
Sữa tươi không đường là một thức uống bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vậy bầu uống sữa tươi không đường từ tháng thứ mấy? Cùng nhà thuốc uy tín hơn 35 năm tìm hiểu ngay qua nội dung bên dưới đây
Nếu liệt kê ra chi tiết, vật dụng có thể mua cho bé lên đến hàng trăm thứ. Tuy nhiên, dựa vào tình hình chung chúng tôi đã loại bỏ những vật dụng được cho là không cần thiết để giúp tiết kiệm thời gian mua và tiết kiệm chi tiêu cho gia đình.
Danh sách đồ cần chuẩn bị cho trẻ sơ sinh gồm:
Áo cho bé sơ sinh: Tối thiểu 10 cái size nhỏ, 10 cái size lớn hơn.
Quần sơ sinh cho bé: 5-10 chiếc chọn loại có chun quần có độ co giãn tốt.
Áo khoác/gilê len, nỉ, bông giữ ấm: Tùy thời tiết có thể chọn các loại áo giữ ấm cho bé từ áo gile sơ sinh đến áo len áo bông…
Vớ tay, vớ chân: 10 đôi, nên mua vớ giống nhau để tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
Nón cho trẻ sơ sinh: 5 cái.
Che thóp sơ sinh: 3-5 cái, dùng thay cho mũ sơ sinh khi trời nóng hoặc ở nhà cần thoải mái, thoáng mát.
>>Tham khảo thêm: Có nên đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh không?
Choàng bế có mũ: 3 cái choàng bế bé khi ra ngoài hoặc đi tiêm.
Khăn bông quấn: 5 cái dùng để quấn và giữ ấm cho bé.
Khăn tắm xô: 5 cái quấn và lau khô cho bé sau mỗi lần tắm rửa.
Khăn lông lớn: hơn 5 cái để quấn người em bé, kê đầu cho em bé nằm.
Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ + 30 cái lớn (dùng khi cho bú, lau người em bé).
Khăn lót mông bé khi nằm (1 lớp khăn dính liền 1 lớp nilon không thấm, loại dài hình chữ nhật/hình vuông lớn): hơn 15 cái.
Yếm (đắp ngực em bé khi ngủ): 10 cái.
Miếng tã lót để dán vào tã vải: 3 gói newborn 1 (em bé mau lớn nên không cần mua nhiều newborn 1), nhiều gói newborn 2 (bình quân 1 ngày sẽ dùng 8-10 miếng).
Tã bỉm: 2 gói (mặc khi đi ngủ, ra ngoài đi chích ngừa).
Tã chéo: 2 gói Dùng để quấn cho bé trong 1, 2 tuần đầu tiên
Tã vải/quần khố đóng tã giấy (dán 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ tiếp theo.
Việc chuẩn bị trước khi sinh đối với những đồ dùng này bạn có thể thực hiện từ lúc bắt đầu mang thai cho đến ngày sinh.
Đối với dụng cụ ăn uống cho trẻ sơ sinh, mẹ cần mua:
Cần vệ sinh sạch sẽ cho bé cũng như vật dụng bé sử dụng để tránh bé bị nhiễm trùng và mắc một số bệnh không mong muốn. Để có thể giữ vệ sinh cho bé, mẹ cần mua các vật dụng cụ vệ sinh sau:
Cây rửa bình sữa: Không nên lựa loại có lõi kim loại vì có thể rỉ sét, không mua loại có gắn mút ở đầu vì hay bị rách, rơi mút ra chỉ còn cái lõi phía trước khó chùi đáy bình sữa.
Chậu tắm dài: có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu như cái ghế bố hoặc cái võng mắc vào chậu tắm).
Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm).
Ngoài ra, cũng cần chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau, chậu đựng đồ dơ để giặt.
Rơ lưỡi: 40 cái (khi con hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên mình tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng).
Gạc băng rốn: 10 cái (khoảng 2 hộp).
Khăn giấy ướt: 1 hộp lớn/hoặc 2 hộp nhỏ.
Que tăm bông ngoáy tai cho bé: Lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai sau khi tắm.
Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm.
Nước muối: nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ.
Bình xịt nước biển: 1 bình để xịt cho bé hơn 3 tháng: Dùng khi sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài về.
Ống hút mũi: chọn loại có 2 đầu dài, 1 đầu để vào lỗ mũi bé, 1 đầu cho mẹ hút.
Nhiệt kế: để đo nhiệt độ cho em bé khi thấy nghi ngờ nóng sốt hoặc theo dõi sau khi chích ngừa.
Cồn 70 độ: lau rốn sau khi tắm, lúc rốn chưa rụng.
Thuốc Povidine: để sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi con bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
Dầu khuynh diệp/hoặc dầu tràm: nếu em bé ra khỏi nhà, khi về trước khi ngủ nên bôi 1 ít vào lòng bàn chân để tránh bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì nóng rát da).
Nước rửa bình sữa: 1 bình, sản phẩm chuyên dụng, an toàn để vệ sinh đồ dùng ăn uống cho bé.
Dung dịch giặt xả/ bột giặt quần áo bé: 1 hộp, chọn sản phẩm chuyên dụng, an toàn cho da của bé.
Kem chống hăm, kem massage: 1 hộp, thoa một lớp mỏng sau khi vệ sinh sạch sẽ cho bé và trước khi quấn tã hoặc đóng bỉm.
Sữa tắm, dầu gội, lá tắm thảo dược: 1 hộp dùng vệ sinh cho bé.
Kem dưỡng da giữ ẩm: 1 hộp, bảo vệ da bé sau khi tắm xong, làm dịu và giữ ẩm cho làn da của bé.
Nôi, cũi cho em bé: 1 cái, để ngủ riêng hay ngủ cùng bố mẹ.
Màn chụp: 1 cái, chụp khi bé ngủ, tránh muỗi, côn trùng.
Gối đầu các loại: 3 cái, có thể chọn loại chống bẹp đầu, chống mồ hôi, gối vỏ đỗ… Thay giặt mỗi khi bé nôn trớ hoặc mồ hôi ướt gối.
Chiếu: 1 cái, chọn loại chiếu mỏng cho em bé nằm, bằng vải bố nếu chuẩn bị đồ sinh vào mùa hè.
Móc phơi đồ cho em bé: 20 móc cỡ nhỏ, 1 kẹp phơi đồ linh tinh.
Đèn sưởi nhà tắm: 1 cái dùng trong những ngày nhiệt độ thấp.
Túi đựng đồ đi đường: 1 cái, mẹ đựng đồ cho bé khi đi ra ngoài hoặc đi tiêm.
Túi ủ ấm sữa: 1 cái, giữ ấm sữa cho bé khi đi ra ngoài.
Máy hâm sữa: 1 cái, ủ ấm bình sữa cho bé ở nhiệt độ thích hợp.
Máy tiệt trùng bình sữa các loại: 1 cái, hấp tiệt trùng bình sữa và đồ dùng ăn uống cho bé sau khi súc rửa, không cần luộc bình.
Tủ nhựa đựng đồ cho bé: 1 cái, có các ngăn nhỏ thuận tiện phân loại và cất lấy các nhóm đồ dùng nhỏ khác nhau.
Xe đẩy: 1 cái, bố mẹ có thể có thể đẩy bé đi ra ngoài chơi, mua sắm hay sưởi nắng.
Không lỉnh kỉnh như chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé, danh sách đồ cần chuẩn bị phục vụ cho mẹ sau sinh ít hơn hẳn, gồm:
Bông nút tai: 2 gói tránh ù tai cho mẹ sau sinh.
Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 2 bộ.
Gen bụng: 1- 2 cái, giúp bụng mẹ tránh bị xổ sau sinh.
Áo lót cho con bú: 5 cái tiện dụng khi cho con bú.
Quần lót giấy: 5 -10 chiếc, tiện sử dụng về vấn đề vệ sinh sau sinh.
Vớ/tất: 4-5 đôi.
Hút sữa: 1 cái, hút sữa cho con bú.
Lót thấm sữa: 1-2 hộp.
Bỉm cho mẹ sau sinh: 1 bịch.
Băng vệ sinh: 6 gói, vệ sinh cơ thể mẹ sau sinh.
Dung dịch vệ sinh: 1 lọ Vệ sinh cơ thể mẹ sau sinh.
Vitamin tổng hợp cho sản phụ: 1 hộp, bồi bổ và phục hồi sức khỏe cho mẹ, tăng cường chất lượng sữa mẹ.
Cốm lợi sữa: 1 hộp, dùng cho các mẹ ít sữa
Túi đựng sữa: 1 hộp, giúp trữ sữa của mẹ để cơ thể mẹ tiếp tục sản sinh sữa sau khi vắt ra.
Dép: dép đi trong nhà.
Sữa: sữa bột hoặc sữa tươi cho mẹ sau sinh.
Ly thủy tinh + muỗng: dùng để pha sữa/nước nóng uống cho mau xuống sữa mẹ.
Bô đi tiểu nằm trên giường: 1 cái (dùng trong trường hợp bà đẻ gặp bất tiện khi đi đứng hoặc sinh mổ).
Nghệ tươi: dùng bôi mặt + toàn thân sau khi sinh.
Dầu tràm/dầu khuynh diệp: để bôi vào bàn chân, sau tai sau khi tắm cho ấm người.
Sau đây là danh sách những vật dụng cần thiết cho mẹ và bé khi đi sinh, để đảm bảo tính nhanh gọn lẹ mẹ có thể tham khảo danh sách sau:
Quần áo: 2-3 bộ quần áo mặc khi ở bệnh viện, trong thời gian ở đây bạn sẽ được nhân viên y tế phát quần áo để thay hằng ngày. Tuy nhiên cũng cần mang theo vài bộ để thay khi cần thiết. 1 bộ quần áo mặc khi xuất viện.
Vớ/tất: 4 – 5 đôi vớ vì bạn có thể cảm thấy lạnh chân trong lúc chuyển dạ.
Quần lót: 3 – 4 lốc quần lót loại dùng 1 lần.
Băng vệ sinh: 3 bịch băng vệ sinh loại dành cho bà đẻ.
Miếng lót chống thấm: 4 – 5 miếng để lót giúp giữ vệ sinh sạch sẽ chỗ nằm ngủ.
Khăn tắm: 2 – 3 chiếc khăn tắm để tiện thay đổi.
Đồ giữ ấm: 1 - 2 chiếc áo giữ ấm cùng khăn choàng (nếu đi sinh vào mùa lạnh).
Đồ vệ sinh cá nhân: Sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, dung dịch vệ sinh phụ khoa, bàn chải đánh răng, kem đánh răng và nước súc miệng.
Vật dụng khác: Lược chải tóc, kẹp/dây buộc tóc, bấm móng tay.
Mặc dù bạn đã chuẩn bị rất nhiều đồ trước khi sinh cho bé, nhưng khi đi sinh bạn chỉ cần mang theo những món đồ cần thiết sau:
Quần áo cho trẻ sơ sinh khoảng 5 – 7 bộ,
1 bịch tã giấy sơ sinh,
2 – 3 cái mũ,
3 – 4 bộ bao tay và vớ,
2 – 3 chiếc khăn mềm khổ lớn để quấn bé giúp giữ ấm cho con,
Khoảng 10 khăn xô nhỏ, 1 – 2 khăn xô lớn để lau mình cho bé sau khi tắm,
1 bộ gối, mền (chăn),
1 hộp sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, bình sữa, muỗng inox nhỏ, ly nhỏ, dụng cụ rửa bình sữa và dung dịch rửa bình sữa (phòng khi mẹ chưa có sữa hoặc mẹ sinh mổ chưa thể cho bé bú trực tiếp).
Một vài đồ dùng khác như: Bông gòn, tăm bông, rơ lưỡi, nước muối sinh lý, kem chống hăm.
Giấy tờ: Trước tiên chồng cần chuẩn bị giấy tờ đầy đủ để làm thủ tục sinh đẻ cho vợ gồm: Chứng minh nhân dân, Bản sao sổ hộ khẩu, Thẻ bảo hiểm y tế và Sổ theo dõi thai kỳ.
Tiền mặt: Chuẩn bị tiền mặt khoảng 6 – 8 triệu đồng để đóng viện phí, đồng thời cần có thẻ ATM trong ví để có thể chi trả viện phí và các chi phí phát sinh bất cứ khi nào.
Tiền lẻ: Hãy chuẩn bị tiền lẻ để trả tiền gửi xe khi ra vào bệnh viện, mua nước uống hay các món linh tinh khác… Việc này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải chờ thối tiền.
Điện thoại, sạc dự phòng, máy quay phim (nếu cần thiết): Để ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa cũng như để tiện liên lạc với người thân.
Dụng cụ vệ sinh cá nhân: khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kem cạo râu…
Quần áo: Bố cần chuẩn bị 4 – 5 bộ quần áo để tiện thay đổi trong khi chăm sóc 2 mẹ con. Nếu trời lạnh, hãy mang theo đồ giữ ấm.
Hỗ trợ y tế: Mang theo vài viên thuốc giảm đau, thuốc chống đau bụng để dùng khi cần.
Dép: Hãy chọn một đôi dép tiện dụng hay đôi giày thoải mái để dễ dàng và nhanh chóng đi lại trong bệnh viện.
Trên đây là toàn bộ các danh sách gợi ý những vật dụng cần thiết cho mẹ và bé nên mua để sử dụng sau khi sinh và khi đi sinh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị hành trang vượt cạn một cách đầy đủ nhất và tiết kiệm nhất để không phải lo lắng hay lúng túng khi bé chào đời.
Lưu ý: Đây chỉ là danh sách mang tính chất tham khảo. Bố mẹ hãy dựa vào điều kiện kinh tế cũng như sở thích của mình để lựa chọn mua những vật dụng thích hợp nhất.
Sữa tươi không đường là một thức uống bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vậy bầu uống sữa tươi không đường từ tháng thứ mấy? Cùng nhà thuốc uy tín hơn 35 năm tìm hiểu ngay qua nội dung bên dưới đây
Thời gian gần đây đã có không ít các trường hợp trẻ gặp sự cố khi ăn thạch rau câu? Vậy để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ bố mẹ có nên tiếp tục cho trẻ ăn thạch rau câu hay là nghiêm cấm trẻ ăn thạch? Sau những trường hợp đó để đảm bảo đến "tính mạng" của trẻ cùng xem các bác sĩ khuyên phụ huynh điều gì?
Bất cứ một người mẹ nào cũng muốn con mình khỏe mạnh, ngoan ngoãn, nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng ngoan mà cần phải có sự dạy dỗ và chỉ bảo của bố mẹ. Vậy để nuôi dạy một đứa trẻ ngoan thì cần có bí quyết gì? Dưới đây là 9 bí quyết nuôi dạy con khỏe, con ngoan được nhà thuốc Phương Chính tổng hợp lại, các mẹ cùng tham khảo nhé.