Có Nên Đội Mũ Che Thóp Cho Trẻ Sơ Sinh Không?
phuongchinh-logo

Có nên đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh không?

- Ngày đăng:06/05/2023
Xưa nay, các mẹ vẫn truyền tai nhau rằng việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Việc làm này sẽ giúp giữ ấm vùng thóp cho trẻ, giúp tránh “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Nhưng thực tế không phải vậy, đây là một nhận định hoàn toàn sai. Vậy thực hư của việc làm này là như thế nào và việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh có thật sự nên hay không? Câu trả lời có ngay trong bài viết bên dưới, mời các mẹ cùng tham khảo để tìm ra đáp án tốt nhất cho mình để giúp cho quá trình chăm sóc con trở nên tốt hơn.

Xem nhanh

  • Trẻ sơ sinh có nên đội mũ che thóp?
  • Nên đội mũ cho trẻ sơ sinh trong bao lâu?
  • Tác hại của việc đội mũ che thóp cho bé khi không cần thiết
  • Giữ ấm đúng cách cho trẻ sơ sinh
  • Kết luận

Trẻ sơ sinh có nên đội mũ che thóp?

Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên. Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ có chức năng bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ mẹ, nó bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Tuy nhiên, thóp không hề dễ bị tổn thương vì nó được bảo vệ vững chắc bởi các mô mỏng nằm dưới da đầu. Vì thế, ở những bé khỏe mạnh sinh đủ tháng đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể thì không cần thiết phải đội mũ che thóp khi ngủ. Trừ những trường hợp như bé mắc bệnh (bé sinh non, hoặc nhẹ cân) hay đó là khoảng thời gian mùa thu, mùa đông hoặc nhiệt độ trong nhà thấp thì mới cần đội mũ che thóp cho bé.

Đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh là không cần thiết nếu bé khỏe mạnh và đủ cân.
Đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh là không cần thiết nếu bé khỏe mạnh và đủ cân.

Trả lời báo Vietnamnet BS Nguyễn Trí Đoàn cho biết: Việc đội nón che thóp cho trẻ bắt đầu từ truyền thuyết “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Điều này cũng hoàn toàn sai, vì như chúng ta biết cảm hay cúm là do virus gây ra. Bảo vệ thóp cho trẻ là điều cần thiết, nhưng đó là việc tránh va đập mạnh ở phần đầu trẻ. Việc che thóp quá kỹ sẽ khiến bé bị chảy mồ hôi đầu – điều mà nhiều phụ huynh nghĩ rằng bé bị đổ mồ hôi trộm rồi lại cho rằng bé bị thiếu canxi. Do đó, đội nón trùm đầu không có tác dụng nhiều trong việc bảo vệ trẻ khỏi cảm cúm, thay vào đó chúng ta nên hạn chế việc hôn bé hay hắt hơi trước mặt bé để hạn chế cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể bé.

Tiến sĩ Robert M. Jacobson, Giáo sư Nhi khoa tại bệnh viện Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota cũng đưa ra lời khuyên: “Tôi khuyên các bà mẹ không nên để trẻ sơ sinh ngủ với mũ khi ở nhà, trừ khi em bé của bạn có trọng lượng và chiều dài cơ thể nhỏ hơn so với tháng tuổi hoặc bạn sinh non bé.”

Như vậy, việc đội mũ che thóp cho bé chỉ nên làm trong một số trường hợp nhất định, còn nếu bé khỏe mạnh sinh đủ tháng thì việc đội mũ che thóp là không cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý là khi nhiệt độ trong phòng phải đủ ấm.

Nên đội mũ cho trẻ sơ sinh trong bao lâu?

Khi trẻ được sinh ra, chúng thoát ra khỏi môi trường ấm áp, ẩm ướt của tử cung và dễ dàng cảm thấy lạnh do chưa quen với môi trường bên ngoài, đó là lý do tại sao y tá ngay lập tức đội mũ cho trẻ.

Chỉ đội mũ cho trẻ khi trẻ vừa chào đời và những lúc cần thiết.
Chỉ đội mũ cho trẻ khi trẻ vừa chào đời và những lúc cần thiết.

Nhưng sau khi trẻ sơ sinh rời khỏi bệnh viện, bé không cần phải đội mũ vào mọi lúc mọi nơi trừ khi đó là khoảng thời gian mùa thu hoặc mùa đông đến hoặc ngôi nhà của bạn có nhiệt độ thấp.

“Trẻ khỏe mạnh, đủ tháng không cần đội mũ khi về nhà.” Howard Reinstein – một bác sĩ nhi khoa ở Encino, California và cũng là phát ngôn viên của Viện Nhi khoa Mỹ cho biết.

Tóm lại, bại chỉ cần đội mũ cho trẻ lúc trẻ vừa lọt lòng và những trường hợp cần thiết như đã nêu. Còn nếu bé khỏe mạnh thì việc đội mũ che thóp là không cần thiết.

Tác hại của việc đội mũ che thóp cho bé khi không cần thiết

Tưởng chừng như đội mũ che thóp cho bé là một việc nên làm, giúp bé tránh được một số ảnh hưởng xấu không mong muốn. Nhưng thực chất, đội mũ khi không cần thiết có thể gây ra một số hậu quả như:

Trùm mũ lên thóp của bé sẽ khiến bé cảm thấy nóng bức, khó chịu và đổ mồ hôi đầu nhiều, từ đó bé sẽ hay ọ ọe, dễ quấy khóc đồng thời bé cũng sẽ dễ bị bệnh, bị sốt hơn.

Hội chứng SIDS (Đột tử) luôn là một mối quan tâm hàng đầu của các bác sĩ và y tá khi họ chăm sóc trẻ sơ sinh cho đến khi chúng được một tuổi. Theo tiến sĩ David Meduna – Uỷ viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (FAAP), trẻ sơ sinh không nên đội mũ khi từ bệnh viện về nhà vì chúng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS ở trẻ.

Không những vậy, đội mũ có thể làm ảnh hưởng đến sợi dây liên kết tình cảm giữa mẹ và bé.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sợi dây liên kết vô hình này được hình thành từ khi mẹ bắt đầu quá trình mang thai cho đến khi sinh bé xong. Sự liên kết này được thể hiện rõ nhất ở mùi hương, khi bé con nhà bạn mới chào đời, bạn sẽ tự cảm nhận được mùi hương đặc trưng của riêng bé, chúng rất kỳ lạ và thiêng liêng.

Thực chất, mùi hương này có một ý nghĩa sinh học đặc biệt, người mẹ và em bé mới được sinh ra đã được lập trình để nhận ra nhau dựa vào mùi trên cơ thể.

Việc đội mũ che kín đầu bé sẽ ngăn cản người mẹ tiếp xúc với mùi hương đặc biệt này và làm ảnh hưởng đến quá trình gắn kết tình cảm giữa mẹ và con.

Giữ ấm đúng cách cho trẻ sơ sinh

Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.

Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Cần giữ ấm cho bé ở những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.
Cần giữ ấm cho bé ở những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.

Mặc cho bé sơ sinh những lớp quần áo để có thể dễ dàng cởi bỏ ra mỗi khi bé nóng. Chẳng hạn, bạn nên mặc một chiếc sơmi dài tay (hoặc chiếc áo thun dài tay ở bên trong) và khoác một chiếc áo khoác bên ngoài. Khi ngủ, cho bé mặc quần áo nhẹ, thoáng. Tốt nhất là cho bé sơ sinh mặc đồ bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không quấn quá nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé.

Khi bé ốm, sốt lại càng không nên mặc quá nhiều quần áo. Khi kiểm tra xem bé có nóng quá hay không thì nên sờ vào bụng, không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.

Cho bé sơ sinh ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Những khi cần cho bé ra ngoài, bạn nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, che chắn để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ bài viết về vấn đề nên hay không nên đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã tìm ra được đáp án chính xác nhất dành cho mình trong việc đội mũ che thóp cho bé đồng thời sẽ bổ sung thêm được những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con yêu. Cuối cùng chúc mẹ và bé luôn dồi dào sức khỏe và có những khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Sản phẩm liên quan
Dimao Vitamin D3 400IU dạng xịt - Hỗ trợ tăng chiều cao ở trẻ
Dimao Vitamin D3 400 IU dạng xịt - Giúp tăng chiều cao cho trẻ
Xuất xứ:Slovenia
Thương hiệu:Valens
260.000₫
Fitobimbi Omega Junior - Giúp trẻ phát triển não bộ và thị giác
Fitobimbi Omega Junior - Giúp trẻ phát triển não bộ và thị giác
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Pharmalife Research
390.000₫
Bài viết liên quan
12 Cách trị nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè như có đờm cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè như có đờm là những triệu chứng rất phổ biến. Mỗi khi thấy con bị như vậy bố mẹ rất buồn và lo lắng không biết phải làm gì để giúp cho con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng trên của trẻ một cách hiệu quả và an toàn.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao?

Thông thường trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Chỉ khi bé bị nấc liên tục trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu kết thúc thì mới đáng lo ngại, đó có thể là sự báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Táo bón là vấn đề thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ bé cải thiện tình trạng này thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ bỉm sữa cách phát hiện và giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả, giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé từ đó bé ăn uống hấp thu tốt hơn.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần phát hiện kịp thời và nhanh chóng giúp bé thoát khỏi tình trạng này để tránh bé bị xuống cân nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng rất khó để nhận biết khi nào bé bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy là do đâu, làm cách nào để biết bé bị tiêu chảy và cách giúp bé khắc phục tình trạng này thế nào?

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt phải làm sao?

Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi ngoài sau mỗi cữ bú từ 5 – 7 lần/ngày. Trẻ đi ngoài phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh ho, thở khò khè như có đờm phải làm sao?

Ho, thở khò khè như có đờm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi con có biểu hiện này mẹ rất lo lắng, sốt ruột và muốn giúp đỡ con nhưng mẹ lại không biết con bị gì và giúp con bằng cách nào? Vậy thì, mẹ đừng phiền muộn nữa, vì bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ vấn đề trên, cùng tham khảo ngay mẹ nhé.

Nên cho trẻ sơ sinh uống vitamin d3 vào lúc nào trong ngày thì tốt nhất?

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại vitamin D cho trẻ sơ sinh, vậy loại vitamin D nào là tốt nhất và sử dụng vitamin D cho trẻ vào lúc nào thì mang lại hiệu quả cao nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên, cùng tham khảo để biết được đáp án ngay mẹ nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng