Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi ngoài sau mỗi cữ bú từ 5 – 7 lần/ngày. Trẻ đi ngoài phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Xem nhanh
Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì bị gì?
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Rối loạn tiêu hóa
Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Trẻ uống sữa công thức bị tiêu chảy
Trẻ đi ngoài phân có nhầy và bọt có nguy hiểm không?
Làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và bọt?
Cách phòng ngừa trẻ đi ngoài phân có nhầy và bọt
Kết luận
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn non nớt và chưa được hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc các vấn đề tiêu hóa. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ ăn ngon, tăng cân tự nhiên và khỏe mạnh. Chính vì vậy, các mẹ hết sức lưu ý về sức khỏe đường ruột của trẻ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì bị gì?
Bình thường, trẻ sơ sinh sẽ đi cầu sau mỗi lần bú mẹ. Trung bình, trẻ sẽ đi ngoài khoảng 5 - 7 lần/ngày. Phân của trẻ có màu vàng sậm, hơi sệt. Nếu trẻ đi ngoài ra phân lỏng, phân có bọt kèm theo có dịch nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì có thể là trẻ đã bị tiêu chảy.
Biểu hiện của trẻ bị tiêu chảy gồm:
Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, đi ngoài liên tục
Trẻ bú kém
Trẻ quấy khóc do đau bụng
Tính chất của phân thay đổi: phân lỏng, nhiều nước, phân có bọt, phân có dịch nhầy, phân chuyển màu...
Trẻ sốt
Nôn, trớ
Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể tự hết trong khoảng từ 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể diễn biến rất nhanh dẫn đến mất nước quá nhiều, gây suy thận và suy hô hấp. Do đó, cha mẹ nên chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện kèm biểu hiện sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ quấy khóc, khó chịu khi bị đau bụng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như: rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa, hấp thu dưỡng chất kém... Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì nguyên nhân gây tiêu chảy còn có thể do mẹ ăn quá nhiều thức ăn có tính nhuận tràng hoặc phản ứng của thuốc.
Nếu bé sơ sinh đi ngoài có bọt, phân lỏng hơn và có chất nhầy rất có thể đường ruột đang bị kích thích do chưa tiêu hóa hết chất đường có trong sữa.
Rối loạn tiêu hóa
Đa phần trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt xuất phát từ vấn đề rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn ở đây tức là nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm khuẩn từ núm bình hoặc ti mẹ chưa được vệ sinh sạch sẽ trước khi bú. Hoặc do tay trẻ bị bẩn và trẻ thường có thói quen mút tay nên dễ bị nhiễm khuẩn. Khi bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, trẻ thường có triệu chứng như đau bụng, sốt, buồn nôn, sụt cân và tiêu chảy sủi bọt.
Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Tình trạng trẻ bị quá tải tiêu hóa đường trong sữa cũng gây nên hiện tượng tiêu chảy sủi bọt ở trẻ sơ sinh. Hầu hết các mẹ không biết rằng, trong sữa mẹ gồm có sữa trước và sữa sau. Sữa trước chứa nhiều đường và ít chất dinh dưỡng hơn nên khi cho trẻ bú nhiều loại sữa này khiến con đi ngoài. Bởi vậy, lời khuyên cho các mẹ là nên vắt bỏ sữa đầu và cho trẻ bú sữa sau đặc hơn, nhiều chất dinh dưỡng hơn sẽ giúp trẻ hạn chế được ỉa chảy sủi bọt.
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, rất nhạy cảm với những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng. Nếu mẹ ăn nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ cũng khiến trẻ bị đi ngoài.
Trẻ uống sữa công thức bị tiêu chảy
Đối với trẻ bú sữa công thức, đa phần trẻ sơ sinh bị táo bón nhiều hơn là tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy sủi bọt, có thể do trẻ chưa quen với sữa mới, hệ thống tiêu hóa cần thời gian thích nghi.
Chính vì vậy, mẹ cần phải lựa chọn loại sữa phù hợp với bé yêu của mình.
Trẻ đi ngoài phân có nhầy và bọt có nguy hiểm không?
Đi ngoài có bọt nhầy ở trẻ sơ sinh có thể là do hệ tiêu hóa của trẻ gặp một số vấn đề nào đó. Những tác nhân gây hại có thể đã tấn công vào cơ quan này và gây ra các phản ứng với hệ miễn dịch của trẻ.
Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điều quan trọng nhất lúc này là các bậc phụ huynh nên tìm ra nguyên nhân để kịp thời khắc phục trước khi tình trạng này trở nặng hơn.
Nếu đã qua quá trình khắc phục các nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng đi ngoài có bọt nhầy của trẻ vẫn không thuyên giảm. Lúc này, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị hiệu quả.
Vì bé còn nhỏ, mẹ không nên tự ý chữa bằng mẹo dân gian mà nên cho con khám lại ở chuyên khoa tiêu hóa để có hướng điều trị cụ thể tốt nhất.
Làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và bọt?
Để tránh tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ sau sinh cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, điều quan trọng nhất là mẹ phải bù đủ nước cho con bằng cách cho con bú nhiều lần trong ngày.
Sau mỗi lần đi ngoài, mẹ cho bé uống 50-100ml oresol. Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải để đảm bảo bé không bị mất nước. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn cho trẻ sơ sinh dùng nước.
Bên cạnh đó, các mẹ cần lưu ý:
Đối với trẻ đang bú sữa mẹ: Mẹ hãy thử điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho lành mạnh, ăn nhiều rau, củ, quả, sữa chua, nước dừa… đồng thời hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào không có lợi cho sức khỏe.
Với trẻ đang uống sữa công thức: Bé có thể bị tiêu chảy sủi bọt từ 2 – 3 ngày để thích nghi với sữa mới. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên cân nhắc thay đổi nhãn sữa cho bé. Lưu ý, nên chọn các loại sữa không chứa lactose để giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
Trong trường hợp sau, mẹ cần đưa con đến bác sĩ khám:
Tiêu chảy sủi bọt 2 ngày không khỏi.
Trong phân có lẫn máu.
Bé mệt mỏi, bỏ ăn uống.
Bé bị sốt cao.
Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy là vấn đề gây lo lắng cho nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn điều trị kịp thời vấn đề này cho trẻ nó sẽ không gây bất cứ nguy hiểm nào. Vì thế, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ khi trẻ có những biểu hiện bất thường đầu tiên.
Cách phòng ngừa trẻ đi ngoài phân có nhầy và bọt
Vệ sinh sạch sẽ bình bú của trẻ và chú ý chế độ ăn uống của mẹ
Bình sữa của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
Nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý để khắc phục triệt để tình trạng đi ngoài có bọt nhầy ở trẻ. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số vấn đề sau đây.
Giữ vệ sinh các núm, bình sữa của trẻ thật sạch sẽ.
Nên giữ vệ sinh sạch sẽ các loại thức ăn trước khi chế biến đối với những trẻ ăn dặm.
Thay quần áo và chăn mền thường xuyên để phòng ngừa các tác nhân có hại tấn công vào cơ thể.
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, vì việc cho trẻ sử dụng sữa công thức quá sớm có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Đảm bảo tã của trẻ luôn khô thoáng, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sinh sôi.
Mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ khi trẻ mắc chứng đi ngoài có bọt vì sẽ làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ bài viết “Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt phải làm sao?”. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mẹ tìm ra được nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy và tìm được giải pháp điều trị thích hợp cho bé yêu của mình.
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chế độ dinh dưỡng bé 8 tháng tuổi cực kỳ quan trọng, bởi đây là giai đoạn vàng giúp bé phát triển. Rất nhiều bố mẹ lo lắng không biết nên bổ sung cho con thực đơn như thế nào, chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý để con được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Vậy thì hãy cùng xem thực đơn viện dinh dưỡng chia sẻ cho bé 8 tháng tuổi như thế nào nhé!
Chắc hẳn những người mẹ mang thai ai cũng lo lắng sợ bị cúm trong giai đoạn mang thai, vì nếu trong giai đoạn mang thai bị cúm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách phòng tránh cúm khi mang thai mà nhà thuốc Phương Chính muốn chia sẻ cho các mẹ.
Thời gian gần đây đã có không ít các trường hợp trẻ gặp sự cố khi ăn thạch rau câu? Vậy để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ bố mẹ có nên tiếp tục cho trẻ ăn thạch rau câu hay là nghiêm cấm trẻ ăn thạch? Sau những trường hợp đó để đảm bảo đến "tính mạng" của trẻ cùng xem các bác sĩ khuyên phụ huynh điều gì?
Xu hướng đặt tên ở nhà cho bé trai và bé gái đang ngày một phổ biến. Tưởng chừng như đơn giản nhưng việc này lại khiến cho nhiều cha mẹ phải đau đầu vì không biết làm thế nào để đặt tên cho con "chất - độc - lạ" nhưng vẫn ngô nghĩnh, đáng yêu, dễ gọi và dễ nuôi. Dưới đây danh sách tên gọi ấn tượng được Nhà thuốc Phương Chính tổng hợp được, mời cha mẹ cùng tham khảo.
Thực tế trong 6 tháng đầu đời thì “sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Tuy nhiên, sau 6 tháng trẻ vẫn cần rất nhiều dưỡng chất từ sữa để cơ thể phát triển một cách toàn diện nhất. Do đó, phụ huynh cũng cần phải cân nhắc đến việc bổ sung dưỡng chất từ sữa cho con yêu của mình.
Vitamin D3 K2 là sự kết hợp của Vitamin D3 và vitamin K2, chức năng nổi bật nhất của Vitamin K2 là gắn canxi về xương, giúp xây dựng và phát triển khung xương chắc khỏe, phát triển chiều cao vượt trội và bảo vệ sức khỏe tối ưu. Một trong những cách giúp bổ sung đầy đủ, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất chính là dùng thực phẩm chức năng. Vậy trên thị trường hiện nay có những loại sản phẩm D3 K2 nào tốt nhất cho trẻ? Để trả lời cho câu hỏi này mời bạn tham khảo bài Review 10 vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay được trình bày dưới đây.
Trẻ sơ sinh thường có làn da non nớt, nhạy cảm rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Nếu không chăm sóc cẩn thẩn da trẻ sẽ rất dễ bị mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da tiết bã,... Do đó, khi chọn mua sữa tắm cho con mẹ cần đặc biệt tỉ mỉ và thận trọng. Một loại sữa tắm thích hợp sẽ giúp giữ cho con làn da sạch sẽ, mềm mịn đồng thời giúp giúp chống lại các loại vi khuẩn gây hại cho da.
Trẻ sơ sinh rất dễ bị ho nhất là những ngày thời tiết thay đổi bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Thường những cơn ho này kéo dài rất lâu có thể là một tuần, hai tuần hay thậm chí cả tháng khiến bố mẹ sốt ruột và lo lắng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè như có đờm là những triệu chứng rất phổ biến. Mỗi khi thấy con bị như vậy bố mẹ rất buồn và lo lắng không biết phải làm gì để giúp cho con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng trên của trẻ một cách hiệu quả và an toàn.
Thông thường trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Chỉ khi bé bị nấc liên tục trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu kết thúc thì mới đáng lo ngại, đó có thể là sự báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.
Bị sôi bụng, xì hơi và đi ngoài là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, là bố mẹ khi thấy con gặp vấn đề về sức khỏe thì ai cũng đều lo sốt vó. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ cần biết được nguyên nhân vấn đề này là do đâu rồi từ đó tìm ra giải pháp thích hợp.
Táo bón là vấn đề thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ bé cải thiện tình trạng này thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ bỉm sữa cách phát hiện và giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả, giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé từ đó bé ăn uống hấp thu tốt hơn.