Bí quyết nuôi dạy con thông minh của người Nhật
Xem nhanh
- Cách dạy con thông minh của người Nhật
- Dạy trẻ ngay từ 0 – 3 tuổi
- Bài học gắn liền với thực tế
- Để trẻ tự làm mọi việc có thể
- Thời điểm học ngoại ngữ lí tưởng từ 3 – 6 tuổi
- Rèn luyện tư duy cho trẻ
- Đặc điểm của trẻ em Nhật
- Tính tự giác cao
- Tự tin, hòa nhập
- Ngoan ngoãn, lễ phép
Cách dạy con thông minh của người Nhật
Dạy trẻ ngay từ 0 – 3 tuổi
Giai đoạn 0 – 3 tuổi, trẻ có khả năng ghi nhớ siêu phàm. Khả năng ghi nhớ của trẻ trong giai đoạn này theo dạng não bộ chụp lại các thông tin, vì thế mẹ cần dạy trẻ theo kiểu lặp đi lặp lại, lúc này não bộ của bé ghi nhớ, chụp lại. Theo sự lớn dần của trẻ, sự tích lũy các thông tin của não bộ, não bộ sẽ biết cách lí giải logic và thích hợp.
Thông thường, trẻ trên 1 tuổi sẽ bắt đầu tập nói. Có bé tập nói rất sớm, nhưng cũng có bé hầu như không trải qua giai đoạn tập nói, chúng chỉ ê ra, bập bẹ 1, 2 từ. Nhưng đến 2 tuổi, trẻ đột nhiên có thể nói được liền cả câu dài 4, 5 từ, đặc biệt là câu nói rất logic, dùng đúng lúc, đúng chỗ. Đó là những đứa trẻ thông minh, giai đoạn tập nói trẻ có sự tiếp thu, ghi nhớ, não bộ tự tổng hợp và phân tích. Vì vậy, trong giai đoạn này, lời ăn tiếng nói, cách sử dụng ngôn ngữ của người lớn ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ.
Bài học gắn liền với thực tế
Tại các trường mầm non của Nhật, cô giáo sẽ không nói “các em phải biết yêu thương động vật”, mà họ cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như gà, thỏ, rùa, chậm chí là cả giun đất… mỗi nhóm từ 4 – 5 em sẽ chăm sóc một con.
Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, trẻ sẽ được trực tiếp trồng lúa hoặc các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường. Các bé sẽ tự gieo hạt, chăm sóc cho tới thu hoạch dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Qua đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé ăn, các bác nông dân đã vất vả như thế nào.
Để trẻ tự làm mọi việc có thể
Từ 2 tuổi trở lên, mẹ đắt đầu để con tập tự làm các công việc có thể từ việc xúc ăn, làm vệ sinh cá nhân, cất đồ chơi, làm việc giúp mẹ… Giai đoạn này, cha mẹ cho bé thời gian hoạt động một mình để bé tự trải nghiệm, tích lũy, cha mẹ chỉ nên ở bên quan sát, giúp đỡ một phần. Cho bé đi nhiều nơi, quan sát nhiều vật, sự việc như đi công viên, viện bảo tàng, thư viện… sau đó hãy hỏi bé để bé kể lại, hỏi cảm nhận của bé.
Thời điểm học ngoại ngữ lí tưởng từ 3 – 6 tuổi
Giai đoạn này trẻ có khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt. Càng bắt đầu học ngoại ngữ sớm thì khả năng ngôn ngữ của trẻ càng tốt. Hãy để ngoại ngữ quen thuộc với bé như chính tiếng mẹ đẻ. Từ 10 tuổi trở đi vẫn có thể học ngoại nữ nhưng lúc đó chỉ mang tính chất phản sinh lí, trẻ khó có thể giỏi được.
Rèn luyện tư duy cho trẻ
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi tập trung vào việc dạy trẻ ghi nhớ, còn ngoài 3 tuổi chuyển sang bước giáo dục mới là dạy trẻ tự tư duy. Mẹ hãy bắt đầu cải thiện phương pháp giáo dục cho trẻ từ 3 tuổi trở lên bằng việc thay đổi các loại đồ chơi. Hãy cất các loại đồ chơi đơn giản chạy bằng pin, thay vào các loại đồ chơi giúp trẻ tự suy nghĩ, tìm tòi cách chơi như đồ chơi lắp ráp, rubik… Tăng cường các hoạt động chân tay ngoài trời như đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn…
Chính vì được rèn luyện từ nhỏ nên trẻ em Nhật có nhiều đặc điểm nổi trội hơn so với các bé Việt Nam
Đặc điểm của trẻ em Nhật
Tính tự giác cao
Từ 2 – 3 tuổi, trẻ em Nhật đã có thể tự làm vệ sinh cá nhân, ngồi nghiêm chỉnh vào bàn ăn, tự xúc ăn… Trẻ ý thức được rằng đâu là công việc mình phải làm chứ không cần nhờ người khác hay đợi cha mẹ nhắc nhở.
Tự tin, hòa nhập
Ngay từ lúc 1 tuổi, trẻ em Nhật đã được cha mẹ cho tham gia các hoạt động tập thể. Đối với người Nhật, điều đầu tiên cần dạy con là khả năng tự tin, mạnh dạn, bản lĩnh. Trẻ tham gia thi đấu, biểu diễn và tỏ ra rất bản lĩnh khi đứng trước đám đông… Thậm chí, các bé gái 3 – 4 tuổi còn tham gia vào đội bóng đá nữ. Chính điều này giúp trẻ trở nên năng động và hoạt bát hơn. Các trò chơi tập thể luôn được ưu tiên trong trường học nhằm giúp trẻ có tính hòa nhập và tinh thần làm việc nhóm. Bất cứ trường mầm non nào cũng dạy trẻ nói “cảm ơn” và mỉm cười.
Ngoan ngoãn, lễ phép
Ở Nhật, trẻ được dạy lễ nghĩa khá nhiều, thay vì học kiến thức toán hay ngoại ngữ. Vì thế trẻ em người Nhật rất ngoan ngoãn, lễ phép.
Có một câu hỏi rất cổ của người Nhật: "Phải mất cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ", chúng ta có thể hiểu: muốn một đứa trẻ trở thành một con người lịch thiệp phải chấp nhận một số giá trị nhất định ở cấp độ toàn xã hội.
Dạy con thông minh như người Nhật không khó. Để dễ dàng, mẹ đừng coi con là một em bé, hãy nhìn nhận, nói chuyện và đối xử với con bình đẳng như một người lớn. Bố mẹ hãy tạo tiền đề giúp con phát triển suốt cuộc đời chứ không phải là bao bọc con từ bé đến lớn.