Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt hay thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là tình trạng không có đủ sắt trong cơ thể để tạo huyết sắc tố (hemoglobin), một loại protein đặc biệt giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác.
Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, bao gồm:
Mất máu
Khi cơ thể bị mất máu nhiều sẽ kéo theo mất sắt. Mất máu có thể xảy ra theo nhiều cách:
- Kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài
- Chấn thương hoặc trải qua một cuộc phẫu thuật lớn
- Chảy máu ở đường tiêu hóa (đường tiêu hóa) do bệnh viêm ruột, loét dạ dày tá tràng, ung thư ruột kết hoặc trực tràng, bệnh trĩ,...
- Mất máu do chảy máu cam mãn tính
- Chảy máu đường tiết niệu, xuất huyết bàng quang, đi tiểu ra máu
- Tan máu trong lòng mạch khiến cho các tế bào hồng cầu bị phá vỡ trong dòng máu, giải phóng sắt và sau đó sẽ bị mất đi qua nước tiểu.
- Dùng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.
Sự hấp thu sắt kém
Một nguyên nhân phổ biến khác gây thiếu máu thiếu sắt đến từ sự hấp thu sắt có thể kém hơn bình thường ở những người mắc các tình trạng sau:
- Bệnh Celiac (Không dung nạp Gluten)
- Bệnh Crohn (Viêm ruột mãn tính từng vùng)
- Phẫu thuật dạ dày và ruột, phẫu thuật giảm cân.
Nhu cầu sắt tăng
Nhu cầu sắt tăng cao ở những nhóm người sau:
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ em đang phát triển
- Vận động viên
Dấu hiệu, triệu chứng thiếu máu thiếu sắt
Dấu hiệu, triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt sẽ diễn biến từ nhẹ đến nặng theo mức độ thiếu sắt trong cơ thể và được chia thành 3 giai đoạn như bảng dưới đây.
Giai đoạn | Triệu chứng |
Giai đoạn 1 | Lượng sắt dự trữ giảm, người bệnh vẫn chưa bị thiếu máu nên không có biểu hiện. |
Giai đoạn 2 | Sắt dự trữ đã cạn kiệt, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng mệt mỏi, mất tập trung. |
Giai đoạn 3 |
Mức độ nhẹ: Mệt mỏi, yếu đuối, khó thở, nhịp tim nhanh hoặc không đều, cơ thể xanh xao, da, niêm mạc nhợt nhạt. Mức độ nặng: Hơi thở gấp, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu. |
Biến chứng của thiếu máu do thiếu sắt
Nếu thiếu máu do thiếu sắt không được điều trị, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Nhịp tim nhanh hoặc suy tim.
- Biến chứng khi mang thai và chậm phát triển ở trẻ.
- Tăng nguy cơ đột quỵ, tử vong.
Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt
Bác sĩ có thể chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt dựa trên tiền sử bệnh, khám sức khỏe và xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu. Ở người thiếu máu thiếu sắt khi phết máu ngoại vi sẽ thấy các tế bào nhỏ, hình bầu dục, tâm nhợt nhạt và thường cho kết quả xét nghiệm máu như sau:
- Huyết sắc tố (Hg) và hematocrit (HCT) thấp
- Khối lượng phân tử trung bình của hồng cầu trong máu (MCV) thấp
- Ferritin thấp
- Chỉ số sắt huyết thanh thấp
- Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC) cao
- Độ bão hòa Transferrin và Ferritin thấp.
Điều trị thiếu máu thiếu sắt
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt thường bao gồm:
Bổ sung sắt
Ở giai đoạn sớm, người bệnh mới chỉ bị thiếu sắt nhưng chưa thiếu máu, bác sĩ sẽ yêu cầu bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt. Trong trường hợp bệnh nhân thiếu sắt và thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt đường uống (Ferrous sulfate, Ferrous gluconate, Ferrous fumarate). Liều lượng và thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ thiếu sắt trong cơ thể. Thường sẽ mất khoảng 3-6 tháng để khôi phục lại lượng sắt trong cơ thể.
Hạn chế sắt tiêm tĩnh mạch, chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không hấp thu sắt tốt qua đường tiêu hóa (sau phẫu thuật cắt ruột, dạ dày) hoặc khi thiếu máu nặng, thiếu máu mãn tính, viêm nhiễm phát triển.
Truyền máu
Trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng hoặc kèm theo các triệu chứng đau ngực, khó thở có thể cần phải truyền máu để thay thế các tế bào máu còn thiếu. Tuy nhiên truyền máu chỉ mang tính chất tạm thời cần phải điều trị nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt triệt để tránh tái phát bệnh.
Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt
Có nhiều cách để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, bao gồm:
- Ăn một chế độ ăn giàu sắt như thịt đỏ, hải sản, các loại đậu, các loại rau lá xanh, trái cây khô.
- Kết hợp thêm trái cây, rau củ giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt.
- Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt ở những người có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao, chẳng như phụ nữ có thai.
- Nuôi con bằng sữa mẹ, vì sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sắt trong sữa bột.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.