Suy Giãn Tĩnh Mạch: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Triệu Chứng, Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Suy giãn tĩnh mạch là gì?
  • Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch
  • Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
  • Đau, sưng, nặng nề, mỏi ở chân
  • Chuột rút ban đêm
  • Ngứa, khô, đổi màu da
  • Thay đổi lối sống
  • Điều trị nội khoa
  • Điều trị ngoại khoa

Suy giãn tĩnh mạch

- Ngày đăng:02/03/2024
Suy tĩnh mạch chân gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể kiểm soát bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của suy tĩnh mạch chân dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mục lục
  • Suy giãn tĩnh mạch là gì?
  • Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch
  • Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
  • Đau, sưng, nặng nề, mỏi ở chân
  • Chuột rút ban đêm
  • Ngứa, khô, đổi màu da
  • Thay đổi lối sống
  • Điều trị nội khoa
  • Điều trị ngoại khoa

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị sưng phồng, sần hoặc xoắn lại, thường có màu xanh hoặc tím đậm nằm ngay dưới da. Bệnh thường xảy ra ở tĩnh mạch nông của chân nên có thể quan sát được qua da. Ngoài chân, giãn tĩnh mạch còn hình thành ở các bộ phần khác trong cơ thể, ví dụ trực tràng (bệnh trĩ), vùng bụng (Giãn tĩnh mạch thừng tinh).

Suy giãn tĩnh mạch là gì

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch thường đến từ việc thành, van tĩnh mạch bị yếu hoặc tổn thương khiến cho máu khó lưu thông trở về tim, gây ứ đọng, thậm chí là chảy ngược. Theo thời gian, khả năng chịu áp lực cao của tĩnh mạch ngày càng suy yếu, các tĩnh mạch có thể phát triển lớn hơn và bị biến dạng.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch:

  • Di truyền: Nếu có người thân trong gia đình bị suy giãn tĩnh mạch thì tỉ lệ bị bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
  • Béo phì: Béo phì làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở chân, dẫn đến suy tĩnh mạch.
  • Tuổi tác: Suy tĩnh mạch chân thường gặp hơn ở người lớn tuổi.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bởi phụ nữ thường trải qua các thay đổi về hormone hoặc sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
  • Mang thai: Khi mang thai người phụ nữ có khả năng bị suy tĩnh mạch cao hơn là do những thay đổi hormone, sự gia tăng lưu lượng máu, cân nặng cũng như sự lớn dần của thai nhi.
  • Đứng hoặc ngồi nhiều: Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài có thể làm cản trở lưu thông máu trở về tim.
  • Thường xuyên mặc quần áo chật, cao gót: Quần áo chật và giày cao gót có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở chân, dẫn đến suy tĩnh mạch.

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch chân có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Thông thường ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ cảm thấy hơi nặng nề, mỏi chân. Khi bệnh phát triển có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đau nhức chân, chuột rút, ngứa hoặc loét da.

Đau, sưng, nặng nề, mỏi ở chân

Đây là những triệu chứng thường gặp nhất của suy tĩnh mạch chân. Đau thường xuất hiện ở phần dưới chân, gần mắt cá chân và có thể lan lên đến đùi. Sưng thường xảy ra ở mắt cá chân và bàn chân. Trong khi đó, tình trạng nặng nề, mỏi chân thường xuất hiện vào cuối ngày, đặc biệt là sau khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

Chuột rút ban đêm

Chuột rút ban đêm là một triệu chứng phổ biến khác của suy tĩnh mạch chân. Chuột rút thường xảy ra ở bắp chân hoặc bàn chân.

Ngứa, khô, đổi màu da

Ngứa, khô và đổi màu da ở chân là những triệu chứng muộn của suy tĩnh mạch chân. Da ở chân có thể trở nên sẫm màu, mỏng và dễ bị tổn thương. Ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào ở chân, nhưng thường gặp nhất ở mắt cá chân và mu bàn chân.

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Nếu không điều trị, các triệu chứng đau, nặng nề, mệt mỏi, tê, sưng mắt cá chân,... sẽ ngày càng trở nên tồi tệ và làm ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Bên cạnh đó, suy giãn tĩnh mạch còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như:

  • Chảy máu: Một số người có thể bị chảy máu tự phát do giãn tĩnh mạch, thường xảy ra sau khi va đập, chà xát chân hoặc cạo lông chân. Nguyên nhân là do lớp da bao phủ tĩnh mạch bị giãn ngày càng mỏng, cho đến khi nó biến mất hoàn toàn và tĩnh mạch tiếp xúc với không khí.
  • Loét tĩnh mạch: Tình trạng này xảy ra do hoạt động không đúng của các van tĩnh mạch có nhiệm vụ ngăn chặn dòng máu chảy ngược. Vết thương để lại có thể rất đau đớn và khó lành.
  • Huyết khối bề mặt: Đây là tình trạng viêm tĩnh mạch ngay dưới da và gây ra do lưu lượng máu qua tĩnh mạch giảm.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Sự lưu thông máu chậm trong tĩnh mạch bị tổn thương, sau đó tích tụ và tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành. Tình trạng này rất nghiêm trọng vì nó có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở chân hoặc dẫn đến tắc mạch phổi – một biến chứng đe dọa tính mạng.

Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch

Chẩn đoán suy tĩnh mạch chân dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân và kết quả khám sức khỏe. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để xác định mức độ nghiêm trọng của suy tĩnh mạch chân, chẳng hạn như:

  • Siêu âm Doppler: Siêu âm Doppler là một xét nghiệm hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh các tĩnh mạch ở chân. Siêu âm Doppler có thể giúp bác sĩ đánh giá lưu lượng máu trong các tĩnh mạch và xác định vị trí của các van tĩnh mạch bị hỏng.
  • Chụp lưu thông tĩnh mạch: Chụp lưu thông tĩnh mạch là một xét nghiệm hình ảnh sử dụng thuốc nhuộm để làm nổi bật các tĩnh mạch ở chân. Chụp lưu thông tĩnh mạch có thể giúp bác sĩ xác định vị trí của các tĩnh mạch bị hỏng và mức độ nghiêm trọng của suy tĩnh mạch chân.

Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch

Điều trị suy tĩnh mạch chân

Điều trị suy tĩnh mạch chân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh lý. Các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch chân thường bao gồm:

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có thể giúp giảm bớt tình trạng máu lưu thông kém và cải thiện các triệu chứng của suy tĩnh mạch chân, chẳng hạn như:

  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm.
  • Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
  • Tránh mặc quần áo chật và giày cao gót.
  • Sử dụng vớ y khoa để tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên trên, ngăn máu tụ lại.

>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 sản phẩm hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa có thể giúp cải thiện các triệu chứng của suy tĩnh mạch chân. Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp thêm các biện pháp thay đổi lối sống vừa nêu ở trên. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, một số loại thuốc thường dùng gồm có:

  • Thuốc làm tăng sức bền của thành tĩnh mạch.
  • Thuốc chống viêm, giảm đau, giảm phù nề.
  • Thuốc chống đông.
  • Thuốc làm tan cục máu đông.
  • Thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa có thể được chỉ định cho những trường hợp suy tĩnh mạch chân nặng, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc biến chứng. Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường bao gồm: Phẫu thuật Stripping, phẫu thuật Chiva.

Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Mặc dù không để ngăn được hết các nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch, tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây sẽ làm giảm bớt nguy cơ phát triển bệnh:

  • Không hút thuốc lá.
  • Kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo không lành mạnh, ít đường, muối, ăn nhiều trái cây, chất xơ.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Tránh đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế khi làm việc và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng cho chân.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Kem giãn tĩnh mạch Medicosh Varicare Gel - Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Tuýp 100ml

Kem giãn tĩnh mạch Medicosh Varicare Gel - Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

450.000₫
Holistica Dulcit - Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Hộp 30 viên

Holistica Dulcit - Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

285.000₫
Viên uống hỗ trợ trị trĩ BoniVein
Hộp 30 viên

BoniVein - Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ & suy giãn tĩnh mạch chân

250.000₫
Venpoten Pro-life - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Hộp 100 viên

Venpoten Pro-life - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

625.000₫
Vein Forte Vitamins For Life - Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch và trĩ
Hộp 30 viên

Vein Forte Vitamins For Life - Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch và trĩ

350.000₫
Kem bôi suy giãn tĩnh mạch Sanct Bernhard Rosskastanien Weinlaub Creme
Tuýp 150ml

Kem bôi suy giãn tĩnh mạch Sanct Bernhard Rosskastanien Weinlaub Creme

535.000₫
Veinco Gel Lancopharm - Kem bôi suy giãn tĩnh mạch chiết xuất từ tảo đỏ
Tuýp 100gr

Veinco Gel Lancopharm - Kem bôi suy giãn tĩnh mạch chiết xuất từ tảo đỏ

375.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng