5 Thực Phẩm Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Cho Trẻ Mẹ Không Nên Bỏ Qua
phuongchinh-logo

5 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

- Ngày đăng:10/05/2023
Như các mẹ đã biết, hệ miễn dịch của con rất quan trọng, con có một sức khỏe tốt khi con có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, việc tăng cường hệ miễn dịch cho con rất quan trọng. Và muốn con có một hệ miễn dịch khỏe mạnh mẹ không thể không bỏ qua 5 thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới đây.

Xem nhanh

  • 5 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
    • 1. Lòng đỏ trứng
    • 2. Sữa chua
    • 3. Hạt khô
    • 4. Trái cây
    • 5. Omega 3
  • 4 cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
    • 1. Cho trẻ bú mẹ
    • 2. Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa
    • 3. Hạn chế cho con sử dụng kháng sinh
    • 4. Cho trẻ sử dụng các sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch

5 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

1. Lòng đỏ trứng

Đây là thực phẩm có hàm lượng cực kỳ cao protein, kẽm, selen và các khoáng chất rất quan trọng khác. Tất cả những điều này đã chứng tỏ lợi ích của lòng đỏ trứng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe. Lưu ý rằng lòng đỏ trứng cũng có lượng cholesterol rất cao, nên khi tiêu thụ ở mức vừa phải mới đem lại lợi ích to lớn. Lòng đỏ trứng cũng có thể giúp chống lại cảm lạnh thông thường và các thiếu sót khác liên quan đến khả năng miễn dịch.

2. Sữa chua

Sữa chua có chứa vi khuẩn sống giúp bảo vệ đường ruột chống lại bất kỳ căn bệnh tiêu hóa nào, đồng thời xây dựng một hệ miễn dịch mạnh mẽ. Nó giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Một số vi chất đã được tìm thấy trong sữa chua giúp chống lại một số bệnh nhất định, thậm chí cả ung thư.

Đừng quên thêm những thực phẩm này trong chế độ ăn uống của bạn bởi mùi vị thơm ngon và khả năng chống lại bệnh tật cũng như lượng Protein phong phú giúp bạn khỏe mạnh của nó.

Sữa chua giúp tăng đề kháng cho trẻ
Sữa chua chứa vi khuẩn sống giúp bảo vệ đường ruột đồng thời xây dựng một hệ miễn dịch mạnh mẽ

3. Hạt khô

Không chỉ rất giàu hàm lượng protein, hạt khô cũng tràn đầy chất béo lành mạnh mang tính sống còn với một chế độ ăn uống tốt. Hạt khô còn rất giàu omega 3, axit béo, vitamin E và chất chống oxy hóa phong phú - thành phần phổ biến trong các loại thực phẩm bảo vệ hệ thống miễn dịch tốt nhất. Bằng cách ăn các loại hạt một cách thường xuyên, bạn cũng sẽ thấy rằng chúng có thể hỗ trợ trong cuộc chiến chống các bệnh mãn tính.

4. Trái cây

Trái cây tươi là nguồn thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa hè không thể thiếu. Những loại trái cây như: cam, bưởi, dâu tây… có chứa nhiều vitamin, khoáng chất mang lại sức để kháng vững chắc cho trẻ. Ăn tươi hoặc xay nhuyễn thành sinh tố uống cũng đều rất tốt cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, các mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây kèm với sữa chua cũng rất tốt cho sức khỏe của con yêu.

Với trái cây mẹ có thể cho trẻ ăn trực tiếp, làm nước ép hoặc xay sinh tố cho trẻ để thay đổi bữa.

Trái cây tươi là nguồn thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ
Trái cây tươi là nguồn thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ.

5. Omega 3

Omega 3 đẩy nhanh khả năng thực bào của các tế bào bạch cầu, từ đó đẩy lui các bệnh về hô hấp như: sổ mũi, nghẹt mũi… ở trẻ nhỏ. Omega 3 có nhiều trong trứng, rau xanh, các loại hạt cứng, cá biển (cá hồi, cá thu…). Bổ sung Omega 3 hằng ngày chính là cách tăng sức để kháng, khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ.

Xem thêm: Review 10 Dầu cá Omega 3 (DHA) cho bé từ sơ sinh đến 5 tuổi tốt nhất hiện nay

Ngoài 5 thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trên các mẹ có thể tham khảo thêm 4 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới đây:

4 cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

1. Cho trẻ bú mẹ

Sau khi chào đời mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn sữa mẹ, vì trong sữa mẹ có một lượng kháng thể từ mẹ qua sữa, gọi là "miễn dịch thụ động". Khi lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Như vậy, trong giai đoạn đầu đời mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và tiếp tục duy trì sữa mẹ kèm theo chế độ ăn dặm cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

Sữa mẹ giúp tăng khả năng miễn dịch cho trẻ
Sữa mẹ cung cấp kháng thể từ người mẹ cho em bé.

2. Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa

Để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa của trẻ mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm:

- Các loại rau củ lên men: muối dưa, dưa cải muối, kim chi

- Thực phẩm giàu bơ sữa: sữa chua, phô mai và nấm sữa kefir

- Thực phẩm hỗn hợp: nước tương, nước sốt, rượu, trà kombucha.

- Đậu nành lên men: miso, tempeh

Khi có được sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại, hệ tiêu hóa của con bạn sẽ khỏe mạnh, được chuẩn bị kỹ hơn để chống lại những bệnh tật có thể xảy ra.

3. Hạn chế cho con sử dụng kháng sinh

Mẹ cũng biết đấy, sử dụng kháng sinh dễ dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa kém đi và kết quả là thể trạng của trẻ không thể cải thiện, lại càng dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy, để không ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ mẹ nên cho trẻ sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp nếu trẻ phải sử dụng kháng sinh cho trẻ, mẹ nên bổ sung thêm men tiêu hóa, các vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, axit amin thiết yếu để trẻ nhanh chóng phục hồi và có hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng.

Hạn chế cho con sử dụng kháng sinh
Trẻ chỉ nên sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết.

4. Cho trẻ sử dụng các sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Mẹ nên bổ sung thêm các sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, mẹ có thể tham khảo và lựa chọn một loại cho bé sử dụng.

Hệ miễn dịch cho trẻ rất quan trọng, vì thế mẹ lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để con có sức đề kháng tốt, hạn chế ốm vặt nhé.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Táo bón là vấn đề thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ bé cải thiện tình trạng này thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ bỉm sữa cách phát hiện và giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả, giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé từ đó bé ăn uống hấp thu tốt hơn.

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hầu hết chúng ta đều biết việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể khi mang thai là điều vô cùng quan trọng, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ. Việc làm này sẽ giúp cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và là hành trang vững chắc cho mẹ trong lúc “vượt cạn” đầy gian nan. Thế nhưng, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mình. Và câu hỏi “Bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì và không nên ăn gì?” vẫn được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Sản phẩm liên quan
Kinder Immune Syrup Doppelherz - Siro tăng đề kháng cho bé
Kinder Immune Syrup Doppelherz - Siro tăng đề kháng cho bé
Xuất xứ:Đức
Thương hiệu:Doppelherz
389.000₫
396.000₫
Fitobimbi Immuno - Hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé
Fitobimbi Immuno - Hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Pharmalife Research
365.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em được yêu thích 2024

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt là tiền đề cho cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công khiến bé dễ bị ốm vặt hơn. Vì thế, ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn thì việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy mẹ đã biết loại sản phẩm tăng sức đề kháng nào là tốt nhất cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo Top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay được Nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Review 10 sản phẩm bổ não cho trẻ kém tập trung, chậm phát triển, tự kỷ được yêu thích 2024

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc bệnh rối loạn phát triển đang có chiều hướng tăng nhanh. Song, không ít người, thậm chí là những bậc cha mẹ có con mắc bệnh, vẫn chưa có đủ thông tin liên quan đến những rối loạn mà con đang mắc phải. Điều này dẫn đến sự can thiệp chậm trễ, gây ra những ảnh hưởng xấu về tâm lý, học tập và sự tương tác xã hội của trẻ.

Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Trẻ thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Trẻ em rất dễ bị thiếu sắt nhưng bố mẹ lại rất khó nhận biết vì nó không có triệu chứng nào. Nếu bố mẹ theo dõi sẽ thấy trẻ bị thiếu sắt sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém hoạt bát, đặc biệt da xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu sắt mẹ cần ngay lập tức bổ sung sắt cho con vì khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tại sao cần phải bổ sung DHA cho trẻ ngay khi còn nhỏ?

DHA là thành phần không thể thiếu đối với một đứa trẻ, bởi chúng rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác của trẻ. DHA cần thiết cho quá trình Myelin hóa tế bào thần kinh, tác động đến màng sináp - bộ phận điều khiển sự phóng thích và tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh, giúp sự truyền tín hiệu giữa các tế bào não hiệu quả hơn.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng