Trẻ Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không?
phuongchinh-logo

Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không?

- Ngày đăng:10/05/2023
Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không là điều mà hầu như người mẹ nào cũng thắc mắc mỗi khi trẻ bị cúm. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho các mẹ vấn đề đó.

Xem nhanh

  • Trẻ bị cảm cúm có tắm được không?
  • Cách phòng cúm cho trẻ
  • Trẻ bị cúm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
    • Trẻ bị cảm cúm nên ăn gì?
    • Trẻ bị cúm nên kiêng thức ăn gì?

Trẻ bị cảm cúm có tắm được không?

Cảm cúm là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Nếu được chăm sóc đúng cách bé sẽ tự hồi phục sức khỏe. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu Trẻ bị cảm cúm có tắm được không? Rất nhiều người lo lắng việc tiếp xúc với nước sẽ làm con bệnh nặng, lâu khỏi hơn.

Nhiều người cho rằng khi trẻ bị ho sổ mũi không nên tắm gội, bởi có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, ốm nặng hơn hoặc lâu khỏi hơn.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên tắm cho con để giúp cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng dễ chịu hơn. Điều bạn cần lưu ý là cách và thời gian tắm sao cho hợp lý.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm
Tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió.

Nước ấm rất tốt cho bé vào những lúc thế này. Việc tắm giúp lau sạch mồ hôi, ghét bẩn trên cơ thể bé, tránh các bệnh về da, bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, hơi nước còn có tác dụng thông mũi rất tốt cho trẻ, để bé thư giãn và thở một cách dễ dàng hơn vì các dịch nhầy ở trong mũi đã được làm loãng nhờ hơi nước.

Khi tắm cho bé bị cúm thì mẹ lưu ý: Phải tắm trong phòng kín gió, có thể mở nước ấm trước hoặc dùng máy sưởi để phòng ấm áp hơn, chỉ tắm cho bé trong 5 hoặc 10 phút, khi ra khỏi nước phải nhanh lau khô cơ thể trẻ với khăn mềm sạch và to, tắm xong thì hạn chế cho ra ngoài trời lạnh.

Cách phòng cúm cho trẻ

Sau mỗi lần trẻ bị cúm, nhiều mẹ rất chủ quan trong việc chăm sóc trẻ, vì có suy nghĩ quen thuộc đó là con vừa bị rồi, sẽ không bị lại nữa. Nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm nhé các mẹ. Vì khi con bị ốm chứng tỏ sức đề kháng của con kém, vì thế mẹ cần chăm sóc con tốt hơn, tăng cường chất dinh dưỡng để con có một hệ miễn dịch tốt, phòng chống các bệnh tật. Mẹ tham khảo cách phòng cúm cho trẻ.

- Rửa tay sạch sẽ cho trẻ hàng ngày

- Tiêm phòng cúm

- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

- Vệ sinh nơi ở của trẻ

- Cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày vì giấc ngủ rất quan trọng với trẻ

- Mẹ luôn cập nhật nhiều kiến thức nuôi dạy trẻ để có thêm nhiều kinh nghiệm.

Rửa tay sạch sẽ cho trẻ hàng ngày
Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh cúm là rửa tay sạch sẽ cho trẻ.

Trẻ bị cúm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Trẻ bị cảm cúm nên ăn gì?

Trong giai đoạn ốm bất cứ trẻ nào cũng vậy, đều chán ăn vì cơ thể rất mệt mỏi, nhưng mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, vì càng bỏ bữa trẻ sẽ càng mệt.

Nếu trẻ nhỏ mẹ cố gắng cho bé ăn đủ sữa và cháo như hàng ngày, còn đối với trẻ lớn mẹ có thể cho bé ăn những món bé thích, nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Nếu trẻ khó nuốt thức ăn, thì nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm và dễ tiêu như cháo, súp, khoai lang hấp và các loại hoa quả giàu dinh dưỡng như táo, chuối, bơ.

Trẻ bị cảm cúm nên ăn thức ăn mềm
Trẻ bị cảm cúm nên ăn thức ăn mềm.

Mẹ lưu ý, trong bữa ăn cần đủ đạm, chất béo, rau xanh và trái cây, có như vậy trẻ sẽ đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh cảm cúm. Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước vì mọi cơ quan trong cơ thể đều cần đến nước để hoạt động tốt hơn.

Khi trẻ bị cảm cúm, bố mẹ nên bổ sung một số thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ nhằm giúp tăng sức đề kháng để bé nhanh khỏi bệnh như:

Súp, cháo gà

Súp hoặc cháo gà ăn lúc ấm có thể giúp làm dịu tình trạng cảm cúm ở trẻ nhỏ. Những món ăn này giúp làm sạch đường hô hấp, hỗ trợ thuyên giảm nghẹt mũi tốt hơn các món nóng khác. Ngoài ra, nếu cháo hoặc súp gà được bỏ thêm một số nguyên liệu như hành, gừng, khi ăn vào, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

Uống mật ong

Mật ong chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, kháng virus và kháng nấm hữu hiệu. Pha một chút mật ong vào nước ấm, uống hai lần vào sáng và tối chính là câu trả lời tuyệt vời nhất cho thắc mắc nên ăn uống gì khi bị cảm cúm mà nhiều người vẫn thường áp dụng.

Với mật ong thì tùy vào từng độ tuổi mẹ cân nhắc cho bé uống lượng phù hợp nhé.

Trái cây họ cam, quýt

Ngoài bữa ăn chính, mẹ nên cho trẻ ăn thêm trái cây giàu vitamin C nhé. Trái cây giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường vitamin C cho bé, giúp bé nhanh khỏe hơn.

Thực phẩm có khả năng chống lại vi khuẩn

Cây cải xoăn, bông cải xanh, việt quất, hành đỏ… đều chứa một chất chống oxy hóa được gọi là quercetin có thể giúp con yêu chống lại các cơn cảm cúm thông thường. Bạn hãy chế biến bữa ăn cho bé dựa trên những loại thực phẩm trên chẳng hạn như canh rau hoặc sữa chua việt quất nhé.

Là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng omega 3 – chất béo tốt cho não bộ, tim mạch, vừa tăng khả năng miễn dịch, giúp phòng ngừa và điều trị cảm cúm hiệu quả. Có thể chế biến cá thành nhiều món dễ ăn cho trẻ như: cháo cá, cá hầm…

Trà nóng 

Chất lỏng ấm có thể làm dịu cổ họng và giảm bớt tình trạng nghẹt mũi hoặc đau họng. Do đó, đồ uống như trà hoặc nước nóng pha thêm một vài lát chanh là ý kiến hay để giữ cơ thể con không bị mất nước.

Trẻ bị cảm cúm nên uống trà nóng
Trà nóng giúp làm dịu cơn đau họng cho trẻ.

Sữa chua

Bên cạnh vi khuẩn có hại, có những vi khuẩn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Nếu không biết trẻ bị cảm cúm nên ăn gì, bạn có thể cho bé thưởng thức sữa chua. Đây là một cách tốt để bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, thúc đẩy sức khỏe của hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa bệnh dạ dày.

Cà rốt và khoai lang

Trái cây và rau có màu cam như cà rốt và khoai lang thường giàu beta-carotene. Khi ăn những thực phẩm này, cơ thể chuyển đổi hợp chất hữu cơ thành vitamin A, loại vitamin rất cần thiết để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi con bị cảm cúm, hãy nấu canh cà rốt hoặc luộc khoai lang cho bé ăn nhé.

Trẻ bị cúm nên kiêng thức ăn gì?

- Carbohydrat đã tinh chế: bánh ngọt, bánh rán, bánh kem.

- Đồ uống ngọt như soda, nước tăng lực, coca.

- Thức ăn chiên rán.

- Thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, xúc xích.

- Mỡ lợn.

Với những kinh nghiệm trên, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức trong việc nuôi con, đặc biệt là khi con bị cúm. Mẹ truy cập thường xuyên vào https://nhathuocphuongchinh.com/blogs/goc-suc-khoe để cập nhật thêm nhiều tin tức, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe nhé.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Review 5 sữa tăng cân cho thai nhi tháng cuối hiệu quả

Khi thấy thai nhi nhẹ cân hoặc không có dấu hiệu tăng cân thì có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc làm thế nào để tăng cân cho thai nhi, nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh. Và sữa tăng cân cho thai nhi tháng cuối cũng là chủ đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Hãy cùng nhà thuốc uy tín hơn 35 năm tìm hiểu ngay qua nội dung bài viết dưới đây.

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hầu hết chúng ta đều biết việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể khi mang thai là điều vô cùng quan trọng, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ. Việc làm này sẽ giúp cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và là hành trang vững chắc cho mẹ trong lúc “vượt cạn” đầy gian nan. Thế nhưng, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mình. Và câu hỏi “Bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì và không nên ăn gì?” vẫn được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Tại sao cần phải bổ sung DHA cho trẻ ngay khi còn nhỏ?

DHA là thành phần không thể thiếu đối với một đứa trẻ, bởi chúng rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác của trẻ. DHA cần thiết cho quá trình Myelin hóa tế bào thần kinh, tác động đến màng sináp - bộ phận điều khiển sự phóng thích và tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh, giúp sự truyền tín hiệu giữa các tế bào não hiệu quả hơn.

Sản phẩm liên quan
Pediakid 22 Vitamines - Giúp trẻ khoẻ mạnh, tăng đề kháng
Pediakid 22 Vitamines - Giúp trẻ khoẻ mạnh, tăng đề kháng
Xuất xứ:Pháp
Thương hiệu:Pediakid
240.000₫
270.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em được yêu thích 2024

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt là tiền đề cho cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công khiến bé dễ bị ốm vặt hơn. Vì thế, ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn thì việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy mẹ đã biết loại sản phẩm tăng sức đề kháng nào là tốt nhất cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo Top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay được Nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Trẻ sơ sinh ho, thở khò khè như có đờm phải làm sao?

Ho, thở khò khè như có đờm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi con có biểu hiện này mẹ rất lo lắng, sốt ruột và muốn giúp đỡ con nhưng mẹ lại không biết con bị gì và giúp con bằng cách nào? Vậy thì, mẹ đừng phiền muộn nữa, vì bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ vấn đề trên, cùng tham khảo ngay mẹ nhé.

5 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

Như các mẹ đã biết, hệ miễn dịch của con rất quan trọng, con có một sức khỏe tốt khi con có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, việc tăng cường hệ miễn dịch cho con rất quan trọng. Và muốn con có một hệ miễn dịch khỏe mạnh mẹ không thể không bỏ qua 5 thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới đây.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng