Kinh Nghiệm Nấu Đồ Ăn Dặm Cho Bé 1 Tuổi
phuongchinh-logo

Kinh nghiệm nấu đồ ăn dặm cho bé 1 tuổi

- Ngày đăng:12/05/2023
Với những kinh nghiệm nấu đồ ăn dặm cho bé dưới đây mẹ sẽ nhàn tênh với khâu chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

Xem nhanh

  • Kinh nghiệm chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé
  • Kinh nghiệm phân loại và sơ chế thức ăn
  • Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé 
  • 5 món cháo ngon, dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
    • 1. Cháo trứng gà + hạt sen + cà rốt
    • 2. Cháo cà chua + thịt bò + phomai
    • 3. Cháo gà + rau mồng tơi
    • 4. Cháo lươn + bí xanh
    • 5. Cháo tôm + củ cải + gấc

Chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé như thế nào để vừa dinh dưỡng lại không mất quá nhiều thời gian?

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé

Để quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé dễ dàng và nhanh chóng mẹ nên chuẩn bị đầy đủ "đồ nghề": máy xay, nồi nấu cháo, bộ dụng cụ chế biến món ăn, ghế ngồi ăn dặm, yếm, thìa, bát... Mẹ nên lựa chọn đồ ăn dặm cho bé từ chất liệu an toàn, tránh các chất độc hại nhé.

Lựa chọn dụng cụ ăn an toàn cho trẻ
Lựa chọn dụng cụ ăn an toàn cho trẻ.

Sau khi chuẩn bị dụng cụ đầy đủ mẹ nên tìm hiểu về kinh nghiệm cho trẻ ăn dặm.

Khi con mới bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ nên cho con ăn từng món riêng lẻ, để con cảm nhận được mùi vị của đồ ăn. Mẹ lưu ý là không cho gia vị trong giai đoạn này nhé. Và sau khi con cảm nhận được mùi vị của mỗi loại đồ ăn, mẹ hãy chuyển sang các món cháo ăn dặm truyền thống, kết hợp các loại đồ ăn.

Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, mẹ nên cân đối lượng dưỡng chất có trong các thành phần thực phẩm, mẹ lưu ý không nên cho đạm nhiều dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng, khiến bé đầy bụng, khó tiêu. 1 bữa ăn của trẻ nên đầy đủ các nhóm chất: vitamin và khoáng chất, đạm, tinh bột.

Hãy tạo cho con một thói quen ăn uống có kỷ luật, ăn đúng giờ, khi ăn thì cho con ngồi vào ghế ăn dặm, tuyệt đối không dỗ con ăn bằng cách cho xem ipad, điện thoại, ăn dong. Vì nếu áp dụng cách này để cho con ăn sau này mẹ sẽ rất khó sửa. Giai đoạn đầu mẹ sẽ vất vả khi rèn con nhưng sau này mẹ sẽ rất nhàn.

Xem thêm >>> Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn với 8 loại vi chất quan trọng

Kinh nghiệm phân loại và sơ chế thức ăn

- Thịt lợn/bò/gà: Rửa sạch, băm nhỏ, cho vào từng tô của khay trữ, có thể hấp trước khi băm hoặc xay nhuyễn.

- Tôm, cá, lươn: làm sạch, băm nhỏ, cho vào khay trữ, có thể hấp trước khi băm hoặc xay nhuyễn.

- Rau củ: Nhặt sạch và ngâm nước muối. Sau khi sơ chế sạch sẽ và cắt nhỏ đem hấp chín, đem xay hoặc bằm.

- Bột hoặc cháo: Nấu chín nhừ, cho vào lọ thủy tinh miệng rộng có nắp đậy, vừa với khẩu phần mỗi bữa một lọ

- Cua: Luộc chín, rỉa thịt, cho vào khay trữ.

Sau khi sơ chế xong, mẹ cho thức ăn vào khay có nắp, lồng thêm nilon bọc kín rồi bảo quản ở ngăn đá. Khi đến bữa cần nấu cho bé, mẹ lấy ra 1 viên rau, 1 viên thức ăn, 1 hộp cháo để ra ngoài rã đông. Sau đó cho vào nồi nấu sôi, khuấy cho từng viên rau thịt vào. Chỉ vài phút mẹ đã hoàn thành xong khẩu phần ăn của bé. Rất đơn giản phải không?

Các mom có thể tùy ý kết hợp các loại rau củ thịt cá để cho ra những thực đơn phong phú. Như vậy mỗi tuần chỉ cần khoảng 3-5 loại thịt cá, vài loại rau củ là có thể cho bé mỗi bữa một món khác nhau trong suốt cả tuần.

Kinh nghiệm phân loại và sơ chế thức ăn
Mẹ có thể chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ cho bé và bảo quản bằng khay trữ đông.

Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé 

Với việc chế biến đồ ăn cho bé, mẹ có thể nấu chín tất cả các món hoặc giữ nguyên đồ ăn tươi sống sau đó đem cấp đông. Nhưng mẹ chú ý cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Mẹ rửa sạch tay trước khi chế biến món ăn, rửa sạch dao thớt mỗi khi chế biến xong một món để tránh dính từ món này sang món khác.

- Dùng riêng dao thớt, chế biến thức ăn chín trước, thức ăn sống sau. Nếu đang chế biến thức ăn chín mà phải quay sang chế biến món ăn sống thì phải rửa tay bằng xà phòng trước khi quay lại chế biến món ăn chín.

- Nếu mẹ quá bận rộn, mẹ có thể chế biến thức ăn cho trẻ theo tuần. Nhưng mẹ lưu ý khay lưu trữ thức ăn cho trẻ để riêng, không dùng lẫn vào việc khác: làm đá, đổ rau câu....

- Lượng thức ăn trong mỗi ô trên khay trữ vừa với lượng thức ăn bé cần dùng trong một bữa. Thức ăn khi đã lấy ra rã đông phải dùng cho hết hoặc phải bỏ, không cấp đông lại.

5 món cháo ngon, dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

1. Cháo trứng gà + hạt sen + cà rốt

- Cà rốt thái nhỏ ninh nhừ cùng hạt sen, cho vào máy xay nhỏ cùng với nước hầm ninh. Sau đó đổ vào nồi nấu, thêm phần bột gạo đã xay/cháo vào quấy đều cho tan đều. Đặt lên bếp quấy đều cho đến khi cháo sôi lục bục và đặc dần lại.

- Trứng gà đập ra bát tách lấy lòng đỏ. Cho khoảng 1/2 lòng đỏ trứng gà vào nồi cháo khuấy đều cho đến khi trứng chín là được. Tắt bếp cho thêm khoảng 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu oliu vào khuấy đều. Đổ cháo ra bát hoặc đĩa.

2. Cháo cà chua + thịt bò + phomai

- Cà chua gọt vỏ thái miếng nhỏ băm nhuyễn. Thịt bò thái miếng nhỏ băm hoặc xay nhuyễn.

- Bột gạo xay sẵn/ cháo trắng nấu trước rồi cho thịt bò và cà chua đã bằm nhuyễn vào nấu sau cùng cho đến khi cháo chín là được, thêm thìa cafe dầu ăn vào cháo quấy đều.

- Tắt bếp cho thêm 1 viên pho mai tán nhuyễn quấy đều vào hỗn hợp cháo, đổ ra bát cho bé thưởng thức.

3. Cháo gà + rau mồng tơi

- Thịt lườn gà thái miếng nhỏ đem luộc chín. Mồng tơi rửa sạch thái nhỏ đem xay cùng với thịt gà và nước luộc. Đổ bột gạo xay sẵn/cháo vào hỗn hợp nước rau thịt đã xay khuấy đều cho tan.

- Đặt nồi lên bếp nấu cho đến khi cháo sôi lục bục đặc lại là được.

- Tắt bếp cho thêm vào cháo 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu gấc, dầu oliu đều được. Đổ cháo ra bát hoặc đĩa rồi cho bé thưởng thức.

4. Cháo lươn + bí xanh

- Lươn làm sạch cắt khúc đem luộc với vài miếng bí xanh cắt nhỏ. Lươn sau khi luộc gỡ thịt rồi băm nhuyễn hoặc đem xay nhỏ với bí xanh cùng nước luộc.

- Bột/cháo trắng nấu chín, thêm hỗn hợp lươn và bí xanh đã xay với nước luộc ở trên cho vào cháo quấy đều đặt lên bếp nấu đến khi cháo sôi lục bục khoảng 4-5 phút là được. Tắt bếp cho thêm chút dầu ăn hoặc dầu gấc vào cháo khuấy đều.

- Xong xuôi đổ ra bát cho bé thưởng thức.

5. Cháo tôm + củ cải + gấc

- Củ cải cắt miếng nhỏ đem luộc cùng tôm. Giữ lại nước luộc.

- Tôm bóc vỏ đem xay nhỏ cùng tôm, củ cải và nước luộc. Đổ bột gạo xay sẵn/cháo vào hỗn hợp nước xay tôm và củ cải khuấy đều cho tan.

- Đặt nồi lên bếp nấu cho đến khi cháo sôi lục bục đặc lại, cho chút gấc tươi đã xay nhỏ vào quấy đều trong nồi cháo cho đến khi cháo sôi lại là được. Cho thêm 1-2 thìa cafe dầu ăn hoặc dầu ôliu vào cháo đều được. Đổ cháo ra bát hoặc đĩa rồi cho bé thưởng thức.

Ngoài những món cháo trên, với bé 1 tuổi mẹ có thể tăng độ thô cho bé, từ cháo thành cơm nát để bé quen dần mẹ nhé.

Với những kinh nghiệm trên, mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chế biến đồ ăn dặm cho trẻ. Chúc mẹ và bé có một giai đoạn ăn dặm không nước mắt nhé.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào & hết bao nhiêu tiền?

Tiểu đường thai kỳ là điều mà không một ai mong muốn vì nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như: tiền sản giật, xuất huyết sau sinh, sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh,… Do đó, việc xét nghiệm thai kỳ được xem là cách theo dõi và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi.

Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không?

Khi mới có thai, nhiều chị em phụ nữ sẽ bắt đầu cảm thấy băn khoăn có nên ăn cái này không hoặc có nên uống cái kia không. "Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không?" cũng là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng nhà thuốc uy tín 35 năm tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới đây.

Đặt tên ở nhà cho bé trai & gái hay, độc lạ, dễ nuôi

Xu hướng đặt tên ở nhà cho bé trai và bé gái đang ngày một phổ biến. Tưởng chừng như đơn giản nhưng việc này lại khiến cho nhiều cha mẹ phải đau đầu vì không biết làm thế nào để đặt tên cho con "chất - độc - lạ" nhưng vẫn ngô nghĩnh, đáng yêu, dễ gọi và dễ nuôi. Dưới đây danh sách tên gọi ấn tượng được Nhà thuốc Phương Chính tổng hợp được, mời cha mẹ cùng tham khảo.

Sản phẩm liên quan
Sữa hoàng gia Úc số 3 Royal AUSNZ Premium Gold cho trẻ từ 1-3 tuổi
Sữa hoàng gia Úc số 3 Royal AUSNZ Premium Gold cho trẻ từ 1-3 tuổi
Xuất xứ:Úc
Thương hiệu:Royal AUSNZ
680.000₫
Sữa Nature One số 3 Toddler cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Sữa Nature One số 3 Toddler cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Xuất xứ:Úc
Thương hiệu:Nature One Dairy
550.000₫
Bài viết liên quan
Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho bé

Mẹ đang tìm nguồn thực phẩm giàu Omega 3 cho bé để bé thông minh, phát triển toàn diện? Lúc này chắc chắn mẹ đã thấy DHA là thành phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy não bộ phát triển toàn diện, tăng khả năng nhận thức và chỉ số IQ cho trẻ. Và khi đã hiểu tầm quan trọng ấy thì không có lý do gì mẹ lại không bổ sung Omega -3 (DHA) cho bé.

Top 10 thực phẩm giúp tăng chiều cao cho trẻ

Bất kỳ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển toàn diện, đặc biệt là chiều cao. Muốn con sở hữu chiều cao tối đa ngoài yếu tố di truyền thì dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng quyết định chiều cao tương lai của trẻ. Vì yếu tố dinh dưỡng quan trọng đến chiều cao của trẻ nên việc lựa chọn những thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao rất quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng chiều cao cho trẻ mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

5 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

Như các mẹ đã biết, hệ miễn dịch của con rất quan trọng, con có một sức khỏe tốt khi con có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, việc tăng cường hệ miễn dịch cho con rất quan trọng. Và muốn con có một hệ miễn dịch khỏe mạnh mẹ không thể không bỏ qua 5 thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới đây.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 đến 10 tháng theo chuẩn viện dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng bé 8 tháng tuổi cực kỳ quan trọng, bởi đây là giai đoạn vàng giúp bé phát triển. Rất nhiều bố mẹ lo lắng không biết nên bổ sung cho con thực đơn như thế nào, chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý để con được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Vậy thì hãy cùng xem thực đơn viện dinh dưỡng chia sẻ cho bé 8 tháng tuổi như thế nào nhé!

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng