
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển hay không qua những triệu chứng của trẻ. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển dưới đây mẹ không nên bỏ qua, mẹ nên theo dõi con để có biện pháp xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu chậm phát triển.
Mẹ cũng biết, những viên kháng sinh trẻ uống vào cơ thể trong những ngày ốm sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ, chính vì thế sau khi trẻ hết ốm mẹ cần cân bằng lại hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách tập trung bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách cho bé uống thêm men vi sinh chứa lợi khuẩn Probiotic.
Men vi sinh chứa lợi khuẩn Probiotic giúp bé cân bằng hệ sinh thái đường ruột, kích hoạt enzyme tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, tạo cảm giác ngon miệng cho bé.
Ngoài ra mẹ cần bổ sung thêm các Acid amin, các vitamin và khoáng chất thiết yếu: vitamin A, vitamin B, vitamin D và các nguyên tố vi lượng: canxi, sắt, kẽm, selen...
- Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
- Thức ăn cho trẻ ốm cần chế biến loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
- Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, không nên kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.
- Bổ sung nhiều nước cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị tiêu chảy.
- Mẹ lưu ý, sau khi con ốm dậy mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng: cháo, súp, canh...dần dần trẻ hồi phục sức khỏe tốt hơn thì mẹ hãy cho trẻ ăn thức ăn bình thường nhé.
- Bên cạnh việc bổ sung những món ăn dinh dưỡng, mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường: bánh kẹo, đồ chiên xào, đồ ăn nhiều dầu vì những thức ăn này không tốt cho những trẻ mới ốm dậy.
- Đối với những trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, sổ mũi, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng.
- Đối với những trẻ bị sốt, phụ huynh phải theo dõi nhiệt độ liên tục để tránh những diễn biến xấu có thể xảy ra.
- Khi trẻ ốm phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc em bé, dỗ dành trẻ để trẻ ăn được nhiều.
Bé mới ốm dậy mẹ chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng, dần dần tăng độ đặc theo từng ngày đến khi khỏe hẳn. Tránh những món không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Giai đoạn này con vẫn yếu người nên mẹ lưu ý không ép con ăn nhé, hãy để con ăn trong sự thoải mái, vì lúc này con chưa khỏe hẳn, cơ thể vẫn còn mệt mỏi, chưa thể quay lại chế độ ăn như bình thường. Việc cha mẹ ép con ăn sẽ khiến con thêm mệt mỏi và không chịu ăn, vô tình làm chậm quá trình phục hồi sau bệnh. Thay vì cho con ăn quá nhiều một lúc, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn ra và cho con ăn nhiều lần, mỗi lần một ít.
Tuỳ vào khẩu vị và mong muốn của bé, mẹ nên lắng nghe và chế biến những món ăn mà trẻ thích. Việc đáp ứng như vậy sẽ giúp trẻ sớm lấy lại được cảm giác thèm ăn.
- Súp cà chua sữa: trẻ vừa ốm dậy miệng thường đau rát và đắng ngắt, cà chua nấu với sữa sẽ giúp trẻ lấy lại vị giác, giúp trẻ giảm đau họng, ngoài ra nó còn bổ sung các vitamin các khoáng chất cho trẻ tăng cường sức đề kháng.
- Súp gà: gà cũng là một trong những nguyên liệu giàu đạm, bổ sung sắt và các khoáng chất rất tốt cho việc phục hồi người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ chán ăn, cảm lạnh hay viêm họng.
- Cháo lươn: lươn từ lâu được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng, với thành phần giàu đạm, bồi bổ khí huyết, chống phong thấp, cháo lươn với dạng lỏng nhưng đầy dưỡng chất là lựa chọn phù hợp để bồi bổ bé vừa ốm dậy.
- Ngoài ra các mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh hay nước ép táo ấm. Các loại nước ép trái cây này giúp cơ thể bù nước và bổ sung vitamin hiệu quả.
Đau ốm ở trẻ là vấn đề thường gặp, với những kinh nghiệm trên hy vọng sẽ mang lại cho mẹ thêm nhiều kiến thức bổ ích để mẹ chăm sóc trẻ được tốt hơn, giúp trẻ luôn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng tạo tiền đề phát triển trong tương lai.
Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn với 8 loại vi chất quan trọng
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển hay không qua những triệu chứng của trẻ. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển dưới đây mẹ không nên bỏ qua, mẹ nên theo dõi con để có biện pháp xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu chậm phát triển.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, răng và giúp trẻ hấp thụ canxi từ sữa và thức ăn. Thiếu hụt vitamin D có thể làm trẻ bị còi xương, thấp còi và những nguy cơ phát triển bệnh mãn tính trong giai đoạn sau. Vấn đề quan tâm của WHO gần đây là làm sao đảm bảo đủ vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ-nhóm nguy cơ thiếu hụt. Đây là những vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi bổ sung vitamin D cho trẻ.
Trước khi bổ sung Omega 369 cho trẻ đúng cách mẹ cần hiểu rõ về chúng đã nhé. Vì khi đã hiểu đúng về chúng thì mẹ mới bổ sung đúng cách cho trẻ được. Mẹ đã biết cách bổ sung Omega 3 6 9 cho trẻ đúng chuẩn chưa? Nếu mẹ chưa biết thì theo dõi nội dung dưới đây nhé!