Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì và không nên ăn gì?
Xem nhanh
- Tầm quan trọng của chế dinh dưỡng của mẹ bầu đối với thai nhi
- Dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến cân nặng của trẻ
- Dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến một số dị tật bẩm sinh
- Dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
- Dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến một số bệnh mạn tính không lây của trẻ khi trưởng thành
- Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu
- Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu đạm (Protein)
- Thực phẩm giàu sắt
- Thực phẩm giàu canxi
- Thực phẩm magie
- Thực phẩm giàu DHA
- Thực phẩm giàu Acid folic
- Thực phẩm giàu chất xơ
- Thực phẩm giàu vitamin C, B6 và B12
- Bà bầu không nên ăn gì vào 3 tháng cuối của thai kỳ?
- Thực phẩm cay và béo
- Thực phẩm giàu natri
- Đồ uống có ga và caffeine
- Rượu
- Đồ ăn vặt
Tầm quan trọng của chế dinh dưỡng của mẹ bầu đối với thai nhi
Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Mẹ ăn uống đúng và đầy đủ chất bé sẽ phát triển an toàn, khỏe mạnh và ngược lại. Có thể kể đến một số mối liên hệ giữa việc ăn uống của mẹ và sự phát triển của thai nhi như sau:
Dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến cân nặng của trẻ
Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai là yếu tố liên quan rõ rệt nhất đến cân nặng của trẻ khi sinh. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, nếu cơ thể mẹ cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối trong thời gian mang thai sẽ bảo đảm cho thai nhi tăng cân tốt, kể cả con của các bà mẹ suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu bà mẹ mang thai thiếu ăn sẽ tăng nguy cơ sinh con non tháng, nhẹ cân.
Dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến một số dị tật bẩm sinh
Khi mang thai, nếu người mẹ dinh dưỡng không đủ sẽ bị giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm có thể để lại các khuyết tật cho trẻ như tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch...
Thiếu acid folic là nguyên nhân chính gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Can thiệp cung cấp đủ acid folic cho bà bầu trước và trong thời gian mang thai sẽ làm giảm được khoảng 50% khuyết tật này ở trẻ. Vì thế mẹ bầu cần bổ sung đủ chất cho cơ thể, đặc biệt là acid folic.
Dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
Ngay từ ngày thứ 18 của phôi đã có mầm mống hình thành não và khi phôi được 3 tháng tuổi thì não đã có đủ các thành phần. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn não bộ tăng trưởng và trưởng thành nhanh nhất. Vì vậy, cần cung cấp đủ nhu cầu tăng lên về năng lượng và các chất dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai.
Dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến một số bệnh mạn tính không lây của trẻ khi trưởng thành
Một số nghiên cứu cho thấy rằng thiếu dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ liên quan đến một số bệnh mạn tính khác nhau. Mẹ thiếu dinh dưỡng vào đầu thai kỳ, trẻ có nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch cao khi trưởng thành. Ngược lại, mẹ thiếu dinh dưỡng vào cuối thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ rối loạn khả năng dung nạp glucose cao hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu
Ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu có thể tăng tới 6-7kg và cũng là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất. Vì thế mà nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ thay đổi về trọng lượng lớn hơn so với hai giai đoạn trước. Cụ thể:
- Năng lượng: tăng thêm 475 Kcal/ngày so với người bình thường.
- Protein: tăng 18g/ngày.
- Chất béo: chiếm 20 - 25% tổng số năng lượng (60g chất béo/ngày). Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hòa tan các vitamin min tan trong dầu.
- Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày).
- Chất khoáng: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 - 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), Kẽm…
Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì?
Như đã nêu trên, chế độ dinh dưỡng của mẹ quyết định hầu như tất cả đến sự phát triển của thai nhi, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 3. Chính vì thế bà bầu cần đặc biệt chú trọng đến các thực phẩm mình có thể dùng ở 3 tháng cuối cùng mang thai, để giúp mẹ và bé đều an toàn và khỏe mạnh.
Thực phẩm giàu đạm (Protein)
Protein đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của cả cơ thể và các cơ quan bên trong của bé, bao gồm cả hệ cơ, hệ thần kinh và não bộ. Protein cũng vô cùng cần thiết trong việc cấu tạo nên da và tóc. Việc đảm bảo hấp thụ được lượng protein cân đối còn giúp tránh được hiện tượng thai chết lưu và sinh non. Vì thế mẹ cần đặc biệt lưu ý đến thành phần này.
Các thực phẩm giàu protein bà bầu cần bổ sung gồm: trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa,…
Thực phẩm giàu sắt
Sắt là một thành phần quan trọng trong việc cấu tạo máu. Bổ sung sắt ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh thậm chí sinh non. Lượng sắt cần bổ sung ở giai đoạn này là khoảng 27mg/ngày.
Những thực phẩm giàu sắt có thể đưa vào khẩu phần ăn của mẹ như: các loại rau có lá màu xanh đậm (rau bina, rau cải xoăn...), trái cây sấy khô (nho khô, mơ khô, hạt bí ngô, vừng...), đậu nành, thịt đỏ và thịt gia cầm.
Thực phẩm giàu canxi
Bổ sung canxi cho bà bầu đầy đủ sẽ hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương của bé và giúp cho xương có cấu trúc vững chắc. Lượng canxi bà bầu cần bổ xung ở giai đoạn này là 1000 gam/ngày.
Các thực phẩm giàu canxi bà bầu có thể bổ sung vào khẩu phần ăn gồm: sữa cho bà bầu, phô mai, paneer, sữa chua (đây là loại thực phẩm giàu canxi nhất và nó còn cung cấp thêm vi khuẩn có lợi cho đường ruột).
Thực phẩm magie
Magie có tác dụng giúp mẹ bầu thư giãn cơ, làm giảm nguy cơ sinh non và làm dịu chứng co thắt. Bà bầu có thể bổ sung magie cho cơ thể bằng cách sử dụng các loại thực phẩm như: hạt hạnh nhân, hạt bí đỏ, các loại đậu đặc biệt là đậu đen, yến mạch, bơ và atiso.
Thực phẩm giàu DHA
DHA là một loại acid béo cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Bổ sung đủ lượng DHA cần thiết 200mg/ngày sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển tốt hơn.
Các loại dầu cá, cá béo như cá ngừ, cá hồi, quả óc chó, hạt lanh là những thực phẩm cung cấp DHA phong phú.
Thực phẩm giàu Acid folic
Acid folic làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thần kinh. Bà mẹ cần chắc chắn nhận được ít nhất 600 - 800 mg acid folic mỗi ngày thông qua khẩu phần ăn khi đang mang thai đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
Những thực phẩm có giàu acid folic sử dụng trong chế độ ăn như: rau có lá màu xanh đậm, cam, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để giúp cơ thể bổ sung lượng acid folic cần thiết. Để tìm hiểu về acid folic cho bà bầu mẹ có thể tham khảo top acid folic cho bà bầu được nhiều mẹ bầu ưa chuộng và tin dùng nhất hiện nay.
Thực phẩm giàu chất xơ
Cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể sẽ giúp mẹ bầu tránh được trình trạng táo bón và giúp làm sạch mật.
Những loại thực phẩm giàu chất xơ nên được cho vào khẩu phần ăn của bà mẹ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối bao gồm: trái cây, quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm giàu vitamin C, B6 và B12
Cơ thể cần các vitamin để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé. Những vitamin nêu trên rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển khỏe mạnh của cơ.
Trái cây có múi, chuối, cà rốt, đậu quả thận, ngũ cốc nguyên hạt và hạt hạnh nhân giàu các vitamin này.
Bà bầu không nên ăn gì vào 3 tháng cuối của thai kỳ?
Có những thực phẩm nên ăn thì chắc chắn cũng sẽ có những thực phẩm cấm kỵ đối với bà bầu. Nếu không may ăn phải thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ: ợ nóng, bàn chân và bàn tay sưng, mệt mỏi, táo bón,.. từ đó thai sự phát triển của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý nhé!
Thực phẩm cay và béo
Thực phẩm giàu chất béo và gia vị đặc biệt là thực phẩm chiên sẽ làm tăng sự khó chịu của chứng ợ nóng. Chúng rất khó tiêu hóa và có thể cản trở giấc ngủ. Nên tránh những đồ chiên rán đặc biệt là không ăn vào buổi đêm.
Thực phẩm giàu natri
Lượng natri cao sẽ dẫn đến sưng và đầy hơi. Bà bầu nên tránh ăn khoai tây chiên giòn, dưa chua, nước sốt, thực phẩm đóng hộp và sốt cà chua. Đồng thời nên uống thêm nhiều nước để điều chỉnh nồng độ natri trong cơ thể.
Đồ uống có ga và caffeine
Cà phê và trà nên tránh hoàn toàn trong thai kỳ. Vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Đồ uống có ga được nạp đường và chất ngọt nhân tạo nên chất dinh dưỡng của nó hoàn toàn bằng không.
Rượu
Sử dụng rượu ở giai đoạn này có thể cản trở quá trình sinh nở. Vì thế, đây là điều đặc biệt không nên làm.
Đồ ăn vặt
Thay vì ăn các loại thức ăn vặt như gà rán, các đồ chiên xào được chiên đi chiên lại nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu hãy lựa chọn những thức ăn nhẹ như: bánh mì, các loại hạt...
Tóm lại, chế độ dinh dưỡng ở 3 tháng cuối kỳ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt hơn là nó quyết định đến việc “vượt cạn” của mẹ có thuận lợi hay không. Vì thế, bà bầu cần đặc biệt chú tâm đến những thực phẩm nên và không nên ăn để giúp bảo vệ cho mình và bé yêu của mình một cách tốt nhất.
Lưu ý: Để có thể thiết lập được thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho mình trước tiên bà bầu nên đến gặp bác sĩ tư vấn về tình hình sức khỏe của mình hiện tại.
Cuối cùng, chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có những phút giây thật ý nghĩa bên nhau!