12 Cách Trị Nghẹt Mũi, Sổ Mũi, Thở Khò Khè Cho Trẻ Sơ Sinh Nhanh Nhất
phuongchinh-logo

12 Cách trị nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè như có đờm cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

- Ngày đăng:14/04/2023
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè như có đờm là những triệu chứng rất phổ biến. Mỗi khi thấy con bị như vậy bố mẹ rất buồn và lo lắng không biết phải làm gì để giúp cho con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng trên của trẻ một cách hiệu quả và an toàn.

Xem nhanh

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi
    • Cảm lạnh và cảm cúm
    • Dị ứng
    • Do dị vật trong mũi
    • Do không khí khô
    • Amidan hoặc VA sưng to
  • 12 cách trị nghẹt mũi, sổ mũi cho trẻ sơ sinh
    • 1. Nhỏ nước muối sinh lý
    • 2. Hút mũi
    • 3. Tắm nước gừng
    • 4. Thoa dầu vào lòng bàn tay, bàn chân
    • 5. Nằm cao đầu khi ngủ
    • 6. Massage mũi cho bé
    • 7. Tăng cữ bú cho trẻ
    • 8. Chườm khăn ấm lên tai
    • 9. Vỗ lưng
    • 10. Tạo độ ẩm không khí trong phòng
    • 11. Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá
    • 12. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
  • Một số việc bố mẹ nên tránh khi chữa sổ mũi, nghẹt mũi cho bé
  • Phương pháp phòng tránh sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi

Sổ mũi hay chảy nước mũi là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe, đặc trưng bởi chảy dịch (chất nhầy) từ mũi.

Chất nhầy là một chất bảo vệ được sản xuất bởi màng nhầy. Chất nhầy làm ẩm không khí và hoạt động như một rào cản để giữ bụi, phấn hoa và vi khuẩn không xâm nhập vào phổi. Đôi khi tình trạng kích thích hoặc viêm trong đường mũi có thể dẫn đến tăng sản xuất chất nhầy. Khi điều này xảy ra, chất nhầy dư thừa có thể chảy ra ngoài.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là tình trạng tắc nghẽn khoang mũi do dịch nhầy. Dịch này sẽ tăng tiết và làm hẹp đường thở khiến cho bé cảm thấy khó thở. Trẻ sơ sinh vốn chưa biết tự thở bằng miệng nên khi bị ngạt mũi sẽ rất khó chịu. Lúc này, mẹ sẽ thấy trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc, không muốn bú nữa.

Tuy sổ mũi và nghẹt mũi có khái niệm khác nhau, biểu hiện khác nhau nhưng nguyên nhân khởi phát là như nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh:

Cảm lạnh và cảm cúm

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi
Cảm lạnh và cảm cúm là nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trẻ em có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi mắc bệnh, bé có thể xuất hiện các triệu chứng như trẻ bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, sốt, nhức mỏi toàn thân, đau họng…

Dị ứng

Trẻ bị dị ứng với các tác nhân như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ,… Ngoài sổ mũi, dị ứng còn kèm theo phát ban, hắt hơi, mẩn ngứa,…

Do dị vật trong mũi

Trẻ mới sinh ra thường sẽ có nước nhầy trong bào thai dính vào trong mũi, nếu hút không sạch cũng sẽ gây ra sổ mũi, nghẹt mũi.

Ngoài ra, dị vật đó có thể là: hạt, đậu khô, bỏng ngô, nút áo, viên bi, giấy, sỏi, đồ chơi bằng nhựa, cao su xốp hoặc pin nhỏ dính vào mũi. Dính dị vật ở mũi là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, nếu bố mẹ không sớm phát hiện sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Các dấu hiệu trẻ sổ mũi cho thấy đã có dị vật trong mũi là: thở ồn ào, nước mũi chảy ra có màu xanh lá cây hoặc vàng, đôi khi kèm máu, mũi có thể sưng lên và gây đau.

Do không khí khô

Vào mùa đông tiết trời khô hanh dễ làm niêm mạc mũi vốn yếu ớt và nhạy cảm của bé trở nên khô hơn, dịch tiết ra ít hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sổ mũi do không khí khô thì thường vẫn khỏe mạnh, không có biểu hiện mệt mỏi như khi bị cảm cúm, cảm lạnh nhưng trẻ thường xuyên khịt mũi và chảy nước mũi.

Amidan hoặc VA sưng to

Amidan và VA có chức năng nhận diện, bắt giữ vi khuẩn và virus xâm nhập qua mũi, cổ họng từ đó sản sinh kháng thể tự nhiên để chống lại các vi khuẩn, virus có hại đó. Khi Amidan và VA sưng to hoặc bị viêm, khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể suy giảm và gây ra sổ mũi, nghẹt mũi, thở ồn ào ở trẻ em.

12 cách trị nghẹt mũi, sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi bố mẹ cần can thiệp sớm để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ. Đồng thời, việc làm này cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm vọng, viêm tác vòi tai, viêm thanh – khí- phế quản,.. ở trẻ.

Dưới đây là một số cách chữa ngạt mũi, sổ mũi tại nhà bố mẹ có thể dựa vào đây để hỗ trợ  điều trị cho bé giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

1. Nhỏ nước muối sinh lý

Nhỏ nước muối sinh lý là cách chữa sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.
Nhỏ nước muối sinh lý là cách chữa sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.

Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ dịch nhầy, làm sạch mũi và giúp bé dễ thở hơn. Đây là cách được nhiều bà mẹ áp dụng nhất vì cách làm này đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả rất tốt. 

Để giúp làm sạch chất nhầy trong mũi của bé khi bé bị sổ mũi bằng nước múi sinh lý, bố mẹ làm như sau:

  • Ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm trước khi nhỏ mũi cho trẻ.
  • Cho bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa nhẹ ra sau sao cho đầu thấp hơn chân để tránh bé bị sặc.
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào từng bên mũi với liều lượng: Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 – 5 giọt.
  • Đợi khoảng 30 giây để nước muối làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi.
  • Cho trẻ ngồi dậy xì mũi hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi (trẻ nhỏ không biết xì mũi).

Thực hiện nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ khoảng 4 lần mỗi ngày cho đến khi trẻ không còn bị sổ mũi, nghẹt mũi nữa.

Lưu ý: Trong quá trình quan sát bé bị sổ mũi, nếu nước mũi của bé chuyển từ màu trắng trong sang màu vàng xanh, bố mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và có cách chữa trị thích hợp nhất.

2. Hút mũi

Hút mũi cũng là một trong những phương pháp được nhiều mẹ áp dụng khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, sổ mũi. Hút mũi đơn giản là cách hút dịch nhầy và làm sạch khoang mũi cho trẻ.

Trước khi hút mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý với mục đích làm loãng dịch nhầy trong mũi của trẻ. Đồng thời, phải vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ để tránh nguy cơ làm cho tình trạng ngạt mũi của trẻ trở nên nặng hơn.

Cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ:

  • Trước hết, đặt đầu mềm của ống hút mũi vào lỗ mũi của trẻ. Mẹ ngậm phần ống hút, sau đó hút nhẹ nhàng để lấy chất nhầy ra khỏi mũi bé. Sau đó làm tương tự với lỗ mũi còn lại.
  • Tiếp đến, nâng bé dậy sau đó dùng khăn mềm vệ sinh, lau sạch lỗ mũi của bé.
  • Cuối cùng, vệ sinh, khử trùng sạch dụng cụ hút mũi bằng nước ấm và lau khô.

Lưu ý: Vì hút mũi nhiều lần có thể làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ do đó bố mẹ không được lạm dụng phương pháp này.

3. Tắm nước gừng

Gừng có vị cay, tính ấm quy vào phế, tỳ và vị có tác dụng giúp tiêu hóa, chống nôn, chống viêm, giảm đau, chống lạnh, kích thích các cơ quan trong cơ thể. Khi tắm nước gừng ấm, dịch mũi của bé sẽ lỏng ra, giúp trẻ dễ xì ra ngoài cũng như mẹ có thể dễ dàng làm sạch chất nhầy bên trong hốc mũi bằng dụng cụ chuyên dụng.

4. Thoa dầu vào lòng bàn tay, bàn chân

Thoa dầu vào lòng bàn tay bàn chân giúp giảm tình trạng chảy nước mũi.
Thoa dầu vào lòng bàn tay bàn chân giúp giảm tình trạng chảy nước mũi.

Xoa dầu vào lòng bàn tay, bàn chân có tác dụng giữ ấm cơ thể bé, giảm tình trạng chảy nước mũi, dịch nhầy trong mũi.

Khi bé có hiện tượng ngạt mũi, sổ mũi mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp xoa nóng vào lòng bàn tay, bàn chân bé rồi bắt đầu tiến hành massage nhẹ nhàng và sau đó là đi tất lại cho bé.

5. Nằm cao đầu khi ngủ

Cho trẻ nằm cao bằng cách đặt 1 chiếc khăn mềm bên dưới đầu bé và để bé ngủ với tư thế thoải mái nhất. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn vì nước mũi sẽ chảy ra ngoài, không chảy ngược vào trong gây nghẹt mũi.

6. Massage mũi cho bé

Thực hiện massage mũi cho bé sẽ giúp bé dễ thở và không còn cảm giác khó chịu. Cụ thể, mẹ dùng ngón tay trỏ và ngón cái hoặc cả 2 ngón trỏ nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ, sau khi đã nhỏ nước muối sinh lý.

7. Tăng cữ bú cho trẻ

Trẻ sơ sinh chưa biết thở bằng miệng, ống mũi thì vẫn còn khá nhỏ do đó bé dễ bị ngạt mũi dẫn đến cổ họng bị khô, mất nước.

Lúc này, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường để giúp cơ thế bé được cung cấp đủ nước và các chất khoáng, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Lưu ý: Mẹ nên chia nhỏ từng cữ cho bé bú, không cho bé bú quá no vì sẽ gây đầy bụng và khó chịu cho bé.

8. Chườm khăn ấm lên tai

Trước khi bé ngủ, mẹ lấy khăn mềm đã ngâm nước ấm vặt khô sau đó đặt ở 2 bên tai bé khoảng 10 phút. Khi chườm khăn ấm gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra từ đó sẽ làm thông thoáng mũi.

9. Vỗ lưng

Vỗ lưng giúp làm giảm dịch nhầy trong ngực bé.
Vỗ lưng giúp làm giảm dịch nhầy trong ngực bé.

Vỗ nhẹ lưng của bé có tác dụng giúp bé bớt tức ngực, giảm chất lỏng, dịch nhầy trong ngực và đẩy chất nhầy ra ngoài khoang mũi.

Cách làm như sau: Đặt bé nằm úp lên đầu gối mẹ hoặc đặt lên đùi, hướng về phía trước khoảng 30 độ rồi dùng tay nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé.

10. Tạo độ ẩm không khí trong phòng

Nếu không khí trong phòng quá khô và ngột ngạt, bé sẽ khó cải thiện được tình trạng ngạt mũi. Vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên giữ phòng của trẻ trong một không gian sạch sẽ, thoáng đãng và có thể tăng độ ẩm bằng các thiết bị chuyên dụng.

11. Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá

Thuốc lá, khói bụi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều căn bệnh ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi khi hít phải thuốc lá, khói bụi tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Cho nên bố mẹ cần đảm bảo không gian nghỉ ngơi, vui chơi của bé thật “sạch” và thoáng khí.

12. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nếu bố mẹ ngại thực hiện theo các biện pháp trên hoặc đã thực hiện nhưng tình trạng của bé vẫn không thuyên giảm và kèm theo các biểu hiện khác, thì bố mẹ nên đưa bé đến thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ.

Đặc biệt lưu ý: Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sổ mũi kèm theo đó là thở khò khè như có đờm có thể là lúc này mức đổ bệnh của trẻ đã nặng hơn vì:

Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn, cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè.

Biểu hiện này có thể bắt nguồn từ việc trẻ đang bị hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,… vì thể khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi kèm theo biểu hiện này bố mẹ nên đưa bé đến sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi bị sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài.
Cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi bị sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài.

Một số việc bố mẹ nên tránh khi chữa sổ mũi, nghẹt mũi cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, sổ mũi các bậc phụ huynh nên tránh những điều sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ:

  • Không tự ý dùng kháng sinh cho bé.
  • Không để bé tiếp xúc với động vật.
  • Không dùng mẹo dân gian chưa có kiểm chứng khoa học.
  • Không dùng miệng để hút mũi để tránh làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác.
  • Không kiêng tắm cho bé. Trong trường hợp này, vấn đề vệ sinh của trẻ càng nên được chú trọng. Nếu kiêng tắm, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé. Lời khuyên của các chuyên gia là tắm nước ấm cho trẻ, nên tắm nhanh và chọn nơi kín gió.

Phương pháp phòng tránh sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh là cách phòng sổ mũi, nghẹt mũi hữu hiệu
Giữ ấm cho trẻ sơ sinh là cách phòng sổ mũi, nghẹt mũi hữu hiệu

Để giúp ngăn ngừa tình trạng sổ mũi thường xuyên xảy ra với bé bố mẹ có thể phòng ngừa theo cách sau:

  • Giữ ấm cho trẻ trong những ngày lạnh hoặc thời tiết thay đổi, đặc biệt là vùng vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C), sắt vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
  • Với trẻ bú mẹ, mẹ nên hạn chế thức ăn dầu mỡ và chiên rán để trẻ hấp thụ nguồn sữa tốt, từ đó đảm bảo sức khỏe cho bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng nơi bé ngủ.

Tóm lại, trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi là vấn đề thường xuyên xảy ra. Khi bé gặp những tình trạng ngày bố mẹ hãy bình tĩnh và tìm cách ngăn chặn nó nhanh chóng, kịp thời để bé luôn trong tư thế thoải mái.

Nếu như đã cố gắng điều trị tại nhà mà không khỏi và còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác nhất là thở khò khè như có đờm bố mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý: Đây chỉ là bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc khám và chữa trị y khoa.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không?

Hiện nay, núm ti giả là một loại sản phẩm được rất nhiều cha mẹ sử dụng cho bé yêu nhà mình nhằm giúp bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mẹ bỉm nghi ngờ về khả năng này của sản phẩm. Vậy, thực hư việc sử dụng núm ti giả cho bé như thế nào, cho bé sử dụng sản phẩm này liệu có có tốt không, nó có lợi và hại gì đối với bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của mẹ, cùng tham khảo ngay nhé!

Dầu cá cho bé trí nhớ kém loại nào tốt?

Thời gian gần đây việc học của con sa sút, cô giáo phê bình con không nhớ bài. Mẹ lo lắng không biết làm thế nào để giúp con ghi nhớ tốt hơn, và mẹ tìm hiểu được biết dầu cá Omega 3 DHA rất tốt cho bé trí nhớ kém nhưng chưa biết dùng loại nào tốt? Vậy thì cùng tìm hiểu và lựa chọn loại Dầu cá tốt nhất cho bé mẹ nhé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh thiếu canxi

Trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu hụt canxi do chế độ ăn uống không đầy đủ, thiếu sữa mẹ và nhiều nguyên nhân khác. Thiếu canxi có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về biểu hiện thiếu canxi ở trẻ sơ sinh, lợi ích của việc phát hiện sớm và một số cách khắc phục tình trạng này.

Mẹ làm 6 điều này, thai nhi thông minh ngay từ trong bụng mẹ

Mẹ có biết, những thói quen trong thai kỳ của mẹ có thể giúp trẻ thông minh ngay từ nhỏ không? Khi mang thai, mẹ có thể giao tiếp với thai nhi để kích thích trí thông minh của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ bằng phương pháp thai giáo. Những thói quen của mẹ sẽ giúp trẻ thông minh ngay từ trong bụng như nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với trẻ, nghĩ về con nhiều, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý... với mục đích tạo điều kiện tốt để cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và con thông minh vượt trội, có trí tuệ hơn người.

Sản phẩm liên quan
LiveSpo Navax - Dung dịch vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn
LiveSpo Navax - Dung dịch vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn
Xuất xứ:Việt Nam
Thương hiệu:Livespo Pharma
283.000₫
Muối rửa mũi cho bé Neilmed Sinus Rinse Kids 120 gói
Muối rửa mũi cho bé Neilmed Sinus Rinse Kids 120 gói
Xuất xứ:Mỹ
Thương hiệu:NeilMed
619.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em được yêu thích 2024

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt là tiền đề cho cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công khiến bé dễ bị ốm vặt hơn. Vì thế, ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn thì việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy mẹ đã biết loại sản phẩm tăng sức đề kháng nào là tốt nhất cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo Top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay được Nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Review 10 sản phẩm bổ não cho trẻ kém tập trung, chậm phát triển, tự kỷ được yêu thích 2024

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc bệnh rối loạn phát triển đang có chiều hướng tăng nhanh. Song, không ít người, thậm chí là những bậc cha mẹ có con mắc bệnh, vẫn chưa có đủ thông tin liên quan đến những rối loạn mà con đang mắc phải. Điều này dẫn đến sự can thiệp chậm trễ, gây ra những ảnh hưởng xấu về tâm lý, học tập và sự tương tác xã hội của trẻ.

Review 10 Siro ăn ngon cho bé biếng ăn và chậm tăng cân năm 2024

Hiện nay, tình trạng bé bị biếng ăn dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và hay bị ốm vặt diễn ra rất phổ biến. Với hy vọng con yêu ăn ngoan và ăn nhiều để tránh trình trạng trên, các bậc phụ huynh thường tìm mọi cách để dỗ bé ăn, chẳng hạn như vừa ăn vừa xem tivi, bế đi rông hay thậm chí là quát mắng… chỉ cần bé ăn thì cách nào cũng thử. Tuy nhiên, đó là những phương pháp không những không khắc phục được tình trạng biếng ăn, mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của bé, khiến bé càng ngày càng biếng ăn hơn.

Review 10 Vitamin tổng hợp cho bé được yêu thích 2024

Trong cơ thể người Vitamin chiếm vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì nếu thiếu Vitamin trẻ có thể sẽ phát triển chậm, sức đề kháng yếu, hay ốm vặt, thậm chí mắc một số bệnh không mong muốn. Do đó, để giúp cơ thể bé luôn khỏe mạnh phụ huynh cần phải bổ sung Vitamin đầy đủ cho con của mình.

Review 10 siro giúp bé ngủ ngon được yêu thích 2024

Ngủ là trạng thái nghỉ ngơi tự nhiên, ngủ ngon là một liều thuốc hiệu nghiệm để xóa tan mọi sự mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần. Ở trẻ em nhu cầu ngủ cao hơn người lớn, giấc ngủ có liên quan mật thiết tới sự tiết hormone tăng trưởng. Nhiều bậc cha mẹ mất ăn mất ngủ vì lo lắng cho con cái khi đêm xuống bé ngủ không ngon, đêm nào cũng tỉnh dậy khóc 4,5 lần và rất khó dỗ cho con ngủ tiếp. Thương con, không khỏi khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng nhưng không biết phải làm sao.

13 cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ho nhất là những ngày thời tiết thay đổi bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Thường những cơn ho này kéo dài rất lâu có thể là một tuần, hai tuần hay thậm chí cả tháng khiến bố mẹ sốt ruột và lo lắng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng