Bà Bầu Nên Ăn Quả Gì Và Không Nên Ăn Quả Gì?
phuongchinh-logo

Bà bầu nên ăn quả gì và không nên ăn quả gì?

- Ngày đăng:07/05/2023
Bà bầu nên ăn quả gì, không nên ăn quả gì để thai nhi khỏe mạnh, phát triển đúng chuẩn? Để biết chi tiết mẹ bầu theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Xem nhanh

  • 10 loại quả bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
    • 1. Dứa
    • 2. Đu đủ xanh
    • 3. Chà là
    • 4. Vải
    • 5. Nho
    • 6. Nhãn
    • 7. Me
    • 8. Trái cây đóng hộp - đông lạnh
    • 9. Đào 
    • 10. Mướp đắng
  • 10 loại trái cây bà bầu nên ăn
    • 1. Đu đủ chín
    • 2. Trái cây họ cam
    • 3. Lựu
    • 4. Bơ
    • 5. Dừa tươi
    • 6. Thanh long
    • 7. Kiwi 
    • 8. Dâu tây
    • 9. Sung
    • 10. Cherry

10 loại quả bà bầu không nên ăn trong thai kỳ

Những loại quả dưới đây không phải mẹ tuyệt đối không nên ăn, mẹ có thể ăn một lượng nhỏ. Vì các loại quả này đều chứa thành phần không tốt cho thai nhi, ví dụ như dứa, dứa làm mềm cổ tử cung và có thể dẫn đến việc chuyển dạ sớm.

1. Dứa

Dứa chứa bromelain, một loại enzyme phá vỡ protein. Nó có thể làm mềm cổ tử cung và có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Vì thế mẹ không nên sử dụng dứa trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu.

2. Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh có nhiều nhựa là nguyên nhân gây ra co tử cung có thể gây sinh non hoặc dọa sảy. Vì thế, trong giai đoạn mang thai, mẹ không nên ăn đu đủ xanh.

Ngược lại, đu đủ chín lại là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì trong đu đủ chín chứa nhiều vitamin tốt cho phụ nữ mang thai và mẹ sau sinh.

Đu đủ xanh có thể gây co tử cung
Đu đủ xanh có thể gây co tử cung

3. Chà là

Chà là rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng phụ nữ mang thai thường được khuyên không nên sử dụng. Vì trong chà là làm cơ thể bị nóng, thậm chí có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung. Vì vậy, nếu mẹ bầu có thèm ăn vặt thì chỉ nên ăn một ít nếu ăn quá nhiều có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

4. Vải

Do quả vải có tính nóng có thể khiến bà bầu nổi mụn và nóng trong người. Ngoài ra trong quả vải có nhiều đường có thể khiến bà bầu bị tiểu đường thai kì, béo phì. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ăn vải trong thai kỳ nhé.

5. Nho

Ngoài thị trường, nho ngâm thuốc, phun thuốc rất nhiều nên mẹ bầu không nên ăn nho nếu không mua được nho sạch, nguồn gốc đảm bảo. Vì lượng thuốc trong nho có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi.

Hơn nữa, nho có chứa hàm lượng cao resveratrol cao – một chất chống oxy hóa có thể gây độc cho thai phụ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nho có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A và C trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, bạn cần xử lý thật sạch trước khi ăn.

Bà bầu nên cân nhắc giữa lợi ích và những ảnh hưởng không mong muốn của việc ăn nho
Bà bầu nên cân nhắc giữa lợi ích và những ảnh hưởng không mong muốn của việc ăn nho

6. Nhãn

Nhãn có tính nóng nên mẹ bầu hạn chế sử dụng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bà bầu nếu ăn nhãn thường xuyên sẽ bị nóng trong, ợ hơi và táo bón. Đặc biệt, nhãn sẽ gây đau tức bụng dưới, tổn thương cho thai nhi, trường hợp xấu có thể dẫn đến sảy thai. Vì thế, dù loại quả này có ngon ngọt, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng các loại trái cây mát khác.

7. Me

Chắc nhiều mẹ sẽ thắc mắc, tại sao me lại nằm trong danh sách những loại quả bà bầu không nên ăn. Me là một loại trái cây rất giàu vitamin C, lượng vitamin C trong me vượt quá ngưỡng, có thể ngăn chặn việc sản xuất progesterone trong cơ thể của bạn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non, thậm chí có thể dẫn đến tổn thương tế bào ở thai nhi.

Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi mẹ nên hạn chế tối đa sử dụng loại quả này trong giai đoạn mang thai đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Me là thực phẩm an toàn cho bà bầu nếu dùng với một lượng vừa phải
Me là thực phẩm an toàn cho bà bầu nếu dùng với một lượng vừa phải

8. Trái cây đóng hộp - đông lạnh

Trong giai đoạn mang thai, mẹ nên tránh sử dụng tất cả các thực phẩm đóng hộp vì chúng chứa một lượng lớn chất bảo quản. Và những chất bảo quản này độc hại cho cả mẹ và thai nhi. Việc sử dụng các thực phẩm hoặc trái cây đóng hợp có thể dẫn đến biến chứng thai kỳ của mẹ.

Các bác sĩ sản khoa, dinh dưỡng luôn khuyến khích bà bầu nên ăn hoa quả tươi thay vì tích trữ đông lạnh trong tủ lạnh.

9. Đào 

Đào có tính nóng, mẹ bầu ăn nhiều sẽ bị nóng, rất dễ gây táo bón, thậm chí nếu ăn nhiều sẽ gây xuất huyết âm đạo. Vì thế, để an toàn cho thai nhi, mẹ không nên ăn đào trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.

10. Mướp đắng

Mướp đắng được cho là quả thứ 10 trong danh sách những loại quả bà bầu không nên ăn. Trong hạt mướp đắng chứa chất vicine đây là chất gây nhức đầu, đau thắt bụng thậm chí gây hôn mê với những mẹ bầu nhạy cảm. Và đây cũng là loại quả kích thích tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non. Vì thế, mẹ bầu không nên ăn loại quả này trong giai đoạn mang thai nhé.

Xem thêm >>> Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

10 loại trái cây bà bầu nên ăn

1. Đu đủ chín

Đu đủ chín chứa nhiều vitamin A, beta – carotene, vitamin C, canxi và sắt. Ăn đu đủ chín trong thai kỳ sẽ giúp bà bầu giảm ốm nghén, tăng cường hệ miễn dịch, tránh tình trạng táo bón và tốt cho sự phát triển thị giác của thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn đu đủ chín 2 lần/tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 1 miếng là đủ. Vì lượng đường trong đu đủ tương đối nhiều, ăn quá nhiều đu đủ sẽ gây kích ứng ruột. Và mẹ lưu ý, loại bỏ toàn bộ hạt đu đủ trước khi ăn nhé.

Đu đủ chín được đánh giá tốt cho mẹ bầu
Đu đủ chín được đánh giá tốt cho mẹ bầu.

2. Trái cây họ cam

Họ nhà cam với những trái cây như cam, quýt, luôn nổi tiếng là có hàm lượng vitamin C cao với vô vàn lợi ích như: giúp giảm ốm nghén, tăng cường sức đề kháng, giải độc lợi tiểu.

Mỗi ngày 1 quả cam/quýt vừa tăng cường sức đề kháng, lại vừa tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ nên lựa chọn nơi uy tín để mua nhé, tránh trường hợp mua phải hoa quả ngâm thuốc bảo quản.

3. Lựu

Ngoài công dụng giúp làm đẹp da và hỗ trợ ngăn ngừa rạn da vì có chứa nhiều các chất chống oxy hoá, lựu còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ. Ngoài ra lựu còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Mỗi ngày mẹ có thể ăn 1 trái lựu hoặc ép nước uống rất tốt.

4. Bơ

Ngoài vitamin A, E, B6, trong bơ chứa cả thành phần folate giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, đồng thời giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi. Ăn bơ mỗi ngày giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ, duy trì cholesterol và đường trong cơ thể. Các mẹ nên thay đổi cách chế biến bơ để không bị ngán.

Bơ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé
Bơ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé.

5. Dừa tươi

Không chỉ là một loại thực phẩm giải khát được nhiều người yêu thích, dừa tươi còn là “vị thuốc bổ” rất tốt với bà bầu vì tác dụng tốt với mẹ và bé. Khi mẹ bầu uống nước dừa đúng cách sẽ giúp: cải thiện chức năng thận, cải thiện mức nước ối, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp cả các vi chất cho mẹ và thai nhi.

Mỗi ngày 1 ly nước dừa sẽ giúp mẹ bầu cải thiện chức năng thận, cải thiện nước ối, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp vi chất cho mẹ và thai nhi. Tuyệt đối không nên lạm dụng nước dừa thay cho nước lọc và các loại nước ép bổ dưỡng khác. Khi mua các mẹ ưu tiên chọn trái dừa tươi vỏ xanh thay vì các trái già vỏ nâu, và uống ngay sau khi được đổ ra từ quả.

Mẹ lưu ý không uống nước dừa để qua đêm, không uống khi cơ thể bị suy nhược, huyết áp thấp. Đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường tuyp 2 không nên uống nước dừa.

6. Thanh long

Trái thanh long có chứa hàm lượng cao vitamin C, các vitamin nhóm B, kali, magiê, canxi, chất béo có lợi và chất xơ. Do đó, các mẹ bầu ăn thanh long sẽ được tăng cường sức đề kháng tự nhiên, ổn định tim mạch và huyết áp, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ, giảm các triệu chứng mệt mỏi và đặc biệt còn giúp phát triển não bộ của thai nhi.

Các mẹ có tiền sử tiểu đường cao và tiểu đường không nên sử dụng thanh long vì có lượng đường cao.

Thanh long chứa nhiều vitamin C và sắt 
Thanh long chứa nhiều vitamin C và sắt .

7. Kiwi 

Mẹ biết không? 1 quả Kiwi chứa tới 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biết đối với bà bầu. Hơn thế, trong loại quả này chứa hàm lượng axit folic cao gấp 10 lần so với táo, kiwi, điều này giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, tăng cường phát triển hệ thần kinh cho thai nhi. Trong kiwi cũng chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp ngừa táo bón hiệu quả.

Nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều Kiwi trong ngày nhé, chỉ nên ăn 1-2 quả/ngày thôi. Lưu ý, mẹ nào bị sỏi thận thì không nên ăn kiwi vì trong kiwi có chứa oxalate, không tốt cho người bị sỏi thận.

8. Dâu tây

Trong dâu tây chứa hàm lượng vitamin C và axit folic cao, giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi, tăng cường hệ miễn dịch, và hạn chế khả năng sinh non.

Mẹ nên ăn dâu tây mỗi ngày, lưu ý, trước khi ăn cần rửa thật kỹ để đảm bảo an toàn. Với dâu tây, mẹ có thể làm sinh tố, nước ép dâu... đều rất tốt.

9. Sung

Loài quả khá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta phải không, đây cũng là loại quả mang nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi. Nhiều chuyên gia khuyên mẹ bầu nên sử dụng loại quả này trong thai kỳ vì có tác dụng giúp giảm ốm nghén hiệu quả, phòng tránh nguy cơ sản giật, tiền sản giật, hạn chế nguy cơ sinh non, sảy thai, hơn nữa còn giúp lợi sữa sau sinh.

Với sung, mẹ có thể bổ sung thành nhiều món: sung chấm muối, thịt kho sung, sung luộc... Nếu mẹ nào có tiền sử về đau dạ dày thì nên hạn chế ăn sung vì sung có tính axit cao. 

Sung mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé.
Bà bầu có thể chế biến sung thành nhiều món ăn khác nhau. 

10. Cherry

Cherry chứa sắt có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm cơn buồn nôn hiệu quả.

Có rất nhiều loại quả chứa nhiều dinh dưỡng mẹ bầu có thể sử dụng được trong giai đoạn mang thai. Mẹ chỉ cần lựa chọn nơi mua uy tín, đảm bảo trái cây tươi, sạch, không bị phun thuốc, ngâm thuốc để an toàn cho mẹ và thai nhi nhé.

Ngoài việc lựa chọn trái cây thích hợp trong thai kỳ, mẹ chú ý đến chế độ dinh dưỡng thai kỳ, đặc biệt là các vitamin tổng hợp cho bà bầu. Mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp gồm các chất thiết yếu: axit folic, canxi, sắt, protein để đảm bảo mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ có đủ sức khỏe, thai nhi phát triển đúng chuẩn mẹ nhé.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Như chúng ta đã biết, trung bình nước chiếm khoảng 70% trọng lượng của cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Còn đối với trẻ sơ sinh thì tổng lượng nước chiếm đến khoảng 75 - 80% cơ thể. Tuy nhiên, lượng nước để bổ sung cho trẻ sơ sinh không phải xuất phát từ nước đun sôi để nguội, nước lọc hay nước tinh khiết mà là từ một nguồn khác. Vậy thì, lượng nước mà trẻ sơ sinh cần được bổ sung từ nguồn nào và có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Bài viết dưới sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này, cùng tham khảo ngay nhé!

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho bé

Mẹ đang tìm nguồn thực phẩm giàu Omega 3 cho bé để bé thông minh, phát triển toàn diện? Lúc này chắc chắn mẹ đã thấy DHA là thành phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy não bộ phát triển toàn diện, tăng khả năng nhận thức và chỉ số IQ cho trẻ. Và khi đã hiểu tầm quan trọng ấy thì không có lý do gì mẹ lại không bổ sung Omega -3 (DHA) cho bé.

Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt năm 2024?

Với sự đa dạng về thương hiệu và loại sản phẩm, việc tìm kiếm một lựa chọn một loại kem chống hăm an toàn và hiệu quả cho bé có thể khiến nhiều bậc phụ huynh bối rối. Trong bài viết này, nhà thuốc uy tín hơn 35 năm sẽ giới thiệu đến bạn top 10 kem chống hăm cho trẻ sơ sinh tốt nhất năm 2024, dựa trên trên các tiêu chí đánh giá về nguồn gốc xuất xứ, thành phần và các vấn đề liên quan đến tính an toàn, hiệu quả.

Sản phẩm liên quan
Vitamin bầu Elevit - Vitamin tổng hợp cho bà bầu và sau sinh
Vitamin bầu Elevit - Vitamin tổng hợp cho bà bầu và sau sinh
Xuất xứ:Pháp
Thương hiệu:Bayer
310.020₫
350.000₫
Vital Pregna Doppelherz - Bổ sung vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu
Vital Pregna Doppelherz - Bổ sung vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu
Xuất xứ:Đức
Thương hiệu:Doppelherz
324.000₫
330.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 vitamin tổng hợp cho bà bầu được yêu thích 2024

Ở phụ nữ đang mang thai sức khỏe thường lên xuống thất thường, nhất là ở những phụ nữ hay bị ốm nghén thể trạng thường không đảm bảo cho sự phát triển ổn định của thai nhi. Do đó, các bác sĩ phụ sản thường khuyên mẹ bầu nên bổ sung Vitamin tổng hợp cho cơ thể. Việc này không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu trước trong và sau khi sinh mà còn ngăn ngừa nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Review 10 sữa cho bà bầu 3 tháng đầu được yêu thích năm 2024

3 tháng đầu là “thời kỳ vàng” để thai nhi hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn này mẹ bầu rất hay bị ốm nghén, nôn nao, khó chịu, chán ăn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, việc chọn sữa bổ sung cho bà bầu trong 3 tháng đầu vô cùng quan trọng. Hiểu được điều đó, với kinh nghiệm 35 năm trong nghề Nhà thuốc Phương Chính xin giới thiệu đến bạn một số loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu được ưa chuộng hiện nay thông qua bài viết dưới đây.

Omega 3 cho bà bầu loại nào tốt năm 2024?

Ở phụ nữ mang thai và cho con bú sử dụng dầu cá Omega-3, giàu DHA, EPA giúp hấp thu dưỡng chất tốt, đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho trẻ và làm cho quá trình phát triển não bộ, nhận thức của thai nhi trở nên tốt hơn. Trên thị trường hiện nay có vô số loại dầu cá, để mua được sản phẩm chính hãng, an toàn cho sức khỏe bạn có thể tham khảo Top 10 Omega 3, DHA cho bà bầu được Nhà thuốc Phương Chính trình bày dưới đây.

Axit folic cho bà bầu loại nào tốt năm 2024?

Axit folic hay còn gọi là folat hoặc vitamin B9 là loại vitamin có khả năng tan trong nước và giữ nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, nhất là đối với cơ thể của phụ nữ mang thai. Thiếu axit folic có thể dẫn đến bệnh lý thiếu máu hồng cầu khổng lồ ở bà bầu hoặc dẫn đến khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống và nguy cơ bị tật nứt đốt sống ở thai nhi. Vì thế, acid folic được khuyến khích dùng cho bà bầu trong suốt thai kỳ để hỗ trợ sức khỏe của mẹ bầu, hạn chế tình trạng thiếu máu. Đồng thời giúp làm giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống của thai nhi.

Sắt cho bà bầu loại nào tốt năm 2024?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lượng sắt rất lớn. Nếu không bổ sung đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm bổ sắt cho bà bầu. Vì thế, việc lựa chọn một sản phẩm thật sự tốt và hiệu quả rất khó khăn. Sau đây sẽ là gợi ý 10 sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu được người sử dụng đánh giá cao, các mẹ có thể tham khảo.

Review sữa cho bà bầu: Top 10 sữa bầu được yêu thích năm 2024

Đối với phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung dưỡng chất qua các loại thực phẩm hằng ngày là chưa đủ vì thế mẹ bầu cần dùng thêm sữa cho bà bầu để có thể lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng còn thiếu trong cơ thể và giúp cho thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Khi mang thai việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là vô cùng cần thiết, nhất ở giai đoạn 3 tháng đầu. Tuy nhiên, không phải vì lý do này mà bạn có thể tha hồ ăn những món mà bạn cho là bổ dưỡng được. Nếu không may ăn ngay những món “cấm kỵ” thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhẹ thì thai nhi phát triển chậm, nặng thì mắc các bệnh không mong muốn hoặc bị sảy thai.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng