Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Xem nhanh
Kẽm quan trọng với trẻ nhỏ như thế nào?
Công dụng của kẽm
Tác hại của việc thiếu kẽm ở trẻ
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?
Cho trẻ uống kẽm bao nhiêu là đủ?
Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?
Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ
Kẽm quan trọng với trẻ nhỏ như thế nào?
Xác định mức độ quan trọng của kẽm có thể dựa vào công dụng của kẽm và hậu quả của việc thiếu kẽm đối với trẻ em.
Công dụng của kẽm
Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ.
Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành.
Tác hại của việc thiếu kẽm ở trẻ
Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
Ở phụ nữ mang thai, thiếu kẽm sẽ làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh.
Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn kéo dàisẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?
Thiếu kẽm trẻ có biểu hiện biếng ăn.
Khi thấy con có các biểu hiện sau, mẹ nên bổ sung kẽm cho con ngay:
Trẻ biếng ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài.
Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao,…
Rối loạn giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài, dễ cáu gắt.
Hàm lượng kẽm bổ sung sẽ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi nhất định:
Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
Phụ nữ có thai: 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.
Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
Phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.
Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm chức năng bạn cũng có thể bổ sung kẽm thông qua các thức phẩm ăn uống hàng ngày. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc...), giá đỗ cũng giàu kẽm và dễ hấp thu.
Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều kẽm để bổ sung kẽm cho bé.
Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?
Có lẽ, có rất nhiều mẹ thắc mắc không biết cho bé uống kẽm vào lúc nào trong ngày để giúp cơ thể hấp thu tốt nhất và không gây tác dụng ngược đối với bé.
Theo chuyên gia, kẽm sẽ giảm hấp thu khi bổ sung cùng lúc với thức ăn. Đồng thời khi bổ sung cùng với Canxi khả năng hấp thu cũng bị giảm đáng kể.
Do đó, thời điểm tốt nhất mẹ nên bổ sung kẽm cho bé là vào buổi sáng trước bữa ăn 30p-1h hoặc sau bữa ăn 1-2h. Nếu có sử dụng các nguyên tố vi lượng khác thì phải giãn cách từ 2-4 tiếng.
Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ
Khi bổ sung kẽm cho bé mẹ cần lưu ý:
Thiếu hay thừa kẽm đều gây ảnh hưởng xấu đối với trẻ, do đó mẹ không nên tự ý bổ sung khi chưa có ý kiến bác sỹ.
Không bổ sung kẽm và Canxi cùng lúc, vì canxi làm tăng bài tiết kẽm gây giảm tỉ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể. Do đó, nên bổ sung cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khi mua sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, thành phần, hạn sử dụng…. để tránh mua phải hàng rẻ, hàng nhái, hàng xuất xứ không rõ ràng, tẩy date, nhãn mác không đầy đủ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bé.
Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề thời điểm bổ sung kẽm cho trẻ tốt nhất và những thông tin liên quan. Hy vọng, qua bài viết này mẹ đã nhận thấy được mức độ quan trọng của kẽm, cũng như biết được thời điểm bổ sung kẽm tốt nhất cho con từ đó giúp con phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
Bổ sung sắt cho trẻ 4 tháng tuổi là một chủ đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm, đặc biệt khi sắt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cần bổ sung sắt, điều này còn tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và chỉ định của chuyên gia y tế.
Có thể mẹ chưa biết, kẽm là vi chất thiết yếu đối việc duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm trẻ có thể gặp rất nhiều rắc rối như: biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thần kinh,… và còn rất nhiều vấn đề khác. Vậy rốt cuộc kẽm có tác dụng gì, tại sao nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhiều như thế? Nên bổ sung kẽm cho trẻ khi nào để tránh được những tình trạng trên? Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Tính tuổi thai chính xác giúp mẹ bầu theo dõi được sự phát triển của thai nhi cũng như chăm sóc sức khỏe cho bản thân và bé yêu được tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng nắm rõ được cách tính thai này, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Vậy tuổi thai được tính theo cách nào?
Như chúng ta đã biết, dầu cá Omega-3 DHA rất cần thiết đối với việc phát triển trí não, đặc biệt đối với trẻ tự kỷ. Để trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng tự kỷ mẹ có thể tham khảo lựa chọn sản phẩm phù hợp để bổ sung dầu cá Omega-3 DHA cho trẻ.
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt là tiền đề cho cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công khiến bé dễ bị ốm vặt hơn. Vì thế, ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn thì việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy mẹ đã biết loại sản phẩm tăng sức đề kháng nào là tốt nhất cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo Top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay được Nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Bạn đang băn khoăn không biết nên chọn loại vitamin D3 nào cho bé sơ sinh trong vô vàn sản phẩm trên thị trường? Bài viết này sẽ tổng hợp 10 loại vitamin D3 được yêu thích nhất năm 2025 – không chỉ nhờ chất lượng mà còn bởi hiệu quả thực tế và sự tin tưởng từ cộng đồng mẹ bỉm. Cùng khám phá để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất giúp bé hấp thu tốt, phát triển khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu đời.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc bệnh rối loạn phát triển đang có chiều hướng tăng nhanh. Song, không ít người, thậm chí là những bậc cha mẹ có con mắc bệnh, vẫn chưa có đủ thông tin liên quan đến những rối loạn mà con đang mắc phải. Điều này dẫn đến sự can thiệp chậm trễ, gây ra những ảnh hưởng xấu về tâm lý, học tập và sự tương tác xã hội của trẻ.
Hiện nay, tình trạng bé bị biếng ăn dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và hay bị ốm vặt diễn ra rất phổ biến. Với hy vọng con yêu ăn ngoan và ăn nhiều để tránh trình trạng trên, các bậc phụ huynh thường tìm mọi cách để dỗ bé ăn, chẳng hạn như vừa ăn vừa xem tivi, bế đi rông hay thậm chí là quát mắng… chỉ cần bé ăn thì cách nào cũng thử. Tuy nhiên, đó là những phương pháp không những không khắc phục được tình trạng biếng ăn, mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của bé, khiến bé càng ngày càng biếng ăn hơn.
Thực tế trong 6 tháng đầu đời thì “sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Tuy nhiên, sau 6 tháng trẻ vẫn cần rất nhiều dưỡng chất từ sữa để cơ thể phát triển một cách toàn diện nhất. Do đó, phụ huynh cũng cần phải cân nhắc đến việc bổ sung dưỡng chất từ sữa cho con yêu của mình.
Vitamin D3 K2 là sự kết hợp của Vitamin D3 và vitamin K2, chức năng nổi bật nhất của Vitamin K2 là gắn canxi về xương, giúp xây dựng và phát triển khung xương chắc khỏe, phát triển chiều cao vượt trội và bảo vệ sức khỏe tối ưu. Một trong những cách giúp bổ sung đầy đủ, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất chính là dùng thực phẩm chức năng. Vậy trên thị trường hiện nay có những loại sản phẩm D3 K2 nào tốt nhất cho trẻ? Để trả lời cho câu hỏi này mời bạn tham khảo bài Review 10 vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay được trình bày dưới đây.
Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.