Sắt có nhiều trong thực phẩm nào?
Xem nhanh
- Top những thực phẩm giàu sắt
- 1. Các loại hạt
- 2. Lòng đỏ trứng
- 3. Hạt bí ngô
- 4. Thịt đỏ
- 5. Sô-cô-la đen
- 6. Gan và nội tạng động vật
- 7. Hải sản có vỏ
- 8. Rau lá xanh
- 9. Các loại củ có màu đỏ
- Hậu quả gây ra khi cơ thể thiếu sắt
- Các cách phòng chống tình trạng thiếu sắt
Trong cơ thể, sắt là yếu tố cần thiết cho việc tạo ra các tế bào hồng cầu hemoglobin trong máu, giúp mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Chị em phụ nữ bị thiếu hụt hemoglobin do nhiều nguyên nhân: mệt mỏi, căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt.
Người bị thiếu sắt luôn cảm thấy mệt mỏi, nhanh mất sức. Vì thế sắt rất quan trọng, chị em có thể bổ sung sắt bằng việc cung cấp những thực phẩm giàu chất sắt dưới đây.
Top những thực phẩm giàu sắt
1. Các loại hạt
Một số loại hạt giàu sắt như: hạt hạnh nhân, lạc, hạt điều, quả óc chó, quả phỉ,... Với những loại hạt này mẹ có thể ăn hàng ngày hoặc xay thành nước uống.
2. Lòng đỏ trứng
Nhiều người cho rằng chỉ có phần lòng trắng của trứng mới là lành mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế là 100 g lòng đỏ trứng có chứa 2,7 mg sắt. Vì vậy, khi dùng trứng chế biến món ăn, bạn không nên tách bỏ lòng đỏ.
3. Hạt bí ngô
Trong hạt bí chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngoài sắt hạt bí còn chứa canxi, kẽm và magiê. Mỗi ngày không cần nhiều, chị em chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ, sẽ rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài.
4. Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ giàu sắt: thịt cừu, thịt bò, trong chúng chứa phức hợp heme-sắt, giúp cơ thể hấp thu lượng sắt cần thiết. Chị em có thể cân đối thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để đủ chất.
5. Sô-cô-la đen
Thật ngạc nhiên khi sô-cô-la đen cũng là một nguồn cung cấp chất sắt. Đây là một món khoái khẩu của nhiều người và cả mẹ bầu hay thèm ăn vặt giữa các cữ. Ngoài ra, sô-cô-la còn có hoạt tính chống oxy hóa cao, có lợi đối với cholesterol và giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.
6. Gan và nội tạng động vật
Ngoài sắt, trong gan và nội tạng động vật rất giàu protein, vitamin B, vitamin A, selen... Đây đều là những dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể.
7. Hải sản có vỏ
Những loại hải sản có vỏ như hàu, sò, trai hết là một nguồn thực phẩm rất giàu sắt.
Khẩu phần ăn 100gr con trai chứa 28% sắt. Tất nhiên là có sự thay đổi ở một số loại có chứa ít sắt hơn. 100gram hàu chứa 10.2 gram sắt.
Hải sản có vỏ chứa heme-iron một loại sắt dễ được hấp thu bởi cơ thể không giống như nguồn sắt trong thực vật khó hấp thu hơn. Chúng cũng được biết là giúp làm tăng hàm lượng cholesterol tốt làm cho sức khỏe tim mạch tốt hơn.
8. Rau lá xanh
Rau lá xanh là loại thực phẩm giàu sắt vô cùng cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là những người mắc chứng thiếu máu. Một số loại rau lá xanh tươi chứa nhiều kali chị em cần bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của mình: rau diếp cá, cải xoăn, củ cải xanh, rau bina bổ máu,
Với những loại rau này chị em có thể chế biến thành các loại sald hoặc nước ép rất tốt cho sức khỏe.
9. Các loại củ có màu đỏ
Các loại rau củ màu đỏ đều là thực phẩm giàu chất sắt được không chỉ những người mắc chứng thiếu máu, mất máu bổ sung hàng ngày mà với những người bình thường. Trong những loại củ này chứa nhiều oxi nitric giúp mạch máu lưu thông dễ dàng và hạ huyết áp về mức ổn định nhanh chóng.
Với các loại củ này chị em có thể rửa sạch và ép thành nước uống hàng ngày, hoặc chị em có thể chế biến thành các món ăn trong mỗi bữa ăn: xào, hầm, nướng.
Hậu quả gây ra khi cơ thể thiếu sắt
- Rụng tóc, bong móng
- Tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi
- Hệ miễn dịch và khả năng sinh sản bị suy giảm
- Các hoạt động của cơ thể bị trì trệ
- Giảm trí nhớ và trí thông minh
Tình trạng thiếu sắt trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy và trí thông minh ở con người. Vì thế, không để tình trạng cơ thể bị thiếu máu, đặc biệt trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, tránh những hậu quả xấu.
Các cách phòng chống tình trạng thiếu sắt
- Ngoài ra cần phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét và cần vệ sinh môi trường.
- Bổ sung sắt bằng việc đa dạng hóa bữa ăn: đây là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng thiếu sắt của người dân.
- Bổ sung sắt bằng các loại viên sắt.
- Cần tăng cường sắt vào thực phẩm: đây là giải pháp chiến lược có hiệu quả và an toàn cao. Sắt sẽ được tăng cường vào các loại thực phẩm như bánh quy, bánh dinh dưỡng, nước mắm, bột dinh dưỡng,...
Trên đây là 9 nhóm thực phẩm giàu sắt chị em có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của mình để tăng cường sắt cho cơ thể, tránh những hậu quả do thiếu sắt gây ra.