Nguyên Nhân Trẻ Chậm Phát Triển Chiều Cao
phuongchinh-logo

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

- Ngày đăng:13/02/2023
Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

Xem nhanh

  • Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao
    • 1. Do dinh dưỡng kém
    • 2. Do gen di truyền
    • 3. Chậm tăng trưởng do thể tạng, còn gọi là chậm dậy thì
    • 4. Chậm tăng trưởng từ trong bào thai 
    • 5. Một số nguyên nhân khác
  • Cách tăng chiều cao cho trẻ thấp còi
    • 1. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ
    • 2. Tập cho trẻ những thói quen sống, sinh hoạt khoa học
    • 3. Tạo cho trẻ môi trường sống tốt nhất

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

1. Do dinh dưỡng kém

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ. Những trẻ suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

Hormone tăng trưởng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ và quyết định về chiều cao. Chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng, trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước tuổi dậy thì mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu. Tỷ lệ thiếu hormone tăng trưởng ước tính chiếm khoảng 1/4.000 đến 1/10.000 bé.

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Cân đối lại chế độ dinh dưỡng sẽ cải thiện chiều cao cho trẻ.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi theo chuẩn Viện dinh dưỡng

2. Do gen di truyền

Con cái là sự phản ánh của bố mẹ. Bố mẹ thấp thường con cũng có chiều cao dưới trung bình và ngược lại. 20% yếu tố di truyền từ cha mẹ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ.

3. Chậm tăng trưởng do thể tạng, còn gọi là chậm dậy thì

Trẻ chậm tăng trưởng vào giai đoạn trước dậy thì thường thấp hơn các bạn cùng lớp. Tuy nhiên trẻ sẽ đạt được chiều cao bình thường khi trẻ kết thúc giai đoạn dậy thì.

4. Chậm tăng trưởng từ trong bào thai 

Trong giai đoạn thai kỳ, người mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi để mẹ khỏe, thai nhi có đẩy đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Vì ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển trí tuệ và thể chất, bao gồm cả chiều cao.

Chính vì vậy, giai đoạn này mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình nhé, không phải chỉ ăn cho bản thân mình mà còn cả bé nữa.

cham-tang-truong-tu-trong-bao-thai
Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện

5. Một số nguyên nhân khác

Trẻ chậm phát triển chiều cao do mắc phải một trong những hội chứng dưới đây:

- Hội chứng Turner: Tình trạng này gặp ở trẻ gái có bất thường nhiễm sắc thể X.

- Hội chứng Down: rẻ bị hội chứng Down dẫn đến chậm phát triển.

- Thuốc: Trẻ thấp còi có thể là hậu quả của việc sử dụng thuốc khi người mẹ đang mang thai.

- Bệnh mạn tính: Trẻ mắc một số bệnh mạn tính tại thận, tim, hệ tiêu hóa hoặc bệnh phổi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

- Thiếu máu: Một số bệnh thiếu máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, gây chậm phát triển.

Cách tăng chiều cao cho trẻ thấp còi

1. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ

Như các mẹ cũng biết, ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng là yếu tố tác động nhiều nhất đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Vì thế, để tăng chiều cao cho trẻ mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày.

Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, tinh bột, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Các nhóm thực phẩm này cần được đưa vào các bữa ăn một cách phù hợp, cân bằng, có sự đa dạng, phong phú, không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều hay quá ít, gây mất cân bằng dinh dưỡng.

2. Tập cho trẻ những thói quen sống, sinh hoạt khoa học

Thói quen sinh hoạt tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất và chiều cao của trẻ.

Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của trẻ, để xương phát triển khỏe mạnh, đạt chiều dài tối đa, trẻ nên siêng năng tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, sụn xương, từ đó làm giảm chiều cao của trẻ.

Tập cho trẻ những thói quen sống khoa học
Đá bóng giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng tự nhiên

Một thói quen đơn giản giúp tăng chiều cao tự nhiên cho trẻ thấp còi là hãy bắt đầu mỗi ngày với thói quen ăn sáng lành mạnh.

Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn mẹ cần cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, với những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng.

Ngoài ra mẹ nên tạo cho trẻ thói quen dậy sớm và dành 30-40 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục hoặc chơi một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao: bơi, bóng rổ, đu xà...

Và một giấc ngủ ngon và sâu giấc cũng ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể trẻ tiết ra hormone tăng trưởng cao nhất.

3. Tạo cho trẻ môi trường sống tốt nhất

Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển trí tuệ và thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi hơn khi sống trong điều kiện kinh tế – xã hội kém phát triển, môi trường sống ô nhiễm nặng nề, khói bụi nhiều, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng kém.

Ngoài ra, để giúp tăng chiều cao cho trẻ, các mẹ vẫn nên cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi giúp trẻ sở hữu chiều cao tối đa.

Để trẻ sở hữu chiều cao tối đa các bác sĩ khuyên phụ huynh nên chú ý theo dõi sát quá trình phát triển chiều cao của con trẻ. Khi thấy có bất thường, nên đưa bé đến bệnh viện khám ngay. Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ có thể tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp để cải thiện chiều cao cho trẻ.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Đặt tên ở nhà cho bé trai & gái hay, độc lạ, dễ nuôi

Xu hướng đặt tên ở nhà cho bé trai và bé gái đang ngày một phổ biến. Tưởng chừng như đơn giản nhưng việc này lại khiến cho nhiều cha mẹ phải đau đầu vì không biết làm thế nào để đặt tên cho con "chất - độc - lạ" nhưng vẫn ngô nghĩnh, đáng yêu, dễ gọi và dễ nuôi. Dưới đây danh sách tên gọi ấn tượng được Nhà thuốc Phương Chính tổng hợp được, mời cha mẹ cùng tham khảo.

Sản phẩm liên quan
Dimao Vitamin D3 400IU dạng xịt - Hỗ trợ tăng chiều cao ở trẻ
Dimao Vitamin D3 400 IU dạng xịt - Giúp tăng chiều cao cho trẻ
Xuất xứ:Slovenia
Thương hiệu:Valens
260.000₫
Green Calcium Olympian Labs - Bổ sung canxi hữu cơ mát từ thực vật
Green Calcium Olympian Labs - Bổ sung canxi hữu cơ mát từ thực vật
Xuất xứ:Mỹ
Thương hiệu:Olympian Labs
510.000₫
Fitobimbi D3 K2 - Giúp trẻ tăng chiều cao, phòng chống còi xương
Fitobimbi D3 K2 - Giúp trẻ tăng chiều cao, phòng chống còi xương
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Pharmalife Research
290.000₫
Bài viết liên quan
Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào?

Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.

Nên cho trẻ sơ sinh uống canxi tăng chiều cao loại nào, vào lúc nào?

Canxi là khoáng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Canxi là thành phần thúc đẩy sự phát triển xương và răng ở trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy bổ sung canxi cho bé như thế nào cho đúng, đủ và nên bổ sung loại nào? là vấn đề được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Để trả lời cho thắc mắc này, cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng