Tổng hợp kinh nghiệm cho các mẹ mang thai lần đầu
Xem nhanh
- 1. Dấu hiệu mang thai
- 2. Ăn uống không phải là chuyện nhỏ
- 3. Những buổi khám thai quan trọng
- 4. Đối phó với ốm nghén
- Kinh nghiệm khi nôn ói
1. Dấu hiệu mang thai
Phát hiện mình có thai là điều cực kỳ quan trọng, bởi khi biết mình có thai rồi các bà mẹ sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân mình. Dưới đây là những dấu hiệu mang thai các mẹ có thể tham khảo:
- Ngực mềm, đau và lớn hơn, núm vú đổi màu sẫm hơn.
- Chảy máu nhẹ như ngày đầu có kinh, dịch âm đạo nhiều hơn.
- Nhạy cảm với mùi.
- Thân nhiệt tăng, dễ mệt mỏi.
- Đi tiểu thường xuyên hơn.
- Khó thở và hụt hơi.
- Buồn nôn, đau đầu.
- Cảm xúc thay đổi thất thường.
2. Ăn uống không phải là chuyện nhỏ
Dinh dưỡng thai kỳ rất quan trọng, vì chế độ dinh dưỡng thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong giai đoạn mang thai bà bầu nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin tổng hợp cho bà bầu.
Giai đoạn đầu mẹ nên bổ sung axit folic, DHA và vitamin B12 để chống dị tật ống não cho bé. Giai đoạn 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nhu cầu dinh dưỡng sẽ xoay quanh các thực phẩm giàu canxi và sắt. Thực phẩm giàu chất béo rất quan trọng trong thai kỳ, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào não, giúp thai nhi phát triển trí thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Trong 3 tháng đầu, các chị em sẽ đối mặt với những cơn ốm nghén hành hạ. Để khắc phục tình trạng này, các chị em nên áp dụng phương pháp sau:
- Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
- Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…
- Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
- Nên ăn các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
Việc ăn uống trong thời gian thai kì cần được mẹ bầu đặc biệt lưu tâm, bởi chỉ một chút bất cẩn thôi, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi là rất cao. Mẹ bầu đừng nghĩ rằng, chế độ dinh dưỡng khi mang thai phong phú, đa dạng nghĩa là ăn gì cũng được, ăn càng nhiều càng tốt. Có một số thực phẩm tuy bổ dưỡng nhưng lại hoàn toàn đối cấm kị đối với phụ nữ mang thai. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo trước danh sách những thực phẩm cần kiêng trong thời gian bầu bí để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con nhé.
Rượu, chất kích thích, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, sữa tươi, phô mai chưa tiệt trùng vì chúng có chứa vi khuẩn Listeria không tốt cho thai nhi, mẹ nên chú ý hạn chế sử dụng. Thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp là những thực phẩm mẹ bầu cũng nên tránh xa vì chúng chứa nhiều natri không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng được khuyến cáo là không nên ăn các thực phẩm tái sống, thực phẩm dọa sảy thai như rau răm, mướp đắng, đu đủ xanh… thực phẩm chứa nhiều phụ gia cùng các chất đường béo.
>>> Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?
3. Những buổi khám thai quan trọng
Từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi con yêu chào đời, trung bình mỗi tháng mẹ bầu sẽ có lịch gặp bác sĩ ít nhất 1 lần. Các buổi khám thai định kì là cơ hội để mẹ biết được sự phát triển của thai nhi cũng như tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Đặc biệt, có 3 buổi khám thai quan trọng, dù mẹ bận mấy cũng không được bỏ lỡ nhé.
- Khám thai trong giai đoạn tuần 11 – 14: bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm đo độ mờ da gáy trong thời điểm này. Đây là xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện nguy cơ xuất hiện những bất thường nhiễm sắc thể.
- Khám thai trong giai đoạn tuần 21 – 24: xét nghiệm trong giai đoạn này sẽ giúp phát hiện những dị tât thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, vấn đề nội tạng bất thường.
- Khám thai trong giai đoạn tuần 30 – 32: sẽ phát hiện những bất thường ở động mạch, tim và não của thai nhi.
4. Đối phó với ốm nghén
Lần đầu mang thai, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng ốm nghén, tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì có tới hơn 50% bà bầu bị nghén và đây là hiện tượng phổ biến hết sức bình thường. Biểu hiện của ốm nghén bao gồm các hiện tượng như buồn nôn và nôn sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kì và sẽ được giảm hoặc biến mất ở tháng thứ 4.
Bạn không cần quá lo lắng nếu không ăn uống được nhiều. Hãy nhớ rằng bạn không cần tăng cân trong giai đoạn đầu của thai kì, chỉ cần bổ sung đủ nước và ăn ngay khi nào cảm thấy muốn ăn.
Kinh nghiệm khi nôn ói
- Nên thử dùng những loại thức ăn khác nhau
- Dùng bữa nhỏ, thức ăn khô gồm tinh bột dễ tiêu hóa (bánh mì, bánh cracker)
- Uống nước giữa 2 bữa ăn
- Tránh sử dụng những đồ ăn nhiều mỡ, cay, có mùi nồng
- Phòng ở thông thoáng tránh mùi thức ăn
- Không nhịn ăn, bỏ bữa
Trước khi bắt đầu một thai kỳ, chị em nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để đảm bảo sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.