Thông thường trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Chỉ khi bé bị nấc liên tục trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu kết thúc thì mới đáng lo ngại, đó có thể là sự báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.
Xem nhanh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn
Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé
Thay đổi tư thế cho trẻ bú
Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của trẻ
Massage lưng cho bé
Cho bé ăn ít đường
Mật ong
Khóc
Khi trẻ bị nấc cụt tuyệt đối không nên thực hiện những hành động này
Làm cho con giật mình hoặc dọa con
Cho bé ăn bánh kẹo chua
Tác động mạnh vào lưng bé
Ấn vào nhãn cầu mắt
Kéo lưỡi hoặc xương của bé
Cách phòng trẻ sơ sinh bị nấc
Mặc dù trẻ sơ sinh bị nấc không nguy hiểm nhưng cũng rất khó chịu. Vì thế bố mẹ cũng cần phải có giải pháp giúp bé khắc phục tình trạng này để bé cảm thấy thoải mái hơn. Trong bài viết dưới đây sẽ chỉ có bố mẹ biết nguyên nhân khiến trẻ hay bị nấc và một và gợi ý về cách chữa nấc cụt hiệu quả, nhanh chóng và an toàn cho bé. Mời bố mẹ cùng tham khảo!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Nấc cụt là hiện tượng xuất hiện những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành, các cơn này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Có thể là do ảnh hưởng từ một vài lý do sau:
Trào ngược dạ dày thực quản
Ở trẻ sơ sinh, các cơ quan tiêu hóa của trẻ, trong đó có dạ dày, chưa được phát triển hoàn thiện. Vì thế khi axit trong dạ dày đi ngược lại vào thực quản sẽ xuất hiện tình trạng nấc ở trẻ.
Cho con bú quá no
Khi bé bú quá no, đồng nghĩa bé đã nuốt nhiều không khí nhất là lúc bú bình. Vì khi bú bình không đúng cách khiến cho bé nuốt được một lượng khí đáng kể vào dạ dày. Khi đạt vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày, nó tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.
Bú bình là một trong những nguyên nhân khiến bé thường xuyên bị nấc.
Nhiệt độ không khí thay đổi
Khi nhiệt thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi. Điều này có thể tạo ra tiếng nấc.
Dị ứng
Bé có thể bị dị ứng với thành phần trong sữa công thức hoặc thậm chí là sữa mẹ, từ đó gây nên tình trạng viêm thực quản mà nấc cụt là một trong những biểu hiện của bệnh lý này. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bé bú mẹ cũng có thể bị dị ứng với những thực phẩm mà mẹ tiêu thụ.
Hen suyễn
Một khi cơn hen khởi phát, các ống phế quản phổi sẽ bị viêm làm hạn chế luồng không khí đi vào phổi. Điều này khiến bé thở khò khè (giống như tiếng huýt sáo). Lúc này, cơ hoàn của trẻ cũng bị co thắt dẫn đến việc bé bị nấc cụt.
Hít phải khí ô nhiễm
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh. Khi hít phải khói, mùi ô nhiễm hay mùi quá gắt, bé sẽ dễ bị ho hơn. Việc bé ho quá nhiều khiến cơ hoành bị tổn thương sẽ dẫn đến nấc.
Mỗi khi bé bị nấc, nếu được bố mẹ hãy dành chút thời gian để ghi lại thời gian bé bị nấc rồi quan sát, nếu thấy bé bị nấc liên tục trong thời gian dài hãy đưa bé đế gặp bác sĩ. Lúc này, những gì bố mẹ đã ghi lại sẽ phát huy được tác dụng của nó.
Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Việc chữa nấc cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, ăn/uống sữa cũng thuận tiện hơn. Để giúp bé thoát khỏi tình trạng này bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau:
Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn
Trong 6 tháng đầu đời, nếu có thể mẹ hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn thay vì sữa công thức. Nếu bé bị nấc mẹ hãy cho bé ti. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé uống thêm bất kỳ loại nước nào trừ sữa. Còn nếu bé uống sữa công thức thỉnh thoảng bố mẹ có thể cho bé uống thêm 1 ít nước sôi để nguội. Trong trường hợp bé đã ăn dặm, mẹ cũng có thể từ từ cho trẻ uống nước. Đây là một cách chữa nấc hiệu quả ở trẻ sơ sinh.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ hạn chế nấc cụt ở trẻ.
Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé
Mẹ có thể dùng hai ngón tay trỏ để nhét vào lỗ tai của trẻ trong khoảng 30 giây. Hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ mũi của trẻ, cùng lúc giữ miệng trẻ khép lại. Thực hiện hành động này trong khoảng 10-15 lần, mỗi lần khoảng 2-3 giây và khoảng cách mỗi lần thực hiện là 3 giây. Chú ý, khi thực hiện các động tác này, cha mẹ cần chú ý thật nhẹ nhàng, không được mạnh tay.
Thay đổi tư thế cho trẻ bú
Nếu sau mỗi lần ti, trẻ đều bị nấc cụt thì nguyên nhân rất có thể là do mẹ chưa cho bé ti đúng cách. Mẹ nên đổi tay, đổi tư thế cho bé ti sao cho hạn chế tối đa lượng không khí đi vào miệng và dạ dày của trẻ. Hoặc mẹ nên giữ bé ngồi thẳng khoảng 15 phút sau mỗi lần ti việc làm này sẽ giảm đáng kể tình trạng nấc cụt của bé.
Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của trẻ
Hành động vỗ nhẹ vào lưng với động tác dứt khoát sẽ giúp bé ợ hơi và đưa không khí trong dạ dày ra ngoài. Điều này làm cho cơ hoành của bé được thư giãn và giảm khả năng nấc cụt.
Massage lưng cho bé
Đặt con ngồi thẳng và nhẹ nhàng xoa lưng theo hình vòng tròn. Mẹ cũng có thể đặt bé nằm trên bụng mình và massage tương tự như lúc để bé ngồi. Massage nhẹ nhàng để bé cảm thấy thoải mái. Phương pháp massage sẽ giúp bé căng cơ hoành và ngăn chặn cơn nấc cụt.
Massage lưng cho bé - cách làm giảm nấc cụt hữu hiệu.
Cho bé ăn ít đường
Nếu bé yêu đã đủ 6 tháng tuổi và đang được cho ăn dặm, mẹ có thể cho đường vào dưới lưỡi của bé. Còn với bé nhỏ hơn, mẹ hãy cho một ít siro lên núm ti giả rồi cho bé ngậm. Với cách đơn giản này, bạn có thể ngăn những cơn nấc cụt của trẻ.
Mật ong
Tương tự như đường, cho bé ngậm mật ong cũng sẽ giúp làm giảm nấc cụt ở trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi thì không nên sử dụng mật ong vì trẻ dưới 1 tuổi thường hay dị ứng với thành phần này.
Khóc
Khóc cũng là cách làm giảm nấc cụt ở trẻ sơ sinh hữu hiệu. Khi trẻ khóc sẽ làm giãn thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành. Tuy nhiên, không vì thế mà bố mẹ tìm mọi cách cho trẻ khóc đâu nhé! Hãy dùng cách khác để giúp bé ngăn chặn tình trạng này tốt hơn.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng nấc cụt của bé vẫn không thuyên giảm mà còn kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bác mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
Khi trẻ bị nấc cụt tuyệt đối không nên thực hiện những hành động này
Một số biện pháp giúp giảm nấc cụt có thể sẽ hiệu quả với người lớn, tuy nhiên nó không nên được áp dụng lên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì nó có thể gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Làm cho con giật mình hoặc dọa con
Khi người lớn bị nấc cụt một tiếng nổ lớn, một sự hù dọa có thể sẽ khiến cơn nấc cụt biến mất đi. Tuy nhiên hành động này không có ý nghĩa đối với trẻ, không những thế nó còn có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ của trẻ sơ sinh hay thậm chí còn làm tổn thương cột sống của trẻ.
Cho bé ăn bánh kẹo chua
Cũng tương tự như trên, kẹo chua cũng có thể tác dụng tốt với người lớn trong việc giảm cơn nấc cụt nhưng với trẻ nhỏ thì không. Ngay cả khi con đã hơn 12 tháng tuổi, bạn vẫn không nên cho bé ăn kẹo chua hoặc các loại thực phẩm chua để giảm bớt cơn nấc cụt. Hầu hết các loại kẹo chua có chứa axit không tốt cho sức khỏe của bé.
Tác động mạnh vào lưng bé
Các dây chằng trong khung xương của bé vẫn còn mềm nên bất cứ tác động mạnh nào cũng có hại cho bé. Do đó, đừng bao giờ vỗ mạnh vào lưng bé để làm giảm nấc cụt. Nếu làm hãy thực hiện nó một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
Ấn vào nhãn cầu mắt
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các cơ giúp mắt chuyển động của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển, bé vẫn chưa biết cách tự điều khiển mắt của mình. Do đó, bạn không được ấn vào nhãn cầu của bé dù chỉ ấn nhẹ.
Kéo lưỡi hoặc xương của bé
Các cơ quan, bộ phận trên cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn rất non nớt, do đó việc kéo xương hay lưỡi để ngăn chặn tình trạng nấc cụt ở bé là việc không được phép làm. Nấc cụt là một phiền toái tạm thời và có thể được giải quyết không bằng cách này thì bằng cách khác. Do đó, hành động này thực sự không cần thiết.
Cách phòng trẻ sơ sinh bị nấc
Như chúng ta đều biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tuy rằng bị nấc không nguy hiểm nhưng điều này sẽ khiến bé khó chịu, gặp khó khăn khi ăn/uống sữa, bé dễ bị quấy khóc. Vì thế, mẹ có thế áp dụng các biện biện pháp dưới đây để giúp ngăn ngừa tình trạng nấc cụt xảy ra đối với bé yêu nhà mình:
Giữ nhiệt độ phòng ổn định, không tăng hoặc hạ nhiệt độ đột ngột. Tránh để nhiệt độ quá thấp, việc này có thể khiến bé bị lạnh. Trong điều kiện thời tiết lạnh hơn bình thường kèm theo gió, mẹ có thể choàng thêm 1 chiếc khăn xô vào cổ cho bé để tránh gió. Khép bớt các cửa sổ để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.
Cho bé ngậm kẹo gừng (nếu bé có thể ngậm) hoặc bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai bé.
Khi tắm cho bé cần lưu ý, nhiệt độ nước tắm không được chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ phòng. Mùa đông lạnh thì cần bật quạt sưởi để phòng ấm hơn.
Đặc biệt lưu ý, mẹ không nên cho bé ăn khi bé quá đói cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no. Việc làm này rất dễ khiến bé bị nấc cụt đồng thời cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Thay vì để bé đói rồi mới cho bé ăn, mẹ hãy cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ khiến bé bị nấc cụt. Ngoài ra, mẹ cũng chú ý cho bé bú đúng tư thế để sữa chảy vào dạ dày dễ dàng hơn.
Khi cho bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh khiến dạ dày bị dãn hơi. Sau khi cho bé ăn nên bế cao đầu hoặc giữ bé ngồi thẳng đứng khoảng 10 - 15 phút.
Tóm lại, nấc cụt ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm, cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức của bé bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý nếu bé bị nấc cục liên tục trong một thời gian dài bố mẹ nên nghĩ ngay đến việc bé có thể bị bệnh liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa. Lúc này, cách tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân bé bị nấc và nhận tư vấn về cách chữa nấc cho bé.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Như chúng ta đã biết, trung bình nước chiếm khoảng 70% trọng lượng của cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Còn đối với trẻ sơ sinh thì tổng lượng nước chiếm đến khoảng 75 - 80% cơ thể. Tuy nhiên, lượng nước để bổ sung cho trẻ sơ sinh không phải xuất phát từ nước đun sôi để nguội, nước lọc hay nước tinh khiết mà là từ một nguồn khác. Vậy thì, lượng nước mà trẻ sơ sinh cần được bổ sung từ nguồn nào và có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Bài viết dưới sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này, cùng tham khảo ngay nhé!
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Thế nhưng lại có những bé bú mẹ không tăng cân, nguyên nhân có thể do sữa mẹ không đạt chất lượng. Vì thế, nhiều mẹ đã nghĩ đến việc bổ sung sữa để giải quyết vấn đề này. Vậy mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra đáp án mẹ nhé!
Mùa đông trẻ rất dễ bị các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi... vì thế việc chăm sóc trẻ sơ sinh rất quan trọng. Dưới đây nhà thuốc Phương Chính sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách trong những ngày đông giá rét này. Các mẹ cùng theo dõi để có thêm kinh nghiệm nhé.
Que thử thai là vật dụng khá quen thuộc, được xem là biện pháp nhanh và đơn giản giúp xác định bản thân có mang thai hay không. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều chị em còn bỡ ngỡ về cách dùng que thử thai và hoang mang về mức độ chính xác của nó. Một số kiến thức trong bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan hơn về que thử thai và an tâm hơn khi sử dụng.
Bài viết được biên soạn bởi nhà thuốc uy tín hơn 35 năm với cùng với nguồn tham khảo từ bác sĩ Trần Công (Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Nhi Khoa), đây được coi như một cẩm nang về bổ sung vitamin D mà các mẹ cần phải biết trước khi có ý định bổ sung vitamin D cho bé.
Thực tế trong 6 tháng đầu đời thì “sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Tuy nhiên, sau 6 tháng trẻ vẫn cần rất nhiều dưỡng chất từ sữa để cơ thể phát triển một cách toàn diện nhất. Do đó, phụ huynh cũng cần phải cân nhắc đến việc bổ sung dưỡng chất từ sữa cho con yêu của mình.
Canxi là khoáng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Canxi là thành phần thúc đẩy sự phát triển xương và răng ở trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy bổ sung canxi cho bé như thế nào cho đúng, đủ và nên bổ sung loại nào? là vấn đề được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Để trả lời cho thắc mắc này, cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Vitamin D3 K2 là sự kết hợp của Vitamin D3 và vitamin K2, chức năng nổi bật nhất của Vitamin K2 là gắn canxi về xương, giúp xây dựng và phát triển khung xương chắc khỏe, phát triển chiều cao vượt trội và bảo vệ sức khỏe tối ưu. Một trong những cách giúp bổ sung đầy đủ, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất chính là dùng thực phẩm chức năng. Vậy trên thị trường hiện nay có những loại sản phẩm D3 K2 nào tốt nhất cho trẻ? Để trả lời cho câu hỏi này mời bạn tham khảo bài Review 10 vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay được trình bày dưới đây.
Trẻ sơ sinh thường có làn da non nớt, nhạy cảm rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Nếu không chăm sóc cẩn thẩn da trẻ sẽ rất dễ bị mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da tiết bã,... Do đó, khi chọn mua sữa tắm cho con mẹ cần đặc biệt tỉ mỉ và thận trọng. Một loại sữa tắm thích hợp sẽ giúp giữ cho con làn da sạch sẽ, mềm mịn đồng thời giúp giúp chống lại các loại vi khuẩn gây hại cho da.
Không phải lúc nào muốn là có thể cho bé ăn dặm ngay, để có thể bổ sung dưỡng chất đúng cho bé bằng cách ăn dặm thì mẹ cần biết được tháng bắt đầu cho bé sơ sinh ăn dặm là khi nào, thực đơn ăn dặm cho bé gồm những gì, sẽ ra sao nếu như cho bé ăn dặm khi chưa đủ tháng hoặc muộn hơn… Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về thời gian ăn dặm cho bé và những thông tin liên quan, cùng tham khảo ngay nhé!
Trẻ sơ sinh rất dễ bị ho nhất là những ngày thời tiết thay đổi bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Thường những cơn ho này kéo dài rất lâu có thể là một tuần, hai tuần hay thậm chí cả tháng khiến bố mẹ sốt ruột và lo lắng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè như có đờm là những triệu chứng rất phổ biến. Mỗi khi thấy con bị như vậy bố mẹ rất buồn và lo lắng không biết phải làm gì để giúp cho con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng trên của trẻ một cách hiệu quả và an toàn.