Bà Bầu Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?
phuongchinh-logo

Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

- Ngày đăng:07/05/2023
Việc bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong giai đoạn mang thai rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ chia sẻ với các mẹ về vấn đề bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì để mẹ khỏe, con đạt cân chuẩn trong suốt thai kỳ.

Xem nhanh

  • Bà bầu nên ăn gì?
    • 1. Thực phẩm giàu Acid folic
    • 2. Thực phẩm giàu Sắt
    • 3. Thực phẩm chứa canxi
    • Canxi
    • 4. Thực phẩm giàu protein
    • 5. Rau xanh và trái cây
    • 6. Vitamin và khoáng chất
  • Bà bầu không nên ăn gì?
    • 1. Rau ngót
    • 2. Các loại cá chứa thủy ngân
    • 3. Các loại quả
    • 4. Rau răm
    • 5. Khoai tây mọc mầm có vỏ xanh
    • 6. Cafe
    • 7. Rượu và bia

Bà bầu nên ăn gì?

Chắc mẹ cũng biết, dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai rất quan trọng, vì nếu mẹ không bổ sung đầy đủ những dưỡng chất quan trọng thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh không mong muốn. Để đảm bảo trong giai đoạn mang thai mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện mẹ cần bổ sung những dưỡng chất quan trọng dưới đây:

1. Thực phẩm giàu Acid folic

Acid folic có vai trò ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu mang thai. Trong quá trình mang thai mẹ nên bổ sung ít nhất 400mg folate trong thực đơn mỗi ngày.

Mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm giàu Acid folic vào thực đơn hàng ngày của mình: gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…

Bà bầu nên ăn thực phẩm giàu acid folic
Bà bầu nên ăn thực phẩm giàu Acid folic để ngăn dị tật thai nhi.

2. Thực phẩm giàu Sắt

Sắt giúp cơ thể sản sinh thêm lượng hồng cầu cho cơ thể, trong giai đoạn mang thai, mẹ bổ sung đủ sắt sẽ giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Một số thực phẩm giàu sắt: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…

3. Thực phẩm chứa canxi

Canxi

Thành phần canxi rất cần thiết cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Ngoài ra còn giúp mẹ giảm tình trạng đau nhức xương. Ngoài sử dụng sản phẩm canxi mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu canxi: tôm, cua, hải sản, sữa cùng các chế phẩm từ sữa…

4. Thực phẩm giàu protein

Mỗi ngày thai nhi sẽ cần 70g protein trong chế độ dinh dưỡng của mẹ để phát triển khỏe mạnh. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ Protein trong giai đoạn mang thai cũng rất quan trọng.

Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch… là những thực phẩm giàu protein, mẹ có thể tham khảo và bổ sung mỗi ngày.

5. Rau xanh và trái cây

Một số loại rau xanh và trái cây giàu vitamin mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho…

Bà bầu nên ăn trái cây và rau củ.
Trái cây và rau củ giàu vitamin, chất xơ tốt cho bà bầu.

6. Vitamin và khoáng chất

Không chỉ cung cấp dưỡng chất cho mẹ mà vitamin và khoáng chất còn loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, sạm da, rạn da…, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ trong quá trình mang thai.

Bổ sung vitamin tổng hợp là điều cần thiết mẹ cần bổ sung. Nếu mẹ chưa tìm được loại vitamin nào bổ sung trong giai đoạn mang thai để mẹ đủ chất, thai nhi phát triển đạt chuẩn thì mẹ có thể tham khảo sản phẩm F1 Care Complex của hãng Olympian Labs.

F1 Care Complex cung cấp 23 loại vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi, đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa dị tật thai nhi, giúp thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh, tăng cường trí não, giảm các triệu chứng nghén của thai kỳ như nôn mửa, kém ăn, cao huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật ở các bà mẹ và nguy cơ sinh non ở trẻ.

Đặc biệt, F1 Care còn hỗ trợ mẹ bầu ngăn ngừa Gout và tiểu đường thai kỳ rất tốt. Mẹ có thể tham khảo và sử dụng trong giai đoạn mang thai

Trên đây là những vitamin và khoáng chất quan trọng mẹ cần bổ sung trong giai đoạn mang thai, vậy còn những thực phẩm mẹ không nên bổ sung là gì? Mẹ theo dõi nội dung phía dưới để biết câu trả lời nhé.

Bà bầu không nên ăn gì?

1. Rau ngót

Trong rau ngót có chứa chất patamin, loại chất này có tác dụng làm giảm cơ trên của mạch máu, để giảm huyết áp cao, bởi thế nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ gây ra co thắt tử cung rất nguy hiểm, mẹ bầu cần tránh nhé.

Bà bầu không nên ăn rau ngót
Phụ nữ mang thai có tiền sử sinh non, hay sảy thai không nên ăn rau ngót.

2. Các loại cá chứa thủy ngân

Mẹ không nên sử dụng những loại cá có chứa thủy ngân như: cá thu, cá kiếm, cá mập thủy ngân trong các loại cá này sẽ làm tiêu hủy não bộ, mẹ bầu cần chú ý để tránh nguy hại cho thai nhi.

3. Các loại quả

Một số loại quả có nguy cơ gây sảy thai mẹ chú ý không nên ăn trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu: dứa, đu đủ xanh, rau xam, gừng, táo mèo, long nhãn....

Dứa chứa nhiều bromelain, đây là loại hoạt chất làm mềm tử cung và có thể gây chuyển dạ sớm. Vì thế mẹ không nên sử dụng dứa trong giai đoạn mang thai, ít nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ...

Đu đủ xanh chứa nhiều nhựa mủ, đây là chất gây ra các cơn co tử cung, dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sẩy. Mẹ chú ý trong giai đoạn mang thai không nên sử dụng đu đủ xanh.

4. Rau răm

Rau răm dễ gay cho bà bầu sự mất máu, hơn thế trong rau răm còn chứa các chất gây co bóp tử cung gây sảy thai vì vậy mẹ bầu ần tránh sử ăn rau răm trong thời kỳ mới mang thai nhé.

5. Khoai tây mọc mầm có vỏ xanh

Đây là loại củ có chứa nhiều chất tốt cho cơ thể, tuy nhiên khi để lâu khoai tây sẽ bị mọc mầm thì sẽ chứa các độc tố gây ra dị tật thai nhi, sảy thai. 

Bà bầu không nên ăn khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm có vỏ xanh có thể gây ngộ độc.

6. Cafe

Trong cafe có chứa caffein, thành phần này không tốt cho thai nhi, nên mẹ chú ý không nên sử dụng trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu nhé.

7. Rượu và bia

Đây là hai loại thức uống có cồn không tốt cho mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì sẽ gây dị tật cho thai nhi, thai chậm tăng trưởng hoặc sẩy thai.

Đó là những thực phẩm mẹ cần hạn chế, và tốt nhất là không sử dụng trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu để mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện. Chúc các mẹ bầu có nhiều sức khỏe, tinh thần thoải mái để chào đón con yêu.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân?

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Thế nhưng lại có những bé bú mẹ không tăng cân, nguyên nhân có thể do sữa mẹ không đạt chất lượng. Vì thế, nhiều mẹ đã nghĩ đến việc bổ sung sữa để giải quyết vấn đề này. Vậy mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra đáp án mẹ nhé!

13 cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ho nhất là những ngày thời tiết thay đổi bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Thường những cơn ho này kéo dài rất lâu có thể là một tuần, hai tuần hay thậm chí cả tháng khiến bố mẹ sốt ruột và lo lắng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Kẽm có tác dụng gì và khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Có thể mẹ chưa biết, kẽm là vi chất thiết yếu đối việc duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm trẻ có thể gặp rất nhiều rắc rối như: biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thần kinh,… và còn rất nhiều vấn đề khác. Vậy rốt cuộc kẽm có tác dụng gì, tại sao nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhiều như thế? Nên bổ sung kẽm cho trẻ khi nào để tránh được những tình trạng trên? Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao?

Thông thường trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Chỉ khi bé bị nấc liên tục trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu kết thúc thì mới đáng lo ngại, đó có thể là sự báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.

Bài viết liên quan
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Khi mang thai việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là vô cùng cần thiết, nhất ở giai đoạn 3 tháng đầu. Tuy nhiên, không phải vì lý do này mà bạn có thể tha hồ ăn những món mà bạn cho là bổ dưỡng được. Nếu không may ăn ngay những món “cấm kỵ” thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhẹ thì thai nhi phát triển chậm, nặng thì mắc các bệnh không mong muốn hoặc bị sảy thai.

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hầu hết chúng ta đều biết việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể khi mang thai là điều vô cùng quan trọng, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ. Việc làm này sẽ giúp cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và là hành trang vững chắc cho mẹ trong lúc “vượt cạn” đầy gian nan. Thế nhưng, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mình. Và câu hỏi “Bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì và không nên ăn gì?” vẫn được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Bà bầu có nên uống nước dừa không?

Bước vào giai đoạn thai kỳ, mẹ nào cũng được khuyên là uống nước dừa để sinh con ra có làn da trắng trẻo, mịn màng, nước ối trong, con to khỏe. Tuy nhiên, để nước dừa mang lại lợi ích cho cả mẹ và thai nhi, mẹ cần hiểu rõ vai trò tác dụng của nước dừa và điều quan trọng là uống đúng cách, đúng thời điểm để không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng