6 Kinh Nghiệm Nuôi Con Bụ Bẫm Không Phải Mẹ Nào Cũng Biết
phuongchinh-logo

6 Kinh nghiệm nuôi con bụ bẫm không phải mẹ nào cũng biết

- Ngày đăng:08/05/2023
Chăm con mũm mĩm và khỏe mạnh là điều mà bố mẹ nào cũng cần quan tâm và muốn học hỏi kinh nghiệm để chăm con mình. Vậy nuôi con như thế nào để con bụ bẫm, khỏe mạnh? Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi con bụ bẫm, mẹ có thể tham khảo và học hỏi kinh nghiệm chăm con.

Xem nhanh

  • Kinh nghiệm nuôi con bụ bẫm, khỏe mạnh
    • 1. Cho trẻ bú theo nhu cầu
    • 2. Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ đang trong giai đoạn cho con bú
    • 3. Không nên cho trẻ uống nước trái cây từ sớm
    • 4. Lựa chọn thời điểm hợp lý để bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm
    • 5. Hiểu tâm lý trẻ
    • 6. Cho trẻ ăn đúng cách

Kinh nghiệm nuôi con bụ bẫm, khỏe mạnh

1. Cho trẻ bú theo nhu cầu

Giai đoạn đầu, sữa mẹ là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, vì thế giai đoạn này mẹ cố gắng cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Giai đoạn này mẹ cho con ăn theo nhu cầu của trẻ, cứ con đòi ăn thì mẹ cho trẻ bú ngay.

Để con có nguồn sữa chất lượng mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Ăn uống đủ chất, khoa học để đảm bảo nguồn sữa luôn đủ và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trẻ bú theo nhu cầu sẽ giúp trẻ tăng cân một cách tự nhiên và xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và ổn định. Nếu bạn cung cấp đầy đủ sữa mẹ cho trẻ thì đây bước đệm để trẻ có một thân hình "đạt chuẩn" cho những giai đoạn tiếp theo.

Cho trẻ bú theo nhu cầu

2. Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ đang trong giai đoạn cho con bú

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong giai đoạn cho con bú cực kỳ quan trọng. Vì giai đoạn này "mẹ ăn gì con ăn nấy", mẹ ăn uống đủ chất thì con ăn sữa sẽ đầy đủ các dưỡng chất, vitamin. Ngoài ra mẹ cũng cần nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo lượng sữa tiết ra, hơn thế tâm lý cũng cần được thoải mái để không làm giảm dinh dưỡng trong sữa.

Khi người mẹ có chế độ dinh dưỡng và chế độ dinh hoạt khoa học và hợp lý thì bạn hoàn toàn yên tâm cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ nhỏ. Mẹ hãy luôn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con để con có thể có điều kiện phát triển tốt nhất.

>>> Xem thêm: Mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân?

3. Không nên cho trẻ uống nước trái cây từ sớm

Nước trái cây tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, nhưng không phải độ tuổi nào cũng uống được. Mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước trái cây sau khi con làm quen với việc ăn dặm (trên 6 tháng tuổi).

4. Lựa chọn thời điểm hợp lý để bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm

Thời gian cho trẻ làm quen với việc ăn dặm rất quan trọng mẹ nhé. Thời điểm hợp lý nhất cho con làm quen với ăn dặm là 6 tháng tuổi. Bạn không nên cho trẻ ăn dặm sớm quá vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Để tránh tình trạng trẻ bị khó tiêu mẹ nên bắt đầu cho con làm quen với ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên nhé. Hãy để trẻ có hệ tiêu hóa ổn định mẹ nhé.

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho con ăn dặm muộn quá, vì khi trẻ lớn lên sữa mẹ không còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nữa. Vì thế mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm để con được cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình phát triển. Vì nếu con không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ dễ mắc phải những căn bệnh: sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng....

Lựa chọn thời điểm hợp lý để bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm

5. Hiểu tâm lý trẻ

Trẻ biếng ăn, trẻ lười ăn, trẻ quấy khóc, trẻ thức đêm... là chuyện hết sức bình thường. Bố mẹ nên làm quen với việc đó để giữ bình tĩnh khi nuôi con. Chỉ cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho con, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ là được.

6. Cho trẻ ăn đúng cách

Cho trẻ ăn đúng cách, khoa học cũng là một trong những yếu tố người mẹ cần nắm được. Mẹ hãy luôn đảm bảo là người sẵn sàng phục vụ cho trẻ từng bữa ăn:

  • Kiên trì là điều cần thiết với các mẹ khi cho trẻ ăn, trẻ biếng ăn nhưng không phải trẻ sẽ không ăn. Hãy giúp con có một không gian ăn uống lý tưởng, để con có cảm giác thoải mái, hào hứng trong bữa ăn thay vì việc ép ăn con từng thìa.
  • Cha mẹ hãy giữ thói quen ăn hoa quả và rau quả mỗi ngày để tạo và giữ thói quen cho trẻ nhé
  • Hãy luôn sáng tạo món ăn, để con cảm thấy thích thú, lạ miệng, tránh tình trạng chán, ngán khi phải lặp đi lặp lại những món ăn giống nhau.

Trên đây là 6 kinh nghiệm nuôi con bụ bẫm, khỏe mạnh. Mẹ có thể tham khảo trong việc nuôi dạy con của mình.

Nuôi dạy con có những giai đoạn khác nhau, không phải ai cũng nuôi con dễ dàng, vì thế, hãy tự động viên bản thân mình khi con đang ở giai đoạn "bão tố" nhé, hãy nghĩ rằng khi "bão tố" đi qua sẽ là những ngày "nắng đẹp". Cố lên bố mẹ nhé!

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Nguyên nhân khó thụ thai và cách thụ thai hiệu quả nhất

Mang thai, sinh con và được làm mẹ là nhu cầu thiết thực và là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng, có nhiều chị em lại gặp khó khăn trong vấn đề thụ thai không rõ nguyên nhân từ đâu và cách giải quyết thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời rõ ràng và cụ thể nhất.

5 cách tính tuổi thai chính xác nhất

Tính tuổi thai chính xác giúp mẹ bầu theo dõi được sự phát triển của thai nhi cũng như chăm sóc sức khỏe cho bản thân và bé yêu được tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng nắm rõ được cách tính thai này, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Vậy tuổi thai được tính theo cách nào?

Sản phẩm liên quan
Kinder Optima Doppelherz - Hỗ trợ ăn ngon, tăng đề kháng & hệ miễn dịch cho bé
Kinder Optima Doppelherz - Giúp trẻ ăn ngon, tăng cường tiêu hóa
Xuất xứ:Đức
Thương hiệu:Doppelherz
305.000₫
310.000₫
Pediakid Appetit Tonus - Dành cho trẻ em biếng ăn, gầy yếu
Pediakid Appetit Tonus - Dành cho trẻ em biếng ăn, gầy yếu
Xuất xứ:Pháp
Thương hiệu:Pediakid
240.000₫
300.000₫
Bài viết liên quan
Trẻ mấy tháng thì ăn được váng sữa?

Váng sữa là sản phẩm giúp cung cấp nguồn năng lượng cao cho cơ thể rất có lợi với những em bé bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, trẻ vừa khỏi bệnh vì thế mà hiện nay có rất nhiều bà mẹ lựa chọn sản phẩm này cho bé yêu nhà mình sử dụng ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu rõ được giai đoạn nên cho bé sử dụng váng sữa cũng như thời gian sử dụng và liều lượng sử dụng thích hợp với bé. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó cho bạn, cùng tham khảo ngay nhé!

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần phát hiện kịp thời và nhanh chóng giúp bé thoát khỏi tình trạng này để tránh bé bị xuống cân nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng rất khó để nhận biết khi nào bé bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy là do đâu, làm cách nào để biết bé bị tiêu chảy và cách giúp bé khắc phục tình trạng này thế nào?

Mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân?

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Thế nhưng lại có những bé bú mẹ không tăng cân, nguyên nhân có thể do sữa mẹ không đạt chất lượng. Vì thế, nhiều mẹ đã nghĩ đến việc bổ sung sữa để giải quyết vấn đề này. Vậy mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra đáp án mẹ nhé!

Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không?

Hiện nay, núm ti giả là một loại sản phẩm được rất nhiều cha mẹ sử dụng cho bé yêu nhà mình nhằm giúp bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mẹ bỉm nghi ngờ về khả năng này của sản phẩm. Vậy, thực hư việc sử dụng núm ti giả cho bé như thế nào, cho bé sử dụng sản phẩm này liệu có có tốt không, nó có lợi và hại gì đối với bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của mẹ, cùng tham khảo ngay nhé!

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi khi bú có phải là điều đáng lo?

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầm đìa khi bú mẹ là hiện tượng rất nhiều người mẹ lo lắng, vì không biết, con đổ mồ hôi nhiều như thế có bị sao không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không? Có làm con khó chịu không? Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp những thắc mắc, những lo âu đó của các mẹ. Các mẹ cùng theo dõi nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng