
Dưới đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà mẹ có thể tham khảo và học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho mình.
Nước ấm là lựa chọn đơn giản và hiệu quả nhất để làm sạch da vùng hăm tã, loại bỏ chất bẩn và nước tiểu, đồng thời xoa dịu các cơn mẩn đỏ và ngứa.
Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn nhẹ vừa giúp làm sạch da vừa hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng. Nồng độ muối trong nước muối sinh lý nhẹ nhàng cho da bé, không gây kích ứng.
Đối với các trường hợp hăm tã vùng kín, mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu da. Trước khi sử dụng, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để lựa chọn sản phẩm an toàn cho da bé.
Một số thảo dược tự nhiên như lá trầu không, lá chè xanh, búp ổi,... có tính kháng khuẩn, kháng viêm, làm săn se da. Mẹ có thể rửa sạch lá, đun sôi và để nguội, sau đó dùng để tắm hoặc dùng khăn thấm lên các nếp gấp, vùng bị hăm để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
Trong quá quá vệ sinh vùng hăm cho bé, mẹ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Ngoài việc lựa chọn nước rửa phù hợp, còn có thêm một số cách trị hăm hiệu quả cho bé mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng:
Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hăm tã, cha mẹ nên bôi một lớp kem chống hăm để tạo lớp màng bảo vệ da bé và giảm tình trạng viêm, ngứa. Trên thị trường có nhiều loại kem chống hăm khác nhau, nếu cha mẹ đang vân phân không biết lựa chọn loại nào phù hợp thì có thể tham khảo thêm bài viết :"Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?"
Nếu có thể, hãy để da bé một khoảng thời gian trong ngày không mặc tã, điều này giúp giảm tiếp xúc da với nước tiểu và phân, hỗ trợ vết hăm mau lành.
Sữa chua có chứa các probiotics, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm dịu da bé bị hăm. Mỗi lần thay tã, bôi một ít sữa chua nguyên chất ở nhiệt độ phòng lên vùng da bị ảnh hưởng.
Cho một lượng nhỏ baking soda hòa vào nước tắm của bé, sau đó cho bé ngâm trong khoảng 10 phút. Điều này có thể giúp giảm ngứa, kích ứng da do hăm tã.
Giấm táo cũng là một phương pháp tự nhiên hiệu quả để chữa hăm tã cho bé. Nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại và ngăn chặn sự phát triển của nấm men. Cách tiến hành: Cho 2 thìa giấm táo vào nửa cốc nước rồi dùng khăn thoa lên vùng bị ảnh hưởng.
Không phải lúc nào cũng có thể bảo vệ da bé khỏi hăm tã, tuy nhiên khi áp dụng một số biện pháp dưới đây có thể giảm bớt tình trạng này:
Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé. Việc lựa chọn loại nước rửa phù hợp và áp dụng các biện pháp trị hăm hiệu quả sẽ giúp bé mau chóng khỏi hăm và thoải mái hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ nên theo dõi tình trạng hăm của bé, nếu không sự cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Dưới đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà mẹ có thể tham khảo và học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho mình.
Trong bài viết này, nhà thuốc uy tín hơn 35 năm sẽ cung cấp một số những thông tin liên quan đến thời gian trẻ khỏi hăm tã và cách chăm sóc da cho trẻ bị hăm tã, giúp bé nhanh khỏi cũng như ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi ngoài sau mỗi cữ bú từ 5 – 7 lần/ngày. Trẻ đi ngoài phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Khi mang thai việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là vô cùng cần thiết, nhất ở giai đoạn 3 tháng đầu. Tuy nhiên, không phải vì lý do này mà bạn có thể tha hồ ăn những món mà bạn cho là bổ dưỡng được. Nếu không may ăn ngay những món “cấm kỵ” thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhẹ thì thai nhi phát triển chậm, nặng thì mắc các bệnh không mong muốn hoặc bị sảy thai.