
Trong bài viết này, nhà thuốc uy tín hơn 35 năm sẽ cung cấp một số những thông tin liên quan đến thời gian trẻ khỏi hăm tã và cách chăm sóc da cho trẻ bị hăm tã, giúp bé nhanh khỏi cũng như ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Ho là một phản xạ tự nhiên để bảo vệ cơ thể để tống xuất chất tiết từ đường thở của trẻ. Ho ở trẻ sơ sinh có thể phân loại như sau: Ho cấp (< 3 tuần ), ho kéo dài (> 8 tuần); ho có đàm, ho khan; ho có nguyên nhân và ho không có nguyên nhân.
Xét về nguyên nhân ho ở trẻ thường sẽ có 2 nguyên nhân cơ bản sau:
Đường hô hấp trên bao gồm các cơ quan tai, mũi, họng, xoang, thanh quản. Các cơ quan này thường xuyên tiếp xúc với không khí và môi trường bên ngoài nên dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh, môi trường sống ẩm thấp, vệ sinh kém.
Bệnh ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường do vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh này thường gặp ở trẻ gồm viêm họng, viêm mũi,viêm amidan, viêm thanh quản, viêm tai giữa hoặc cảm cúm. Ngoài ra, những trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng là đối tượng dễ bị virus gây bệnh tấn công.
Trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đa số sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc tốt.
Cũng giống như ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cũng do virus và vi khuẩn gây ra.
Những trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Môi trường bị ô nhiễm, khói thuốc cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh. Vì thế bố mẹ cần giúp bé tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để giúp bé tránh gặp phải tình trạng trên.
>> Tham khảo thêm top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay.
Các bệnh lý về nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm: như viêm phế quản, viêm phổi...
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới có thể sẽ bị suy hô hấp nặng và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng, chính vì vậy cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Hiện nay, rất nhiều ông bố bà mẹ nuôi con khi thấy con có các dấu hiệu như ho hay một số bệnh thông thường nào đó liền lập tức đi mua thuốc kháng sinh về điều trị cho con ngay. Theo các bác sĩ đây là việc làm rất nguy hiểm bởi vì thuốc kháng sinh không thể tự tiện sử dụng, nó có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Thay vì dùng thuốc kháng sinh bố mẹ có thể giúp giảm ho cho trẻ bằng các cách sau:
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể trị ho cho trẻ một cách hiệu quả và an toàn bằng các bài thuốc dân gian với những nguyên liệu quen thuộc, ít tốn kém.
Sau đây là một số bài thuốc dân gian giúp trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ có thể tham khảo để tìm ra cách trị ho đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả cho bé yêu nhà mình.
Theo Đông Y, lá hẹ có tính âm, vị cay hơi chua. Nó có tác dụng ôn trung hành khí, cầm máu, tiêu đờm, bổ dương, tán huyệt, giải độc, bổ gan thận, thích hợp để chữa ho. Khi kết hợp lá hẹ với một sô nguyên liệu khác như: đường phèn, gừng, hoa đu đủ đực,.. sẽ cho ra một bài thuốc hỗ trợ trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Đường phèn chứa nhiều chất với tác dụng cắt cơn ho làm sạch miệng. Bên cạnh đó, đường phèn còn giúp làm giảm các cơn đau họng. Do đó, có thể nói lá hẹ và đường phèn là một sự kết hợp tuyệt vời trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh.
Cách làm rất đơn giản:
Cách dùng:
Chắt lấy nước, loại bỏ phần bã rồi cho bé uống. Cho bé uống từ 2-3 thìa cà phê/lần và 2-3 lần/ngày.
Trong hạt chanh có chứa các chất kháng sinh có tác dụng chống khuẩn, diệt virus, tăng khả năng miễn dịch,… Ngoài ra, hạt chanh còn là phương thức hữu hiệu giúp chữa đau họng, khản giọng và mất tiếng.
Hoa đu đực có chứa các thành phần hữu ích như: Vitamin B1, C, A các chất tanin, đạm, canxi hay axit gallic…Các chất này giúp cho kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Bên cạnh đó nó còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp đối với trẻ.
Vì thế, khi kết hợp hoa đu đủ đực với một số nguyên liệu khác sẽ giúp chữa nhiều các triệu chứng ho như ho có đờm, kho khan, ho do viêm họng hay viêm phế quản,...
Cách làm:
Cách dùng:
Chắt lấy nước, loại bỏ bã rồi cho bé uống. Uống 2-3 lần/ngày để loại bỏ triệu chứng ho có đờm ở trẻ.
Gừng có vị cay, tính ấm đi vào 3 kinh là phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày) có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông mạch, chống nôn ói... Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh...Vì thế, kết hợp gừng và lá hẹ cũng là một phương để chữa ho cho trẻ hữu hiệu.
Cách làm:
Cách dùng:
Sau khi đã hấp xong thì chắt lấy nước cho trẻ uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần từ 2-3 thìa cà phê.
Một trong những bài thuốc giảm ho, tiêu đờm hiệu quả chính là sử dụng hạt chanh.
Cách thực hiện: Lấy hạt chanh rồi đem giã nhuyễn ra. Sau đó thêm vào một chút nước lọc và đường phèn để hấp cách thủy. Sau khi hấp khoảng 20 phút thì lấy ra và để nguôi.
Cách dùng: Mỗi ngày cho bé uống 4 - 6 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê.
Có thể mẹ chưa biết, rau diếp cá có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên có thế giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, giúp tan đờm và làm giảm khó chịu ở cổ họng. Diếp cá không chỉ an toàn sử dụng cho người lớn mà còn hỗ trợ trị ho hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Rau diếp cá và nước vo gạo là vị thuốc quý, lành tính có tác dụng hỗ trợ trị ho hiệu quả. Tuy nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không hợp tác với mẹ. Một chiêu nhỏ sẽ giúp các mẹ làm giảm vị tanh của rau diếp chính là đun sôi thì vị tanh kia sẽ mất và rất dễ uống.
Cách thực hiện:
Cách dùng: Lọc lấy nước cho bé uống. Cho bé uống khoảng 2-3 lần/ngày. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để phát huy tác dụng tốt. Lưu ý là khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà.
Cách này cũng giúp trẻ giảm ho hiệu quả cho trẻ và rất dễ thực hiện.
Lấy rau diếp cá đem rửa sạch và giã nhỏ, cho thêm một chút muối, rồi lọc lấy nước cho bé sử dụng. Thực hiện phương pháp này khoảng 2-3 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trong trường hơp trẻ bị ho kèm theo sốt, mẹ cũng có thế lấy 30g rau diếp cá đem rửa sạch và giã nát, sau đó thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống. Tiếp theo lấy bã rau diếp cá đắp vào vùng thái dương của trẻ, giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chữa họ cực tốt. Tuy nhiên, vì vị hơi hăng, cay nồng nên rất khó để cho các bé sử dụng. Do đó bạn cần sử dụng tỏi cùng với đường phèn, vị ngọt của đường sẽ khiến bé yêu thích, dễ dàng dùng thuốc hơn.
Cách thực hiện:
Cách sử dụng:
Cho bé uống 1 thìa cà phê/lần, dùng 3 lần/ngày. Hiệu quả nhận thấy rõ ràng sau vài lần sử dụng.
Theo y học hiện đại, nghệ vàng chứa khoảng 0,3% chất curcumin, 25% cacbua terpenic, 5% tinh dầu,… Chính thành phần curcumin trong nghệ giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và trị ho hiệu quả.
Cách thực hiện:
Cách sử dụng:
Cho bé uống ½ thìa/lần tùy vào từng độ tuổi của bé. Nên cho trẻ uống 3 lần/ngày đến khi nào khỏi bệnh.
Lá xương sông có tác dụng trị viêm họng, ho do cảm lạnh, ho có đờm, khản tiếng do viêm thanh quản.
Để thực hiện phương pháp trị ho này cho bé, mẹ lấy 2-3 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát một thìa nhỏ mật ong (không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi) hoặc 1 ít đường phèn.
Cách dùng: Cho trẻ uống trong ngày, uống 2 lần/ngày, uống liên tục trong khoảng 5 ngày.
Củ cải trắng có vị thanh mát, hạt của củ cải có tính bình, vị ngọt, có tác dụng khắc phục các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như trướng bụng, đầy bụng, không tiêu. Đặc biệt, dùng loại củ này chữa ho đờm, khàn tiếng là cách mang lại hiệu quả cực kỳ tốt.
Cách thực hiện: Xay nhuyễn củ cải trắng và gừng bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong, đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút rồi để nguội.
Cách dùng: Cho bé uống 2-3 thìa cà phê/lần, uống 3 lần/ngày.
Mẹ cắt khoảng 4-5 lát củ cải trắng cho vào một nồi nhỏ, thêm 1 bát nước, đun sôi sau đó đun lửa liu riu khoảng 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn ấm giúp điều trị ho, khô mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm.
Chanh đào rất có ích trong việc điều trị tình trạng ho khan, ho có đờm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ có thể hấp cách thủy đường phèn và chanh đào để cho trẻ uống. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng mật ong.
Cách thực hiện:
Cắt lát mỏng chanh đào và cho vào bát, thêm một ít đường phèn và đem hấp cách thủy từ 15 - 20 phút.
Cách dùng:
Cho bé uống 1 thìa cà phê/lần, uống 3 lần/ngày để mang lại hiêu quả tốt nhất.
Hoa hồng bạch có tính ấm, vị ngọt, giàu Carotene, vitamin B, vitamin K, vitamin C, canxi, kali, tinh dầu, đường. Nó có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu sưng, hạ huyết áp, điều kinh thường được sử dụng để chữa ho, chữa nhiệt miệng, táo bón,…
Khi trẻ dưới 1 tuổi húng hắng ho, cha mẹ có thể tự làm bác sĩ cho con bằng cách:
Cách dùng:
Dùng khi còn ấm, uống 1 thìa/ lần và 3-4 lần/ngày.
Trong quất có chứa nhiều chất pectin, tinh dầu, đường và vitamin có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho cho bé.
Để thực hiện phương pháp này mẹ làm như sau: Lấy 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt, mang trộn với mật ong (dùng cho bé trên 1 tuổi) hoặc đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 30 phút đến khi quất chín.
Cách dùng:
Mẹ dùng thìa dằm vỏ, bỏ hạt rồi để nguội cho bé uống nhiều lần trong ngày.
Theo Y học cổ truyền, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính hơi mát, lành không độc, giúp tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Cải cúc cũng giúp tán phong nhiệt, chữa ho lâu ngày, tiêu đờm, viêm họng, viêm phế quản.
Cách thực hiện:
Cách dùng:
Chắt lấy nước cho bé uống, nên cho bé uống từ 3-5 ngày.
Húng chanh có vị cay, tính ấm, có chứa tinh dầu có tác dụng trừ đờm, tiêu đờm rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
Mẹ chọn khoảng 15-16 lá húng chanh, đem rửa sạch, sau đó cho cùng 4-5 quả quất xanh vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Sau đó cho tất cả vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy 20 phút.
Cách dùng:
Trên đây là một số phương pháp trị ho tại nhà đơn giản, hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp được. Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp khác nhưng nguyên liệu khó kiếm hơn nên chúng tôi đã loại bỏ những cách đó đi. Hy vọng, những phương pháp này sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị ho cho bé.
Trong trường hợp, nếu bé nhà bạn bị ho, kèm theo đó là thở khò khè như có đờm bạn có thể tham khảo bài viết "Trẻ sơ sinh ho, thở khò khè như có đờm phải làm sao?" để tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho mình.
Sau khi đã áp dụng biện pháp trên mà tình trạng ho của trẻ vẫn không thuyên giảm mà còn kèm theo những biểu hiện khác cụ thể như:
Lúc này cần đưa bé gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để khám và điều trị kịp thời.
Trong lúc trẻ bị ho để tránh tình trạng ho kéo dài, khiến sức khỏe trẻ ngày một kém đi bố mẹ cần lưu ý:
Tóm lại, trẻ bị ho là tình trạng thường xuyên xảy ra, nhất là khi thời tiết giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột. Khi trẻ bị ho ba mẹ có thể thể áp dụng các phương pháp như chúng tôi đã hướng dẫn trên cho bé rồi quan sát tình hình của bé. Trong trường hợp bé không giảm ho và còn kèm theo các biểu hiện lạ bạn phải nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Đây chỉ là bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc khám và chữa trị y khoa.
Trong bài viết này, nhà thuốc uy tín hơn 35 năm sẽ cung cấp một số những thông tin liên quan đến thời gian trẻ khỏi hăm tã và cách chăm sóc da cho trẻ bị hăm tã, giúp bé nhanh khỏi cũng như ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Táo bón là vấn đề thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ bé cải thiện tình trạng này thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ bỉm sữa cách phát hiện và giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả, giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé từ đó bé ăn uống hấp thu tốt hơn.
Mang thai lần đầu thường xen lẫn hạnh phúc nhưng cũng không ít bối rối và lo lắng trong quá trình mang thai. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cả 2 mẹ con, mẹ hãy ghi nhớ những kinh nghiệm mang thai lần đầu.
Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi ngoài sau mỗi cữ bú từ 5 – 7 lần/ngày. Trẻ đi ngoài phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.