Mách mẹ cách làm siro trị ho cho trẻ
Xem nhanh
- 5 cách làm siro ho cho bé đơn giản, hiệu quả
- 1. Siro gừng và mật ong
- 2. Siro dứa và gừng
- 3. Siro lê và gừng
- 4. Siro mật ong và quất
- 5. Siro chanh mật ong
- Cách phòng tránh trẻ bị ho
5 cách làm siro ho cho bé đơn giản, hiệu quả
1. Siro gừng và mật ong
Nguyên liệu:
- Lá bạc hà thái nhỏ: 1 thìa
- Gừng tươi giã nhỏ: 3 thìa
- 1 chén mật ong
- 4 chén nước
Cách làm: Mẹ cho hỗn hợp gừng và lá bạc hà vào nồi đun nóng cho đến khi còn lại một nửa. Lọc bỏ bã đi sau đó để nguội, cho mật ong vào hoà cùng. Cuối cùng cho vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Không để quá 3 tuần nhé. Ngày cho bé uống 3 -4 lần, kết quả rất khả quan.
2. Siro dứa và gừng
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Nửa trái chanh tươi
- Nửa trái thơm/dứa tươi loại lớn
- 3 muỗng canh mật ong
- Nửa củ gừng tươi (25g)
Cách làm: Cho dứa và gừng tươi vào máy xay sinh tố. Đun hỗn hợp trên với lửa nhỏ đến sôi và để lửa 5 phút. Lọc hỗn hợp qua rây, cho 3 muỗng canh mật ong và vắt nửa trái chanh tươi vào dung dịch vừa rây, trộn đều.
3. Siro lê và gừng
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Một quả lê tươi
- Vài nhánh gừng
Cách làm: Lê và gừng các mẹ gọt sạch vỏ, băm nhỏ hoặc bào. Các nguyên liệu cho vào bát chưng cách thuỷ 30p, để nguội rồi bỏ tủ mát dùng dần.
Bé trên 1 tuổi ngày 3 lần,mỗi lần uống 2ml-3ml, cho bé nhấm nháp thêm mấy miếng lê nữa nhé. Theo kinh nghiệm dân gian cho thấy đây là siro ho cho bé, chữa ho khan rất tốt.
4. Siro mật ong và quất
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 4- 5 quả quất tươi
- Mật ong: 2 thìa
Cách làm: Chưng cách thuỷ mật ong và quất. Lưu ý quất bỏ hạt để nguyên vỏ nhé. Chưng trong khoảng 15 phút, ngày dùng 2-3 lần. Mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Loại siro ho cho bé này giúp giảm ho, giảm khan tiếng rất tốt.
5. Siro chanh mật ong
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Mật ong: 2 thìa
- 1 chén nước
- Nước cốt chanh: 2 thìa
Cách làm: Đun sôi chén nước sau đó thì bỏ mật ong và nước chanh vào, khuấy tan. Mẹ có thể làm siro ho cho bé để dùng quanh năm. Loại siro này nên uống khi còn ấm, dùng ngày 1 -2 lần.
Tất cả các loại siro trên, sau khi làm xong mẹ bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy. Bảo quản vào tủ lạnh, hâm nóng khi sử dụng nhé.
Mẹ cũng cần chú ý đến liều lượng dùng cho bé ở mỗi độ tuổi thích hợp, chứ không cho trẻ sử dụng theo ý thích của mình. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên bị ho có đờm cho trẻ uống 2,5ml/lần, ngày uống 4 lần.
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm cách phòng tránh trẻ bị ho dưới đây để giúp con luôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng ho khi thời tiết giao mùa
Cách phòng tránh trẻ bị ho
- Giúp con tăng sức đề kháng: Mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, trái cây để con có sức đề kháng tốt, hạn chế ốm vặt. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp con hạn chế ốm vặt tối đa.
- Giúp con giữ ấm cơ thể: Luôn mặc ấm, quàng khăn, đi tất khi trời trở lạnh, mẹ có thể bôi dầu tràm vào gan bàn chân và ngực trẻ.
- Giúp con thở sạch: Không khí trong lành sẽ giúp con hạn chế bị ho. Mẹ nên thường xuyên thay ga giường, vỏ gối, vệ sinh nơi bé nằm, lau dọn nhà cửa khói bụi, hạn chế cho con tiếp xúc với khói thuốc lá, khói than...
- Giúp con tan đờm: Đôi khi đờm chính là thủ phạm gây ho cho trẻ, khi con ho kèm theo đờm mẹ nên chữa đờm cho con nhé, vì khi sạch đờm con sẽ giảm ho. Mẹ giúp con tan đờm bằng cách vỗ lưng cho con. Nếu con ho nhiều và kèm theo mệt mỏi mẹ nên cho con đi khám để bác sĩ theo dõi và cho con uống theo chỉ định của bác sĩ chứ mẹ không nên tự ý cho con uống nhé.
- Giúp con giữ gìn tai-mũi-họng: Mẹ hãy quan sát tai, mũi, họng của con thường xuyên để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn mẹ nhé. Hãy tạo cho con thói quen đánh răng vào buổi sáng và buổi tối để giúp miệng, họng con sạch sẽ, tránh mùi hôi và vì khuẩn lưu trú.
Trên đây là cách làm 5 loại siro trị ho cho bé mẹ có thể tham khảo và chọn một loại làm cho bé và cả nhà uống mỗi khi bị ho. Vì nguyên liệu đều là từ thảo dược nên mẹ lưu ý chỉ sử dụng khi con chớm bị ho, nếu trẻ có tình trạng ho nhiều, ho kèm nôn trớ, sốt... thì mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám tránh những biến chứng nguy hiểm.