Sinh con đã khó, nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh còn khó hơn. Đặc biệt trong những năm tháng đầu đời việc chăm sóc trẻ luôn là nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Thời gian này là khoảng thời gian trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Xem nhanh
Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 1 tuổi
Chế độ dinh dưỡng tốt cho bé 1 tuổi
Thực đơn cho bé 1 tuổi cho 1 tuần đầy hương vị
Lưu ý quan trọng cần nhớ về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Trẻ phát triển khỏe mạnh phụ thuộc vào nền dinh dưỡng được cung cấp trong giai đoạn nhạy cảm từ 1 – 2 tuổi. Ở giai đoạn này, các mẹ thường lo lắng không biết đã cung cấp đủ dưỡng chất cho con hay đã bị dư thừa dưỡng chất nào, trong bài này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi chóng lớn.
Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 1 tuổi
Từ sau sinh tới khi bé tròn 1 tuổi là thời điểm chiều cao và cân nặng thay đổi nhiều nhất.
- Về bé trai: Giai đoạn này bé nặng khoảng 9.6 kg, cao xấp xỉ 75 cm, mọc khoảng 6 – 8 chiếc răng sữa nhỏ. Bé có thể tự đứng, tập đi vài bước nhỏ, nhiều bé cứng cáp hơn tầm này đã có thể vịn và bước đi.
- Về bé gái: Bé gái sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với bé trai. Bé gái nặng khoảng 8.9 kg và cao khoảng 74 cm. Bé cũng vận động và có tâm sinh lý tương tự như bé trai.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho bé 1 tuổi
Theo bác sĩ tư vấn, trẻ 1 tuổi vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ, nên mẹ cần cân đối giữa việc cho con bú và các bữa ăn chính của con. Một ngày bé cần bổ sung 3 bữa chính, xen kẽ vào 3-4 cữ bú mẹ. Giai đoạn này ngoài cháo và bột mẹ có thể tập cho bé ăn các thức ăn mềm: bún, phở, nui, mì...
- 3 bữa cháo/ngày cho trẻ mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:
+ 2 – 3 muỗng canh có chất đạm được băm nhuyễn (thịt, tôm, trứng, cá)
Sữa mẹ, sữa tươi là các chế phẩm từ sữa như phô mai rất quan trọng cho sự phát triển đối với trẻ 1 tuổi. Nên mẹ chú ý bổ sung thêm vào bữa ăn cho bé để con được bổ sung đầy đủ chất.
Đa dạng nguồn thực phẩm để bé thích thú trong bữa ăn hơn, tránh cảm giác nhàm chán, lười ăn.
Thực đơn cho bé 1 tuổi cho 1 tuần đầy hương vị
Chuẩn bị thực đơn cho bé 1 tuổi không chỉ giúp mẹ dễ dàng sắp xếp chế độ ăn của bé, giúp con làm quen với nhiều loại thực phẩm và hương vị khác nhau mà còn đảm bảo bé yêu có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Những món ngon dưới đây sẽ là ứng cử viên sáng giá để mẹ bổ sung vào bộ sưu tập thực đơn cho bé cưng đấy
Lên sẵn thực đơn cho bé 1 tuổi mẹ không còn phải lo lắng cho bé ăn gì để trí thông minh nhanh phát triển nữa. Dưới đây là thực đơn cho bé 1 tuần đầy hương vị, mẹ có thể lưu lại và chế biến cho bé.
Khi đã lên thực đơn sẵn rồi mẹ không còn mỗi ngày lo lắng xem bữa nay bé ăn gì nữa. Mẹ vừa khỏe, bé vừa được bổ đa dạng món.
Lưu ý quan trọng cần nhớ về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Bước sang tuổi thứ 2, các mẹ sẽ bắt đầu lo lắng về vấn đề chiều cao, cân nặng của bé. Thời điểm này hầu như các bé rất ít tăng cân, dễ bị "chậm lớn". Bố mẹ cần theo dõi bé, nếu bé có biểu hiện chậm nói, chậm biết đi, nhận thức kém mẹ nên cho bé đi khám để biết tình trạng của bé.
Tuy chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi là một trong những điều cần quan tâm nhất khi chăm sóc bé 1 tuổi, không nên gây quá nhiều áp lực cho bé hay bản thân.
Để trẻ 1 tuổi có một chế độ dinh dưỡng khoa học ngoài việc mẹ chuẩn bị đầy đủ cho con các món ăn đủ chất thì việc bé ăn như nào rất quan trọng. Mẹ có nấu những bữa ăn ngon đến mấy, đẹp mắt đến mấy nhưng con không có hứng thú thì cũng không có tác dụng gì. Mẹ nên để bé ăn uống theo sở thích, không ép đặt bé. Nếu bé biếng ăn, chậm tăng cân mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết bé có đang bị thiếu vitamin tổng hợp nào không để có biện pháp khắc phục tình trạng của bé.
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Khi mới có thai, nhiều chị em phụ nữ sẽ bắt đầu cảm thấy băn khoăn có nên ăn cái này không hoặc có nên uống cái kia không. "Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không?" cũng là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng nhà thuốc uy tín 35 năm tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới đây.
Thời gian gần đây đã có không ít các trường hợp trẻ gặp sự cố khi ăn thạch rau câu? Vậy để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ bố mẹ có nên tiếp tục cho trẻ ăn thạch rau câu hay là nghiêm cấm trẻ ăn thạch? Sau những trường hợp đó để đảm bảo đến "tính mạng" của trẻ cùng xem các bác sĩ khuyên phụ huynh điều gì?
Giai đoạn mang thai rất quan trọng, vì ngay từ khi trong bụng mẹ trẻ đã có thể mắc những dị tật bẩm sinh do nhiều nguyên nhân. Các dị tật vô cùng đa dạng, không phải dị tật nào cũng nhìn thấy được, có những dị tật chức năng lớn lên mới thấy rõ: điếc bẩm sinh, tự kỉ...
DHA là thành phần không thể thiếu đối với một đứa trẻ, bởi chúng rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác của trẻ. DHA cần thiết cho quá trình Myelin hóa tế bào thần kinh, tác động đến màng sináp - bộ phận điều khiển sự phóng thích và tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh, giúp sự truyền tín hiệu giữa các tế bào não hiệu quả hơn.
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt là tiền đề cho cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công khiến bé dễ bị ốm vặt hơn. Vì thế, ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn thì việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy mẹ đã biết loại sản phẩm tăng sức đề kháng nào là tốt nhất cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo Top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay được Nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Hiện nay, tình trạng bé bị biếng ăn dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và hay bị ốm vặt diễn ra rất phổ biến. Với hy vọng con yêu ăn ngoan và ăn nhiều để tránh trình trạng trên, các bậc phụ huynh thường tìm mọi cách để dỗ bé ăn, chẳng hạn như vừa ăn vừa xem tivi, bế đi rông hay thậm chí là quát mắng… chỉ cần bé ăn thì cách nào cũng thử. Tuy nhiên, đó là những phương pháp không những không khắc phục được tình trạng biếng ăn, mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của bé, khiến bé càng ngày càng biếng ăn hơn.
Trong cơ thể người Vitamin chiếm vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì nếu thiếu Vitamin trẻ có thể sẽ phát triển chậm, sức đề kháng yếu, hay ốm vặt, thậm chí mắc một số bệnh không mong muốn. Do đó, để giúp cơ thể bé luôn khỏe mạnh phụ huynh cần phải bổ sung Vitamin đầy đủ cho con của mình.
Trẻ sơ sinh rất dễ bị ho nhất là những ngày thời tiết thay đổi bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Thường những cơn ho này kéo dài rất lâu có thể là một tuần, hai tuần hay thậm chí cả tháng khiến bố mẹ sốt ruột và lo lắng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Điểm danh 7 thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ. Bố mẹ tham khảo và nhớ bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình mình.
Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầm đìa khi bú mẹ là hiện tượng rất nhiều người mẹ lo lắng, vì không biết, con đổ mồ hôi nhiều như thế có bị sao không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không? Có làm con khó chịu không? Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp những thắc mắc, những lo âu đó của các mẹ. Các mẹ cùng theo dõi nhé.
Trẻ em rất dễ bị thiếu sắt nhưng bố mẹ lại rất khó nhận biết vì nó không có triệu chứng nào. Nếu bố mẹ theo dõi sẽ thấy trẻ bị thiếu sắt sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém hoạt bát, đặc biệt da xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu sắt mẹ cần ngay lập tức bổ sung sắt cho con vì khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Có thể mẹ chưa biết, kẽm là vi chất thiết yếu đối việc duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm trẻ có thể gặp rất nhiều rắc rối như: biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thần kinh,… và còn rất nhiều vấn đề khác. Vậy rốt cuộc kẽm có tác dụng gì, tại sao nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhiều như thế? Nên bổ sung kẽm cho trẻ khi nào để tránh được những tình trạng trên? Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.