Cách Phòng Bệnh Hô Hấp Cho Trẻ Khi Giao Mùa
phuongchinh-logo

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa

- Ngày đăng:12/05/2023
Như chúng ta đã biết, thời điểm giao mùa trẻ rất dễ bị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp, trẻ em có thể mắc bệnh này rất nhiều lần. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này là điều mà các bà mẹ đang tìm kiếm, vì ai cũng mong muốn con mình luôn khỏe mạnh, hạn chế ốm đau tối đa.

Xem nhanh

  • 1. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • 2. Điều kiện thuận lợi gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • 3. Một số biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên
  • 4. Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên
  • 5. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm đường hô hấp?

Hôm nay Gs. Ts Phạm Nhật An - GĐ Trung tâm Nhi tại bệnh viện Vinmec Times City chia sẻ cho các mẹ cách chăm sóc trẻ, phát hiện và xử lý kịp thời khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên tại nhà. Các mẹ cùng theo dõi nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Trẻ bị viêm đường hô hấp do cảm lạnh, vi khuẩn hoặc virus gây bệnh như liên cầu khuẩn, virus cúm,... Phổ biến vào các tháng mùa thu và mùa đông.

2. Điều kiện thuận lợi gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

- Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, lúc này thời tiết thay đổi (khoảng tháng 9 đến tháng 3). Lúc này trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp.

- Bệnh hay gặp ở trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh mãn tính kèm theo và không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.

- Trẻ sinh sống trong môi trường chật hẹp, ô nhiễm, vệ sinh kém, nhiều khói bụi, thuốc lá dễ bị bệnh hơn những trẻ khác

- Môi trường có nguồn lây trẻ hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn hay virus do người bệnh bắn ra khi họ, hắt hơi, sổ mũi, trẻ cầm nắm các vật dụng, đồ chơi nhiễm bẩn bị bám dịch tiết hay có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh.

Điều kiện thuận lợi gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Sau khi cho trẻ nghịch đất cát, cần rửa tay sạch sẽ, ngăn ngừa lây lan vi khuẩn, virus.

3. Một số biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên

- Sốt, ho, chảy mũi.

- Trẻ biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa.

- Trẻ có thể quấy khóc về đêm nếu bị viêm tai giữa, viêm xoang...

4. Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên

- Cho trẻ bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi. Vì sữa mẹ có đề kháng tốt, trẻ được bú đủ sữa mẹ đề kháng sẽ tốt hơn những trẻ không được bú mẹ.

- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

- Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

- Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ

- Không nên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá và bụi, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

- Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.

- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

- Phát hiện sớm các biểu hiện của nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ để được tư vấn bác sĩ kịp thời.

Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên
Phòng bệnh hô hấp bằng cách cho trẻ tiêm phòng đầy đủ.

5. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm đường hô hấp?

Bố mẹ theo dõi trẻ, nếu trẻ có các biểu hiện: ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ cần theo dõi trẻ. Mẹ dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu ho nhiều, mệt, sốt, đặc biệt là trẻ có dấu hiệu khó thở thì cần ngay lập tức cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.

Nếu chưa kịp đưa trẻ đi khám bệnh, khi trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ C mẹ lưu ý không mặc nhiều quần áo cho trẻ nhiều, lúc này cần mặc quần áo thoáng để dễ thoát nhiệt. Mẹ cần lau mát cho trẻ bằng cách dùng khăn nhúng vào chậu nước sạch có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ, lau ở trán, nách, bẹn (vài giờ 1 lần) hoặc dùng khăn ướt đắp lên trán, nách, bẹn.

Mẹ lưu ý không dùng nước lạnh để làm hạ nhiệt trẻ nhé, vì nước lạnh quá sẽ làm cản trở sự thoát nhiệt của trẻ, trẻ sẽ sốt cao hơn, nguy hiểm hơn. Nếu lau mát mà trẻ vẫn sốt trên 38 độ C mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều phù hợp với cân nặng của trẻ.

Trong thời gian này mẹ nên cho trẻ ăn lỏng, ấm và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày cho trẻ. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cứ cho trẻ bú như bình thường hoặc tăng số lần và tăng thời gian bú mẹ lên càng tốt.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm đường hô hấp
Đảm bảo trẻ uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.

Nếu trẻ sốt vừa hoặc sốt cao mà chưa kịp cho trẻ đi bệnh viện được thì cần cho trẻ uống dung dịch ôrêzôn, mẹ pha một gói vào 200ml nước đã đun sôi, để nguội. Liều lượng uống như sau:

- Với trẻ nhũ nhi, uống 50ml/lần x 2 - 3 lần/ngày.

- Trẻ từ 2 - 6 tuổi, uống 100ml/lần x 2 - 3 lần/ngày

- Trẻ từ 6 - 12 tuổi, uống 150ml/lần x 2 - 3 lần/ngày

Nếu nhà không có ORS, có thể dùng nước cháo muối, bằng cách cho một nắm gạo (50g) với một nhúm muối (3,5g) và sáu bát nước, đun sôi cho đến khi hạt gạo nở bung ra (khoảng 15 phút), chắt ra một lít nước cháo cho trẻ uống dần dần. Lưu ý là nước cháo đã pha chỉ dùng trong ngày, tốt nhất là trong vòng 6 giờ. Trẻ dưới 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn, uống từng ngụm bằng cốc hoặc bát. Dùng dung dịch ORS hay nước cháo, nếu trẻ bị nôn ra, cần dừng lại, sau 5 - 10 phút cho uống tiếp.

Để bé có một sức khỏe tốt, hạn chế ốm vặt, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con để con có sức đề kháng tốt mẹ nhé!

Mẹ có thể tham khảo Review 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Kẽm có tác dụng gì và khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Có thể mẹ chưa biết, kẽm là vi chất thiết yếu đối việc duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm trẻ có thể gặp rất nhiều rắc rối như: biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thần kinh,… và còn rất nhiều vấn đề khác. Vậy rốt cuộc kẽm có tác dụng gì, tại sao nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhiều như thế? Nên bổ sung kẽm cho trẻ khi nào để tránh được những tình trạng trên? Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa

Như chúng ta đã biết, thời điểm giao mùa trẻ rất dễ bị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp, trẻ em có thể mắc bệnh này rất nhiều lần. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này là điều mà các bà mẹ đang tìm kiếm, vì ai cũng mong muốn con mình luôn khỏe mạnh, hạn chế ốm đau tối đa.

1 năm bổ sung canxi cho bé mấy lần?

Việc bổ sung canxi cho trẻ em là rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và xương. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết rõ về tầm quan trọng của việc này và thực hiện việc bổ sung canxi cho trẻ đúng cách. Trong bài viết này, nhà thuốc sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến số lần bổ sung canxi trong 1 năm cho bé, các giai đoạn bé cần bổ sung canxi và cách bổ sung đúng cách.

Có nên uống sữa bầu trong 3 tháng đầu?

Mang thai là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, cơ thể người mẹ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Một trong những cách bổ sung dinh dưỡng hiệu quả cho bà bầu là uống sữa bầu. Vậy, mang thai 3 tháng đầu có nên uống sữa bầu không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau của nhà thuốc uy tín 35 năm.

Sản phẩm liên quan
Kinder Immune Syrup Doppelherz - Siro tăng đề kháng cho bé
Kinder Immune Syrup Doppelherz - Siro tăng đề kháng cho bé
Xuất xứ:Đức
Thương hiệu:Doppelherz
389.000₫
396.000₫
Fitobimbi Immuno - Hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé
Fitobimbi Immuno - Hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Pharmalife Research
365.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em được yêu thích 2024

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt là tiền đề cho cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công khiến bé dễ bị ốm vặt hơn. Vì thế, ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn thì việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy mẹ đã biết loại sản phẩm tăng sức đề kháng nào là tốt nhất cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo Top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay được Nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

5 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

Như các mẹ đã biết, hệ miễn dịch của con rất quan trọng, con có một sức khỏe tốt khi con có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, việc tăng cường hệ miễn dịch cho con rất quan trọng. Và muốn con có một hệ miễn dịch khỏe mạnh mẹ không thể không bỏ qua 5 thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới đây.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng