[Giải Đáp] Nên Dùng Phấn Rôm Hay Kem Chống Hăm?
phuongchinh-logo

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm?

- Ngày đăng:27/04/2024
Phấn rôm và kem chống hăm là hai sản phẩm quen thuộc trong tủ đồ chăm sóc bé của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn thắc mắc không biết nên sử dụng sản phẩm nào phù hợp hơn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về phấn rôm và kem chống hăm, giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Xem nhanh

  • Phấn rôm
    • 1. Đặc điểm và thành phần
    • 2. Ưu điểm
    • 3. Nhược điểm
  • Kem chống hăm
    • 1. Thành phần và đặc điểm
    • 2. Ưu điểm
    • 3. Nhược điểm
  • Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm?
  • Một số lưu ý khi sử dụng phấn rôm và kem chống hăm
    • 1. Sử dụng phấn rôm
    • 2. Sử dụng kem chống hăm
  • Kết luận

Phấn rôm

1. Đặc điểm và thành phần

Phấn rôm là một loại bột mịn, thường được làm từ bột talc, tinh bột ngô hoặc tinh bột khoai tây. Phấn rôm được ứng dụng chủ yếu để tạo cảm giác khô thoáng và thoải mái cho vùng da bé, nhất là khi trời nóng hoặc ra nhiều mồ hôi. Phấn rôm giúp thấm hút ẩm ướt, giảm tình trạng bí bách, nhờ đó hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây hăm.

2. Ưu điểm

  • Khả năng hút ẩm tốt, giúp da bé khô thoáng, mát mẻ và mịn màng.
  • Bảo vệ da bé khỏi các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ do rôm sẩy.
  • Hương thơm dễ chịu giúp thư giãn.

3. Nhược điểm

  • Phấn rôm có chứa talc, có thể gây kích ứng và các vấn đề về hô hấp nếu hít phải.
  • Có thể tạo ra bụi, gây khó chịu cho bé và người xung quanh.
  • Không có tác dụng ngăn ngừa hoặc điều trị hăm tã.

Phấn rôm

Kem chống hăm

1. Thành phần và đặc điểm

Kem chống hăm là sản phẩm chuyên dụng dùng để điều trị và phòng ngừa hăm tã ở trẻ em. Thành phần chính của kem chống hăm thường là kẽm oxit, một chất có tác dụng như một hàng rào bảo vệ, ngăn cách vùng da bé với các tác nhân gây kích ứng như nước tiểu và phân.

Bên cạnh đó, trong thành phần kem chống hăm còn thể chứa thêm các chất dưỡng ẩm như lô hội, sáp ong, vitamin E, tinh chất hoa cúc và các loại dầu thực vật để làm dịu mẩn đỏ, ngứa viên và giúp cho da bé mềm mại, khỏe mạnh hơn.

2. Ưu điểm

  • Tạo lớp bảo vệ mạnh mẽ chống lại vi khuẩn và tác nhân gây hại.
  • Khả năng giữ ẩm tốt và ngăn ngừa tình trạng hăm tã hiệu quả
  • Công thức dịu nhẹ và phù hợp với da nhạy cảm của bé.

3. Nhược điểm

Giá thành thường cao hơn so với phấn rôm. Một số dòng kem chống hăm chứa thành phần dầu có thể gây cảm giác nhớt và khó thấm vào da.

Kem chống hăm

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm?

Cả phấn rôm và kem chống hăm đều cung cấp lớp bảo vệ cho da bé. Tuy nhiên việc lựa chọn sử dụng phấn rôm hay kem chống hăm lại phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng da của bé. 

Nếu chỉ cần giúp da khô thoáng và tạo lớp bảo vệ da chống chầy xước thì phấn rôm là lựa chọn phù hợp. Mặt khác, trong trường hợp bé có biểu hiện hăm tã thì kem chống hăm là sản phẩm được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Đặc biệt ở các bé có làn da nhạy cảm và cần một lớp bảo vệ cao hơn để ngăn ngừa vi khuẩn.

Một số lưu ý khi sử dụng phấn rôm và kem chống hăm

Để sử dụng phấn rôm và kem chống hăm đạt hiệu quả tốt, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

1. Sử dụng phấn rôm

  • Không bôi phấn rôm lên vùng da bị tổn thương hoặc có vết thương hở.
  • Tránh hít phải phấn rôm.
  • Rửa tay sạch trước khi bôi phấn rôm cho bé.
  • Bôi một lớp phấn rôm mỏng lên vùng da cần chăm sóc.
  • Lưu ý, trẻ bị hăm có không nên dùng phấn rôm, vì dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng phát ban nặng hơn.

2. Sử dụng kem chống hăm

  • Bôi kem chống hăm lên vùng da sạch và khô.
  • Bôi một lớp kem mỏng và thoa đều.
  • Bôi kem chống hăm thường xuyên, sau mỗi lần thay tã hoặc khi bé đi ngoài phân lỏng.

Kết luận

Phấn rôm và kem chống hăm đều có công dụng riêng trong việc chăm sóc vùng da bé. Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng da của bé. Quan trọng nhất vẫn là giữ gìn vệ sinh cho vùng da bé, để bảo vệ bé khỏi nguy cơ hăm tã và các vấn đề về da khác. Nếu bé có biểu hiện hăm tã nặng hoặc kéo dài, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trần Thị Vinh
Dược sĩ: Trần Thị Vinh
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Cách chữa táo bón dân gian cho trẻ sơ sinh

Đối với các ông bố bà mẹ bỉm sữa vấn đề táo bón ở trẻ dường như đã trở thành "chuyện thường ngày" rồi phải không? Vì bố mẹ biết giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ có thể thường xuyên bị táo bón và điều này làm các bậc cha mẹ rất lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ mách cho bố mẹ bỉm sữa cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, an toàn, hiệu quả, giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, con ăn uống hấp thu tốt hơn.

Mẹ ăn gì để con không bị táo bón?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón đang luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm vì đây là tình trạng khá phổ biển ở trẻ. Gặp phải tình trạng này mẹ ăn gì để sữa mát, con không bị táo tón? Theo dõi nội dung bài viết phía dưới để tìm được câu trả lời mẹ nhé.

Hướng dẫn bổ sung dầu cá Omega 3 (DHA) cho bé từ 1-3 tuổi

Dầu cá Omega 3 (DHA) rất tốt cho sự phát triển của trẻ nên mẹ cần bổ sung đúng và đủ DHA cho trẻ. Đặc biệt trẻ ở giai đoạn 1-3 tuổi, đây là giai đoạn trẻ rất cần DHA để kích thích sự phát triển của trí não, hệ thần kinh. Do vậy giai đoạn này mẹ lưu ý bổ sung đủ hàm lượng DHA cho trẻ để trẻ có đủ dưỡng chất cần thiết kích thích phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức và chỉ số IQ cho trẻ.

Bài viết liên quan
Bé bị hăm rửa nước gì? 5 Cách trị hăm cho bé hiệu quả

Hăm tã là tình trạng viêm da ở vùng đóng bỉm/tã, gây đau, khó chịu và quấy khóc cho bé. Giữ cho da bé sạch sẽ và khô thoáng cũng là một cách hiệu quả để giảm các triệu chứng này và thúc đẩy quá trình phục hồi da. Tuy nhiên không phải loại nước nào cũng có thể dùng để rửa vùng hăm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bậc phụ huynh về những loại nước rửa phù hợp cho làn da nhạy cảm của trẻ cũng như một số cách điều trị hăm tã hiệu quả.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào?

Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng