Để hiểu được công dụng của Omega-3 DHA đối với trẻ em thì trước hết chúng ta cần hiểu Omega-3 là gì? Vì sao chúng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ? Chúng mang lại hiệu quả gì cho trẻ?
Xem nhanh
1. Omega 3 (DHA) là gì?
2. Công dụng của omega 3 cho bé
Tăng trưởng não bộ và cải thiện thị lực cho bé
Giúp bé ngủ ngon giấc
Giúp trẻ tăng khả năng tập trung và phòng tránh tăng động
3. Bổ sung Omega 3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng phụ không?
4. Bổ sung Omega cho trẻ như nào?
Omega 3 có ở trong các loại thực phẩm nào?
1. Omega 3 (DHA) là gì?
Omega-3 là một nhóm axit béo không no cần thiết đối với cơ thể. Bản thân mỗi người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung hoàn toàn từ thực phẩm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các axit béo Omega-3 có nhiều trong các loại cá ở vùng biển lạnh và sâu như cá hồi, cá thu, cá ngừ. Chất lỏng lấy từ các loại cá này ở nước ta quen gọi là dầu gan cá hay dầu cá. Tuy nhiên dầu gan cá ngoài Omega-3 còn chứ nhiều Vitamin A, không được khuyến khích bổ sung cho bà bầu vì nguy cơ dư thừa Vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Có nhiều loại axit béo Omega-3 nhưng có 2 loại phổ biến nhất là: Eicosapentaenoic acid (EPA) và Docosahexaenoic acid (DHA). DHA và EPA là 2 loại Omega-3 khác nhau. DHA là axit béo không no chuỗi dài có 22 carbon và chứa 6 nối đôi, còn EPA là axit béo không no chuỗi dài có 20 carbon và chứa 5 nối đôi. Hai loại DHA, EPA được gọi là Omega-3 chuỗi dài.
Dầu cá Omega 3 có chứa các thành phần như: Vitamin A, vitamin D, Omega 3, omega 6, DHA và EPA phát triển trí não, thị lực và tim mạch. Chất acid béo thiết yếu (essential fatty acids) nằm trong nhóm chất béo không bão hòa đa thể, rất cần thiết vì cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần phải nhờ thực phẩm mang vào.
2. Công dụng của omega 3 cho bé
Tăng trưởng não bộ và cải thiện thị lực cho bé
Có đến 60% não là chất béo và DHA là chất chiếm 1/4 trong số đó. DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng trong nhóm Omega 3 giúp vững mạnh thị lực và thần kinh ở trẻ. Đây cũng là lý do các bà mẹ thường bổ sung DHA cho con từ lúc còn rất nhỏ.
DHA cũng là thành phần cấu trúc chủ yếu của bộ phận não bộ và võng mạc mắt. Ngẫu nhiên hấp thụ đủ DHA bạn có thể sẽ gặp phải các vấn đề về thị giác. Khi bạn nạp đủ lượng omega-3 cơ thể sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng của mắt – đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra mù và tổn thương mắt vĩnh viễn.
Giúp bé ngủ ngon giấc
Ngủ đủ giấc sẽ giúp bé có một sức khỏe tốt, một cơ thể khỏe mạnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh thiếu ngủ sẽ dẫn đến nhiều loại bệnh: béo phì, tiểu đường hay chứng trầm cảm. Nếu trẻ bị thiếu hụt Omega-3 sẽ gây ra bệnh mất ngủ lâu dài ở trẻ em. Để con có giấc ngủ ngon mỗi ngày mẹ nhớ bổ sung đầy đủ Omega 3 cho trẻ.
Giúp trẻ tăng khả năng tập trung và phòng tránh tăng động
Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có chứa omega 3 có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh mất tập trung và tăng động ở trẻ nhỏ, đồng thời cải thiện các khả năng trí não như suy nghĩ, ghi nhớ, tiếp thu...
Omega-3 giúp cải thiện trí nhớ, sự chú ý, khả năng học tập cho trẻ.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ bị Tăng động luôn có lượng axit béo Omega 3 thấp hơn so với những người khỏe mạnh. Và điều trị bằng cách bổ sung dầu cá hoặc omega 3 từ thực vật như hạt chia mỹ là những phương pháp rất khả thi.
Khi được bổ sung Omega 3, trẻ em sẽ nhận được những lợi ích lâu dài như:
- Bé được cung cấp DHA, EPA từ dầu cá. Bé sẽ đạt được nhịp độ phát triển nhanh hơn 2 tháng so với những bé khác cùng trang lứa.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về phát triển cũng như hành vi sau này.
- Giảm được nguy cơ mác các bệnh về vú và tuyến tuyền liệt.
- Bổ sung đầy đủ Omega giúp trẻ tăng cường miễn dịch, ít bị mắc các bệnh về nhiễm trùng.
- Ít bị mắc các bệnh lý tự miễn như eczema, viêm da dị ứng, hen phế quản,…
3. Bổ sung Omega 3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng phụ không?
Omega-3 không phải là thuốc nên không có tác dụng phụ như thuốc. Tính đến thời điểm hiện tại chưa có số liệu nào chứng minh dùng Omega 3 bị tác dụng phụ.
Theo Tổ chức y tế Thế giới WHO để đảm bảo cơ thể có đủ lượng DHA nên duy trì 200-280mg chất béo omega DHA/ngày. Có 2 cách được khuyên để duy trì chất béo Omega- 3 DHA cho trẻ nhỏ:
+ Từ tháng thứ 8 trẻ có thể làm quen với các loại cá giàu chất béo omega-3 như cá thu, hồi, chép hoặc lươn. Duy trì 2 ngày khoảng 80-100g thịt cá nấu/ngày cho mỗi tuần.
+ Có thể bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng, liều dự phòng 200-280mg/ngày. Đối với trẻ dưới 5 tuổi chỉ nên bổ sung các dòng DHA dạng lỏng để trẻ có khả năng hấp thụ tốt nhất vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn thiện.
Omega 3 có ở trong các loại thực phẩm nào?
- Các loại cá: Cá hồi, cá trích, cá mòi, hàu...
- Dầu hạt cải và dầu đậu nành.
- Quả óc chó.
- Các sản phẩm từ đậu nành.
- Các loại rau có màu xanh đậm.
- Thực phẩm bổ sung DHA.
Mẹ thấy đấy, DHA thật sự cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Vì thế, ngay từ những năm tháng đầu đời mẹ cần trú trọng trong việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Ngoài việc đa dạng khẩu phần ăn của trẻ, mẹ nên cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung DHA hàng ngày.
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Nhiều mẹ biết tầm quan trọng của DHA đối với sự phát triển của trẻ nhưng không biết khi nào nên bổ sung dầu cá omega 3 (DHA) cho trẻ là phù hợp nhất để con hấp thụ DHA một cách tốt nhất? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ thắc mắc khi nào thì chúng ta cần bổ sung dầu cá Omega DHA cho trẻ.
Như chúng ta đã biết, thời điểm giao mùa trẻ rất dễ bị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp, trẻ em có thể mắc bệnh này rất nhiều lần. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này là điều mà các bà mẹ đang tìm kiếm, vì ai cũng mong muốn con mình luôn khỏe mạnh, hạn chế ốm đau tối đa.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón đang luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm vì đây là tình trạng khá phổ biển ở trẻ. Gặp phải tình trạng này mẹ ăn gì để sữa mát, con không bị táo tón? Theo dõi nội dung bài viết phía dưới để tìm được câu trả lời mẹ nhé.
Như các mẹ đã thấy, thời tiết thay đổi trẻ rất dễ bị ho, vì thế việc chuẩn bị một lọ siro trị ho tại nhà cho trẻ là hết sức cần thiết. Hôm nay nhà thuốc Phương Chính sẽ hướng dẫn các mẹ cách làm một số loại siro trị ho cho bé.
Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.
Mẹ đã biết DHA là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ. Vậy mẹ đã biết nên cho trẻ uống DHA vào lúc nào trong ngày là đạt hiệu quả tốt nhất chưa? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
Lựa chọn được loại dầu cá tốt nhất cho bé rồi nhưng dùng Omega 3 DHA cho bé đúng chuẩn thì không phải mẹ nào cũng biết. Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để biết cách dùng Omega 3 cho bé đúng chuẩn để con hấp thu một cách tốt nhất.
"DHA có nhiều trong thực phẩm nào" là câu hỏi mà hầu như người mẹ nào cũng tìm hiểu để biết lựa chọn những thực phẩm giàu DHA bổ sung cho bé. Dưới đây là 10 thực phẩm chứa nhiều DHA và Omega 3 cho bé mẹ tham khảo và bổ sung cho bé nhé.
Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi.
Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.
Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.
Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.