Trẻ Thiếu Máu Thiếu Sắt Nên Ăn Gì?
phuongchinh-logo

Trẻ thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

- Ngày đăng:08/05/2023
Trẻ em rất dễ bị thiếu sắt nhưng bố mẹ lại rất khó nhận biết vì nó không có triệu chứng nào. Nếu bố mẹ theo dõi sẽ thấy trẻ bị thiếu sắt sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém hoạt bát, đặc biệt da xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu sắt mẹ cần ngay lập tức bổ sung sắt cho con vì khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Xem nhanh

  • Nguyên nhân trẻ bị thiếu sắt
  • Trẻ em thiếu sắt nên ăn gì?
    • Những thực phẩm nào giàu chất sắt?
    • Lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ

Nguyên nhân trẻ bị thiếu sắt

Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, có thể do thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ không hấp thu sắt đầy đủ từ thực phẩm, trẻ bị mất máu liên tục do các bệnh đường ruột.

  • Thiếu máu do thiếu dự trữ sắt
  • Ăn không đủ nên bị thiếu máu thiếu sắt
  • Do bé phát triển quá nhanh nên lượng sắt không đủ
  • Do bị mất sắt trong quá trình phát triển
Để kiểm tra xem có chắc chắn trẻ bị thiếu máu hay không trẻ sẽ được kiểm tra lượng hemoglobin.
Để kiểm tra xem có chắc chắn trẻ bị thiếu máu hay không, trẻ sẽ được kiểm tra lượng hemoglobin.

Trẻ em thiếu sắt nên ăn gì?

Để phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho trẻ ngay từ khi mang thai người mẹ cần ăn uống đủ chất, sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt: trứng, gan, cá, thịt...), uống bổ sung viên sắt để phòng thiếu máu cho mẹ, đồng thời tăng dự trữ sắt cho con.

Với những trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai bằng các chế phẩm sắt 20 mg/ngày, uống hàng ngày cho mỗi đợt từ 2 đến 3 tháng.

Trẻ sau sinh, 6 tháng đầu mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng để giảm tình trạng thiếu máu vì sắt trong sữa mẹ dễ tiếp thu hơn sữa nhân tạo.

Khi trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ bổ sung đủ chất, đủ các nhóm thực phẩm: ngũ cốc, đạm động vật, thực phẩm giàu sắt: thịt lợn, thịt bò, tim, tiết, các loại đậu đỗ, rau xanh...), nên cho trẻ ăn thêm hoa quả chín có nhiều vitamin C giúp tăng hấp thu sắt. Nếu trẻ biếng ăn, không bổ sung đủ hàm lượng sắt trong mỗi bữa ăn mẹ nên cho con sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung sắt.

Ngoài ra, để phòng trường hợp trẻ thiếu máu trẻ cần cho trẻ đi tiêm chủng theo lịch, cho trẻ ăn uống đảm bảo vệ sinh, tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi theo định kỳ.

Khi trẻ trên 1 tuổi, ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu sắt mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm chứa sắt để bổ sung sắt cho trẻ. Giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn, phòng tránh trường hợp trẻ thiếu sắt, thiếu máu.

Trẻ em thiếu sắt nên ăn gì
Thực phẩm giàu sắt cho trẻ.

Những thực phẩm nào giàu chất sắt?

Lượng sắt chúng ta cần thường phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Các nguồn tốt nhất của sắt đến từ các sản phẩm động vật, chủ yếu là thịt đỏ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận được một lượng lớn chất sắt từ các nguồn phi động vật.

Nguồn chất sắt bao gồm:

Thịt đỏ và nội tạng (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thận, gan, tim, dồi tiết…). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên lưu ý tránh ăn gan trong thai kỳ.

  • Trứng (mẹ nên cho trẻ ăn 3-4 quả trứng/tuần)
  • Cá và động vật có vỏ (cá mòi, cá mòi cơm, cua, cá cơm, tôm, hến). Mẹ nên cho trẻ ăn 3-4 bữa cá/tuần
  • Các loại hạt (đậu phộng, quả hồ đào, quả óc chó, hạt mè, hạt hướng dương, hạt thông)
  • Các loại rau có lá xanh (bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoong, cải xoăn)
  • Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc (bánh mì, bột ngô, bột cám, bánh yến mạch, lúa mạch đen)
  • Đậu và các loại đậu (đậu nướng, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh, đậu mắt đen, đậu thận)
  • Trái cây sấy khô (nho khô, mơ, mận, nho, quả sung)

Một lượng nhỏ sắt còn được tìm thấy trong thịt rừng và gia cầm (gà lôi, thịt nai, thỏ, gà, gà tây).

Lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ

  • Lượng sắt bổ sung cho người mẹ sẽ không làm tăng nồng độ sắt trong sữa mẹ. Tuy nhiên nếu bà mẹ thiếu sắt sẽ dễ bị thiếu máu và sức khỏe suy giảm, từ đó chất lượng sữa mẹ và khả năng nuôi con cũng không được đảm bảo tốt.
  • Vitamin C với các loại thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn. Bạn nên chuẩn bị các bữa ăn với nhiều rau và trái cây hoặc có ly nước cam dùng kèm.
  • Ăn thịt trong bữa ăn cũng có thể giúp hấp thụ chất sắt từ các nguồn phi động vật.
  • Tránh uống trà trong bữa ăn vì có thể làm giảm lượng chất sắt được hấp thụ. Lúa mì cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt, vì thế nên tránh sử dụng.
  • Không cho trẻ sử dụng các thực phẩm khi chưa đến tuổi: ngêu, sò, đường, ớt, trái cây khô...
  • Chất caffeine/tanin trong trà, cà phê, sô cô la và cola có thể cản trở sự hấp thu sắt, do đó tránh uống nhiều và nên uống một giờ trước và sau khi ăn thức ăn giàu sắt.

Tóm lại, trẻ rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt nên bố mẹ cần phòng ngừa, dự trữ sắt cho trẻ, bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho trẻ đi khám định kỳ để biết trẻ có bị thiếu máu không.

>> Xem thêm: Review 10 sắt hữu cơ cho bé

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Bà bầu nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì?

Một chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng không thể thiếu sự góp mặt của các loại rau. Để đảm bảo việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm, mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn những loại rau tốt và đảm bảo an toàn đối với thai nhi, tránh sử dụng những loại rau không tốt cho thai nhi.

Bé bị hăm rửa nước gì? 5 Cách trị hăm cho bé hiệu quả

Hăm tã là tình trạng viêm da ở vùng đóng bỉm/tã, gây đau, khó chịu và quấy khóc cho bé. Giữ cho da bé sạch sẽ và khô thoáng cũng là một cách hiệu quả để giảm các triệu chứng này và thúc đẩy quá trình phục hồi da. Tuy nhiên không phải loại nước nào cũng có thể dùng để rửa vùng hăm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bậc phụ huynh về những loại nước rửa phù hợp cho làn da nhạy cảm của trẻ cũng như một số cách điều trị hăm tã hiệu quả.

Sản phẩm liên quan
Pediakid Fer + Vitamines B - Bổ sung sắt và vitamin nhóm B cho trẻ
Pediakid Fer + Vitamines B - Bổ sung sắt và vitamin nhóm B cho trẻ
Xuất xứ:Pháp
Thương hiệu:Pediakid
225.000₫
282.000₫
Sắt Ferrolip Baby - Bổ sung sắt hữu cơ nhỏ giọt cho bé
Sắt Ferrolip Baby - Bổ sung sắt hữu cơ nhỏ giọt cho bé
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:InPharma
295.000₫
Ferrodue - Bổ sung sắt, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ
Ferrodue Buona - Bổ sung sắt hữu cơ dạng nhỏ giọt cho bé
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Buona
215.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sắt hữu cơ cho bé được yêu thích năm 2025

Sắt là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trong việc hình thành hồng cầu và hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, lựa chọn được sản phẩm sắt phù hợp cho bé không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì vậy, nhà thuốc uy tín hơn 35 năm đã nghiên cứu và đánh giá 10 sản phẩm sắt hữu cơ hàng đầu, dựa trên chất lượng, độ an toàn, khả năng hấp thu và phản hồi từ người dùng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các phụ huynh có thêm thông tin để lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của bé.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào?

Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng