Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Và Cách Điều Trị
phuongchinh-logo

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách điều trị

- Ngày đăng:12/05/2023
Trẻ bị táo bón là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng, để giải quyết được tình trạng này bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con bị táo bón để tìm cách khắc phục phù hợp.

Xem nhanh

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
    • 1. Sữa mẹ không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
    • 2. Sữa công thức không phù hợp
    • 3. Trẻ thiếu vận động
  • Giải pháp điều trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Không khó như người lớn và trẻ ngoài 2 tuổi, trẻ sơ sinh rất dễ xác định nguyên nhân gây táo bón. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón

1. Sữa mẹ không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Với trẻ sơ sinh nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, nếu trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ mà bị táo bón thì mẹ cần kiểm tra lại thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất thì mới cung cấp được cho trẻ nguồn dinh dưỡng đảm bảo.

Nếu trẻ bị táo, mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm chất xơ từ rau củ, trái cây trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Một số thực phẩm mẹ có thể thêm vào thực đơn mỗi ngày của trẻ: thanh long, hạt chia, sữa chua, rau lang, rau mồng tơi...

Mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày của trẻ
Mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày của trẻ

2. Sữa công thức không phù hợp

Đối với những trẻ ngoài sữa mẹ có dùng thêm sữa công thức ngoài, nếu trẻ bị táo bón mẹ cần kiểm tra lại thành phần dinh dưỡng của sữa xem hàm lượng chất xơ có đảm bảo không, hoặc mẹ có thể đổi sữa cho bé, vì có thể bé không hợp loại sữa đó.

Hoặc mẹ cũng cần theo kiểm tra lại cách pha sữa cho bé. Vì nhiều cha mẹ pha sữa đặc hơn tỷ lệ cho phép vì nghĩ rằng như vậy bé uống nhiều sẽ nhiều chất hơn.

3. Trẻ thiếu vận động

Ngoài việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ mẹ cần chú ý đến vận động của trẻ. Ở mỗi độ tuổi trẻ có những vận động khác nhau. Từ 3 tháng trẻ có thể lẫy, 6 tháng trẻ biết bò, 9 tháng trẻ có thể vịn vào tường để bước đi...

Ở mỗi độ tuổi trẻ có hoạt động riêng, mẹ nên tạo môi trường để con vận động cho cơ thể thoải mái nhé. Việc này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị hoạt động chậm lại. Các nhu động ruột không được kích thích dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, táo bón.

Trẻ sơ sinh tăng vận động sẽ hạn chế việc bị táo bón
Trẻ sơ sinh tăng vận động sẽ hạn chế việc bị táo bón.

Giải pháp điều trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh:

- Mẹ bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày để nguồn sữa được đa dạng chất dinh dưỡng, đặc biệt giàu chất xơ

- Đối với trẻ dùng thêm sữa công thức, mẹ lựa chọn loại sữa phù hợp cho bé, và pha theo tỷ lệ chuẩn theo quy định in trên mỗi hộp.

- Khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước lọc. Như vậy sẽ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Massage bụng theo chiều kim đồng hồ cho bé cũng là cách giúp con tiêu hóa tốt mẹ nhé

Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm cho bé sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ, vì hệ tiêu hóa có khỏe mạnh con mới hấp thu thức ăn tốt, lớn nhanh và khỏe mạnh mẹ nhé!

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Trẻ sơ sinh được mấy tháng thì cho ăn dặm?

Không phải lúc nào muốn là có thể cho bé ăn dặm ngay, để có thể bổ sung dưỡng chất đúng cho bé bằng cách ăn dặm thì mẹ cần biết được tháng bắt đầu cho bé sơ sinh ăn dặm là khi nào, thực đơn ăn dặm cho bé gồm những gì, sẽ ra sao nếu như cho bé ăn dặm khi chưa đủ tháng hoặc muộn hơn… Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về thời gian ăn dặm cho bé và những thông tin liên quan, cùng tham khảo ngay nhé!

Trẻ bị cảm cúm - Biểu hiện và cách điều trị

Thời tiết giao mùa, trẻ rất dễ bị cúm. Vậy làm thế nào để phát hiện trẻ đang bị cúm và có cách điều trị thích hợp? Mẹ cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé. Nhiều mẹ rất hay nhầm lẫn giữa việc trẻ bị cảm cúm và trẻ bị cảm lạnh. Vì biểu hiện của 2 bệnh này rất dễ bị nhầm. Nhà thuốc Phương Chính sẽ hướng dẫn phân biệt đâu là biểu hiện bé bị cảm cúm và đâu là cảm lạnh.

Sản phẩm liên quan
BioGaia Protectis Baby Drop - Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ
Men vi sinh BioGaia Protectis Baby Drops dành cho trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ
Xuất xứ:Thụy Điển
Thương hiệu:BioGaia
415.000₫
Pediakid Colicillus BeBe - Bổ sung lợi khuẩn cho bé
Pediakid Colicillus BeBe - Men vi sinh nhỏ giọt cho trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ
Xuất xứ:Pháp
Thương hiệu:Pediakid
349.000₫
437.000₫
Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần phát hiện kịp thời và nhanh chóng giúp bé thoát khỏi tình trạng này để tránh bé bị xuống cân nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng rất khó để nhận biết khi nào bé bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy là do đâu, làm cách nào để biết bé bị tiêu chảy và cách giúp bé khắc phục tình trạng này thế nào?

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt phải làm sao?

Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi ngoài sau mỗi cữ bú từ 5 – 7 lần/ngày. Trẻ đi ngoài phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh ho, thở khò khè như có đờm phải làm sao?

Ho, thở khò khè như có đờm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi con có biểu hiện này mẹ rất lo lắng, sốt ruột và muốn giúp đỡ con nhưng mẹ lại không biết con bị gì và giúp con bằng cách nào? Vậy thì, mẹ đừng phiền muộn nữa, vì bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ vấn đề trên, cùng tham khảo ngay mẹ nhé.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không?

Hiện nay, núm ti giả là một loại sản phẩm được rất nhiều cha mẹ sử dụng cho bé yêu nhà mình nhằm giúp bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mẹ bỉm nghi ngờ về khả năng này của sản phẩm. Vậy, thực hư việc sử dụng núm ti giả cho bé như thế nào, cho bé sử dụng sản phẩm này liệu có có tốt không, nó có lợi và hại gì đối với bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của mẹ, cùng tham khảo ngay nhé!

Có nên đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh không?

Xưa nay, các mẹ vẫn truyền tai nhau rằng việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Việc làm này sẽ giúp giữ ấm vùng thóp cho trẻ, giúp tránh “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Nhưng thực tế không phải vậy, đây là một nhận định hoàn toàn sai. Vậy thực hư của việc làm này là như thế nào và việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh có thật sự nên hay không? Câu trả lời có ngay trong bài viết bên dưới, mời các mẹ cùng tham khảo để tìm ra đáp án tốt nhất cho mình để giúp cho quá trình chăm sóc con trở nên tốt hơn.

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi khi bú có phải là điều đáng lo?

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầm đìa khi bú mẹ là hiện tượng rất nhiều người mẹ lo lắng, vì không biết, con đổ mồ hôi nhiều như thế có bị sao không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không? Có làm con khó chịu không? Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp những thắc mắc, những lo âu đó của các mẹ. Các mẹ cùng theo dõi nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng