. Vào buổi chiều, nền nhiệt trong ngày ổn định vào khoảng từ 15 đến 16 giờ chiều nên đây là khung giờ tắm tốt nhất cho trẻ vào buổi chiều.
Bên cạnh đó, trẻ dễ dàng rơi vào giấc ngủ sau khi được tắm như là một hình thức thư giãn, vì vậy phụ huynh có thể tắm cho bé vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ.
Nên bắt đầu tắm cho trẻ sơ sinh khi nào?
Thông thường tắm cho trẻ sơ sinh sẽ được chia làm 2 giai đoạn: Chưa rụng rốn và giai đoạn phát triển.
Giai đoạn chưa rụng rốn
Vào giai đoạn đầu của bé cấu tạo của da vẫn còn non chưa ổn định trong đó phần rốn của trẻ chưa rụng rất dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, các mẹ không nên tắm cho các bé trong khoảng từ 8 -10 ngày vì lúc này rốn của bé chưa rụng cũng có lúc trẻ đến tuần thứ 2 mới rụng.
Trong thời kỳ này thay vì tắm cho bé, các mẹ chỉ nên lấy khăn khô được giặt sạch lau từng bộ phận trên cơ thể của trẻ như: mặt, cổ, tay, chân, nách và những vùng bẹn, đùi, bộ phận sinh dục vì rất dễ bị hăm.
Nên lau người cho bé hàng ngày để bé luôn được sạch sẽ. Lưu ý, chỉ sử dụng nước ấm để vệ sinh cho trẻ (kéo dài trong 4 tuần đầu tiên để rốn của trẻ khô hẳn và cấu trúc da hình thành). Không nên sử dụng xà bông, sữa tắm đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn này vì rất dễ bị viêm da.
Giai đoạn trẻ phát triển
6 tuần sau khi sinh hoặc khi rốn của bé đã khô, mẹ có thể cho bé tắm trong chậu nước hàng ngày hoặc cách ngày để giúp trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu tránh được các vi khuẩn, các chất độc hại, thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ.
Trong những ngày chuyển mùa và trong lúc thời tiết trở lạnh mẹ chỉ cần tắm cho bé 2-3 ngày một lần để tránh việc bé bị sốc nhiệt. Vì không tắm cho bé thường xuyên nên mẹ cần lau người cho bé mỗi ngày để cơ bé luôn sạch sẽ, thoáng mát và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại tấn công.
Không nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào?
Có rất nhiều mẹ hỏi “Có nên tắm cho trẻ sơ sinh khi đang ngủ không?” bởi vì các mẹ nghĩ đây là thời điểm trẻ đang ngủ, không cựa quậy, mẹ có thể tắm sạch sẽ cho con nhưng mẹ không biết rằng khi trẻ ngủ thì thân nhiệt của trẻ cũng sẽ giảm, do vậy chúng ta không nên tắm cho trẻ khi ngủ vì nếu tắm khi này trẻ rất dễ bị cảm và ốm. Ngoài ra, mẹ cũng không nên tắm, nếu trẻ đang thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
- Không tắm khi bé đang đói.
- Không tắm cho trẻ khi trẻ vừa ăn no xong.
- Không tắm cho trẻ khi trẻ đang ốm, phát sốt hay đang cảm lạnh.
Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh
Để việc tắm cho bé trở nên dễ dàng hơn, mẹ cần thực hiện đúng theo các hướng dẫn sau:
Tư thế tắm cho bé: Ngồi thoải mái trên một chiếc ghế thấm. Bế bé trên cánh tay trai hoặc phải, đầu bé nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng nằm trên cánh tay. Phần mông của trẻ được đặt lên đùi của mẹ.
Rửa mặt: Dùng khăn mềm thấm nước ấm, vắt khô rồi nhẹ nhàng lau mặt, lau mắt, sống mũi, tai, cổ cho bé.
Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ lớn
Gội đầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt lỗ tai của trẻ để tránh nước có thể vào tai bé trong quá trình tắm gội. Dùng tay phải gội đầu cho trẻ bằng cách xoa nhẹ nhàng để lấy đi những tế bào chết có trên da bé bằng nước ấm, sau đó dùng khăn lau khô tóc bé.
Tắm toàn thân: Cởi hết quần áo, tả giấy ra khỏi người bé. Cho bé vào chậu tắm, tắm toàn thân cho trẻ bằng sữa tắm. Khi tắm các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch vùng kín, bẹn, khủy tay, khủy chân, mông, nách… (Chú ý: Vốc nước lên người bé một cách từ từ để bé quen dần rồi mới tắm).
Lưu ý khi tắm cho bé
Việc tắm cho trẻ sơ sinh không hề đơn giản, muốn tắm cho trẻ đúng cách và đảm bảo được việc an toàn cho sức khỏe bé mẹ cần lưu ý các điều sau:
- Chuẩn bị tất cả các dụng cụ tắm cần thiết và để sẵn để sau khi tắm, bạn có thể mặc đồ ngay.
- Đóng các cửa phòng để phòng trở nên ấm áp, con không bị cảm lạnh, để nhiệt độ trong phòng 35-38°C tránh bé khi tắm xong bị sốc nhiệt.
- Cho nước trong thau tắm khoảng 7cm, bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước ở mức vừa phải (khoảng 35-38°C), không nên để quá nóng vì sẽ khiến con bị bỏng.
- Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ phù hợp với làn da em bé và liều lượng ít. Dùng quá nhiều sữa tắm sẽ khiến làn da mỏng manh của con bị khô.
- Trẻ sơ sinh cũng không cần phải tắm quá thường xuyên mà chỉ khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, miễn là bạn vệ sinh tốt những khu vực như mặt, cổ, miệng, tay chân và bộ phận sinh dục hàng ngày.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ bài viết trả lời cho các câu hỏi "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" cùng với những thông tin liên quan, hy vọng qua bài viết này mẹ đã nắm chắc được nội dung cần thiết để giúp bảo vệ sức khỏe cho bé tốt nhất trong lúc tắm cho bé. Cuối cùng chúc các bé luôn khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ tốt, lớn thông minh, hoạt bát và vâng lời cha mẹ.