Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà
phuongchinh-logo

Hướng dẫn chi tiết cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà

- Ngày đăng:08/05/2023
Dưới đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà mẹ có thể tham khảo và học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho mình.

Xem nhanh

  • 10 điều cần biết khi tắm cho trẻ sơ sinh
    • 1. Dùng khăn ẩm để vệ sinh cho bé trong những ngày đầu
    • 2. Chú ý các kẽ trên da
    • 3. Gội đầu cho trẻ sơ sinh
    • 4. Tắm cho trẻ sơ sinh trong thau/chậu
    • 5. Kiểm tra nhiệt độ nước
    • 6. Luôn giữ bé an toàn
    • 7. Tắm phần lưng của bé
    • 8. Làm sạch các vùng nhạy cảm
    • 9. Tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ cố định
    • 10. Bé khóc khi đang tắm

10 điều cần biết khi tắm cho trẻ sơ sinh

1. Dùng khăn ẩm để vệ sinh cho bé trong những ngày đầu

Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa kỳ khuyến nghị bố mẹ, trong một hai tuần đầu chỉ nên dùng khăn ẩm để vệ sinh cho bé đến khi nào cuống rốn rụng hoặc lành vùng da quy đầu đã cắt. Tránh trường hợp nước vào cuống rốn làm con bị nhiễm trùng.

Để vệ sinh cho bé trong thời gian này, mẹ hãy đặt bé nằm ngửa trên một tấm khăn lót, sau đó làm ẩm một chiếc khăn nhỏ rồi lau mặt cho bé trước. Tiếp theo dùng bông gòn hoặc một góc của chiếc khăn lau hai bên mắt của con theo chiều từ trong ra ngoài. Rồi mới đến vị trí quanh miệng, cằm của bé. Giai đoạn này mẹ chỉ cần dùng nước trắng hoặc nước lá, nước chè tươi tắm cho bé. Không nên sử dụng xà bông tắm cho con quá sớm, không tốt cho làn da nhạy cảm của con.

Dùng khăn ẩm để vệ sinh cho bé trong những ngày đầu
Sau khi con rụng rốn, bố mẹ có thể tắm cho con trong chậu nước bình thường.

2. Chú ý các kẽ trên da

Khi lau hay tắm cho con, bố mẹ cần kiểm tra và tắm kỹ các kẽ trên da con: vùng da dưới cánh tay, các khẽ quanh cổ, khu vực quấn tã, sau tai, kẽ tay, kẽ chân... nhất là những bé mũm mĩm vì thường có nhiều ngấn.

Nếu thời tiết lạnh, bố mẹ nên dùng đèn sưởi khi tắm cho bé, hoặc lau phần nào cho bé thì cởi quần áo phần đó, tránh làm con bị lạnh.

3. Gội đầu cho trẻ sơ sinh

Khi gội đầu cho trẻ, mẹ cần nhẹ nhàng xoa vì da trẻ còn rất mỏng. Nếu tóc con dày, mẹ nên dùng một chút xà bông loại cho trẻ để gội cho sạch. Khi gội đầu cho trẻ, mẹ chú ý không để nước bắn vào mắt con nhé. Tốt nhất mẹ nên dùng một chiếc khăn mỏng để lên trán của trẻ.

Sau khi gội đầu cho trẻ, mẹ dùng một chiếc khăn khô mềm để lau khô đầu cho con rồi tắm cho con.

4. Tắm cho trẻ sơ sinh trong thau/chậu

Khi cơ thể bé đã sẵn sàng để tắm một cách bình thường, bố mẹ có thể sử dụng thau/chậu bằng nhựa hoặc bồn rửa để đặt trẻ vào. Trước khi dùng nên rửa qua bồn hoặc thau/chậu và lót bằng một tấm khăn sạch.

Trước khi tắm cho con, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bên cạnh chậu, để đảm bảo trong quá trình tắm cho con không bị thiếu đồ. Mẹ nên để tất cả đồ cần dùng ở vị trí thuận tiện lấy, tránh trường hợp để trẻ một mình trong nước và đi lấy vật dùng.

Tắm cho trẻ sơ sinh trong thau/chậu
Mẹ nên lựa chọn các loại thau/chậu phù hợp với trẻ sơ sinh.

5. Kiểm tra nhiệt độ nước

Nhiệt độ tắm thích hợp cho trẻ là khoảng 38 độ. Bố mẹ luôn phải kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cùi chỏ hoặc mặt trong của cổ tay trước khi tắm cho trẻ. Nên tắm cho trẻ ở nơi ấm áp, thoải mái, tránh bị gió lùa.

Các chuyên gia khuyên rằng nên đổ trước khoảng 5cm nước ấm vào chậu tắm, sau đó tiếp tục đổ chầm chậm nước ấm lên cơ thể bé trong suốt quá trình tắm để tránh cảm giác lạnh. Theo một số nghiên cứu, mực nước trong chậu cao vừa khỏi tầm vai của bé sẽ có tác dụng giữ ấm và đem lại sự thoải mái tối đa. Tuy nhiên, yếu tố an toàn phải luôn được đặt lên hàng đầu với bất kỳ lượng nước nào.

6. Luôn giữ bé an toàn

Khi tắm cho bé, bố mẹ cần giữ an toàn cho trẻ bằng việc giữ trẻ vững chắc trên tay. Dùng cánh tay không thuận để hỗ jd dầu và cổ của bé, tay còn lại giữ và tắm cho bé.

7. Tắm phần lưng của bé

Để tắm phần lưng và mông cho bé, mẹ cần nhẹ nhàng lật bé. Hãy nắm lấy nách bé, đồng thời cho bé nằm trên cánh tay và cẩn thận ngả người bé về phía trước.

8. Làm sạch các vùng nhạy cảm

Để làm sạch vùng kín của trẻ, mẹ dùng một miếng vải mềm và sạch, thêm một ít xà bông, thấm nước ẩm rồi vệ sinh cho bé. Đối với bé gái, lau nhẹ nhàng từ trước ra sau, đối với bé trai đã cắt bao quy đầu bố mẹ nên dùng khăn nhẹ nhàng lau sạch dương vật. Còn những bé trai không cắt bao quy đầu thì cũng không cần kéo da quy đầu ra, mẹ chỉ cần dùng sữa tắm và khăn vệ sinh cho bé bình thường.

Để hiểu rõ hơn, mời mẹ tham khảo video hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh bên dưới:

9. Tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ cố định

Tắm cho trẻ mẹ nên tắm cho bé theo giờ cố định để tạo thói quen cho bé. Với mỗi độ tuổi có khung giờ tắm hợp lý, mẹ có thể tham khảo thêm để lựa giờ tắm cho bé nhà mình.

Bố mẹ lưu ý, không nên tắm lúc con đói hay lúc con sắp đến giờ ngủ. Vì khi đó tắm có thể bé sẽ gắt gỏng, thậm chí bé có thể bị các vấn đề về hệ tiêu hóa.

10. Bé khóc khi đang tắm

Nếu con khóc khi tắm, bố mẹ nên ngừng việc tắm cho bé, nhanh chóng lau khô người bé và an ủi bé. Dần dần tắm lại cho bé từ việc vệ sinh mặt, mũi, cổ... cho bé. Hãy giúp bé làm quen với việc tắm để con bớt sợ, bớt khóc.

Sau khi tắm mẹ nên thoa thêm cho trẻ kem dưỡng ẩm để giúp da trẻ mềm mịn hơn, để trẻ không bị khô da.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn mẹ đã có kinh nghiệm trong việc tắm cho trẻ rồi phải không. Việc tắm cho trẻ không những giúp trẻ luôn được sạch sẽ mà còn giúp trẻ kích thích các giác quan. Và đây cũng là khoảng thời gian con được cảm nhận được bàn tay chăm sóc của mẹ.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Cách chữa táo bón dân gian cho trẻ sơ sinh

Đối với các ông bố bà mẹ bỉm sữa vấn đề táo bón ở trẻ dường như đã trở thành "chuyện thường ngày" rồi phải không? Vì bố mẹ biết giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ có thể thường xuyên bị táo bón và điều này làm các bậc cha mẹ rất lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ mách cho bố mẹ bỉm sữa cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, an toàn, hiệu quả, giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, con ăn uống hấp thu tốt hơn.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 đến 10 tháng theo chuẩn viện dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng bé 8 tháng tuổi cực kỳ quan trọng, bởi đây là giai đoạn vàng giúp bé phát triển. Rất nhiều bố mẹ lo lắng không biết nên bổ sung cho con thực đơn như thế nào, chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý để con được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Vậy thì hãy cùng xem thực đơn viện dinh dưỡng chia sẻ cho bé 8 tháng tuổi như thế nào nhé!

Tại sao cần phải bổ sung DHA cho trẻ ngay khi còn nhỏ?

DHA là thành phần không thể thiếu đối với một đứa trẻ, bởi chúng rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác của trẻ. DHA cần thiết cho quá trình Myelin hóa tế bào thần kinh, tác động đến màng sináp - bộ phận điều khiển sự phóng thích và tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh, giúp sự truyền tín hiệu giữa các tế bào não hiệu quả hơn.

Sản phẩm liên quan
Sữa tắm gội hữu cơ Dottorprimo Emergel cho bé có làn da nhạy cảm
Sữa tắm gội hữu cơ Dottorprimo Emergel cho bé có làn da nhạy cảm
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:DottorPrimo
263.000₫
Sữa tắm gội cho bé Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo
Sữa tắm gội cho bé Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo
Xuất xứ:Mỹ
Thương hiệu:Cetaphil
150.000₫
Bài viết liên quan
Nên cho trẻ sơ sinh uống canxi tăng chiều cao loại nào, vào lúc nào?

Canxi là khoáng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Canxi là thành phần thúc đẩy sự phát triển xương và răng ở trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy bổ sung canxi cho bé như thế nào cho đúng, đủ và nên bổ sung loại nào? là vấn đề được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Để trả lời cho thắc mắc này, cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh được mấy tháng thì cho ăn dặm?

Không phải lúc nào muốn là có thể cho bé ăn dặm ngay, để có thể bổ sung dưỡng chất đúng cho bé bằng cách ăn dặm thì mẹ cần biết được tháng bắt đầu cho bé sơ sinh ăn dặm là khi nào, thực đơn ăn dặm cho bé gồm những gì, sẽ ra sao nếu như cho bé ăn dặm khi chưa đủ tháng hoặc muộn hơn… Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về thời gian ăn dặm cho bé và những thông tin liên quan, cùng tham khảo ngay nhé!

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Táo bón là vấn đề thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ bé cải thiện tình trạng này thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ bỉm sữa cách phát hiện và giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả, giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé từ đó bé ăn uống hấp thu tốt hơn.

Trẻ sơ sinh ho, thở khò khè như có đờm phải làm sao?

Ho, thở khò khè như có đờm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi con có biểu hiện này mẹ rất lo lắng, sốt ruột và muốn giúp đỡ con nhưng mẹ lại không biết con bị gì và giúp con bằng cách nào? Vậy thì, mẹ đừng phiền muộn nữa, vì bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ vấn đề trên, cùng tham khảo ngay mẹ nhé.

Nên cho trẻ sơ sinh uống vitamin d3 vào lúc nào trong ngày thì tốt nhất?

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại vitamin D cho trẻ sơ sinh, vậy loại vitamin D nào là tốt nhất và sử dụng vitamin D cho trẻ vào lúc nào thì mang lại hiệu quả cao nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên, cùng tham khảo để biết được đáp án ngay mẹ nhé.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Như chúng ta đã biết, trung bình nước chiếm khoảng 70% trọng lượng của cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Còn đối với trẻ sơ sinh thì tổng lượng nước chiếm đến khoảng 75 - 80% cơ thể. Tuy nhiên, lượng nước để bổ sung cho trẻ sơ sinh không phải xuất phát từ nước đun sôi để nguội, nước lọc hay nước tinh khiết mà là từ một nguồn khác. Vậy thì, lượng nước mà trẻ sơ sinh cần được bổ sung từ nguồn nào và có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Bài viết dưới sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này, cùng tham khảo ngay nhé!

Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không?

Hiện nay, núm ti giả là một loại sản phẩm được rất nhiều cha mẹ sử dụng cho bé yêu nhà mình nhằm giúp bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mẹ bỉm nghi ngờ về khả năng này của sản phẩm. Vậy, thực hư việc sử dụng núm ti giả cho bé như thế nào, cho bé sử dụng sản phẩm này liệu có có tốt không, nó có lợi và hại gì đối với bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của mẹ, cùng tham khảo ngay nhé!

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng