Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầm đìa khi bú mẹ là hiện tượng rất nhiều người mẹ lo lắng, vì không biết, con đổ mồ hôi nhiều như thế có bị sao không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không? Có làm con khó chịu không? Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp những thắc mắc, những lo âu đó của các mẹ. Các mẹ cùng theo dõi nhé.
Xem nhanh
Vậy tại sao bé đổ mồ hôi khi bú mẹ?
1. Tiếp xúc với làn da của mẹ
2. Hoạt động bú mút làm trẻ vận động
3. Bé đổ nhiều mồ hôi đầu
4. Mặc quá nhiều quần áo
5. Không gian bí bách
Làm thế nào để hạn chế trẻ đổ mồ hôi khi bú?
Mẹ nên đưa bé đi khám ngay nếu nhận thấy bé có những triệu chứng sau:
Đổ mồ hôi khi bú mẹ là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở rất nhiều trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần hết sức lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.
Vậy tại sao bé đổ mồ hôi khi bú mẹ?
Đổ mồ hôi là phản xạ bình thường của cơ thể để làm mát khi thấy nóng. Không riêng gì trẻ em mà người lớn chúng ta cũng như vậy. Việc trẻ đổ mồ hôi có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
1. Tiếp xúc với làn da của mẹ
Việc tiếp xúc da kề da với mẹ trong khi bú có thể làm thân nhiệt của bé tăng lên. Lúc này cơ thể bé sẽ tự động tiết mồ hôi để làm mát. Mồ hôi nhiều hay ít tùy thuộc vào trẻ đang cảm thấy hơi nóng hay nóng quá mức.
2. Hoạt động bú mút làm trẻ vận động
Khi ăn, trẻ dùng cơ hàm để mút sữa, cũng có thể do hoạt động này lặp lại liên tục nên trẻ dễ đổ mồ hôi.
3. Bé đổ nhiều mồ hôi đầu
Khi bú mẹ, phần đầu của em bé là nơi tiếp xúc trực tiếp với làn da nơi bầu sữa của người mẹ. Vùng da này có thân nhiệt cao, nhiệt độ sẽ truyền sang em bé và khiến bé cảm thấy nóng hơn bình thường. Cơ thể bé cưng sẽ phản ứng với điều này bằng cách tiết mồ hôi để làm mát.
4. Mặc quá nhiều quần áo
Mẹ có thể kiểm tra xem mẹ có đang mặc nhiều áo cho trẻ không. Đội mũ, quấn khăn cho bé lúc này cũng khiến bé nóng và đổ mồ hôi.
5. Không gian bí bách
Không khí phòng bí bách, chật chội, ngột ngạt cũng sẽ làm bé cảm thấy nóng và đổ mồ hôi khi bú.
Bổ sung vitamin D đầy đủ cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm và cho trẻ uống vitamin D. Mẹ lưu ý, khi tắm nắng cho trẻ không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu và mắt bé vì tia tím khá mạnh.
Cắt tóc nếu tóc em bé tốt, dày.
Cho bé bú mẹ trong không gian thoáng mát với nhiệt độ vừa phải. Bật quạt và điều hòa vào mùa hè, giữ lưu thông không khí trong phòng vào mùa đông.
Không đội mũ hay khăn quàng cổ khi cho bé bú.
Nếu cho bé bú ở nơi công cộng và có dùng khăn choàng để che, bạn nên sử dụng áo choàng bằng vải bông để không khí lưu thông tốt.
Thay đổi tư thế bú, cho bé bú cả 2 bên bầu ngực.
Cho con mặc quần áo thoáng mát, tránh các loại chất liệu gây bí.
Khi cho bé bú, hai mẹ con nên mặc quần áo mềm, mát, tránh việc gây kích ứng da và đổ mồ hôi.
Khi cho con bú, mẹ dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé thường xuyên.
Mặc quần áo phù hợp theo thời tiết cho trẻ, không nên mặc quá dày cho trẻ, vì thân nhiệt trẻ bao giờ cũng cao hơn người lớn.
Cho trẻ mặc đồ thoáng mát để giảm đổ mồ hôi.
Việc trẻ đổ mồ trộm khi bú là điều hoàn toàn bình thường, mẹ có thể lưu ý một số chú ý để trẻ bớt đổ mồ hôi hơn. Nếu mẹ theo dõi không phải bé đổ mồ hôi vì những lý do này mà lại thấy bé vừa đổ mồ hôi vừa kèm theo nhữngtriệu chứng bất thường thì mẹ cần cho bé đi khám để kiểm tra sức khỏe của trẻ.
Mẹ nên đưa bé đi khám ngay nếu nhận thấy bé có những triệu chứng sau:
Bỏ ăn: Bé bỏ bú, tự nhiên không ăn sữa
Vấn đề về hô hấp: Tiếng thở của con bất thường, bé thở quá mạnh, quá chậm hoặc thở hổn hển
Da hơi xanh: Trong một số trường hợp hiếm gặp, da bé có thể bị sạm màu
Mệt mỏi: Bé lờ đờ hoặc buồn ngủ liên tục, ngay cả trong khi bú.
Vậy mẹ yên tâm rồi nhé, trẻ đổ mồ hôi trộm khi bú là điều bình thường, mẹ có thể giúp con hạn chế tình trạng đổ mồ hôi của trẻ bằng những cách phía trên.
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Giai đoạn mang thai rất quan trọng, vì ngay từ khi trong bụng mẹ trẻ đã có thể mắc những dị tật bẩm sinh do nhiều nguyên nhân. Các dị tật vô cùng đa dạng, không phải dị tật nào cũng nhìn thấy được, có những dị tật chức năng lớn lên mới thấy rõ: điếc bẩm sinh, tự kỉ...
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển hay không qua những triệu chứng của trẻ. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển dưới đây mẹ không nên bỏ qua, mẹ nên theo dõi con để có biện pháp xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu chậm phát triển.
Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầm đìa khi bú mẹ là hiện tượng rất nhiều người mẹ lo lắng, vì không biết, con đổ mồ hôi nhiều như thế có bị sao không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không? Có làm con khó chịu không? Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp những thắc mắc, những lo âu đó của các mẹ. Các mẹ cùng theo dõi nhé.
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Thế nhưng lại có những bé bú mẹ không tăng cân, nguyên nhân có thể do sữa mẹ không đạt chất lượng. Vì thế, nhiều mẹ đã nghĩ đến việc bổ sung sữa để giải quyết vấn đề này. Vậy mẹ uống sữa gì để con bú tăng cân? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra đáp án mẹ nhé!
Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè như có đờm là những triệu chứng rất phổ biến. Mỗi khi thấy con bị như vậy bố mẹ rất buồn và lo lắng không biết phải làm gì để giúp cho con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng trên của trẻ một cách hiệu quả và an toàn.
Thông thường trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Chỉ khi bé bị nấc liên tục trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu kết thúc thì mới đáng lo ngại, đó có thể là sự báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.
Bị sôi bụng, xì hơi và đi ngoài là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, là bố mẹ khi thấy con gặp vấn đề về sức khỏe thì ai cũng đều lo sốt vó. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ cần biết được nguyên nhân vấn đề này là do đâu rồi từ đó tìm ra giải pháp thích hợp.
Ho, thở khò khè như có đờm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi con có biểu hiện này mẹ rất lo lắng, sốt ruột và muốn giúp đỡ con nhưng mẹ lại không biết con bị gì và giúp con bằng cách nào? Vậy thì, mẹ đừng phiền muộn nữa, vì bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ vấn đề trên, cùng tham khảo ngay mẹ nhé.
Như chúng ta đã biết, trung bình nước chiếm khoảng 70% trọng lượng của cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Còn đối với trẻ sơ sinh thì tổng lượng nước chiếm đến khoảng 75 - 80% cơ thể. Tuy nhiên, lượng nước để bổ sung cho trẻ sơ sinh không phải xuất phát từ nước đun sôi để nguội, nước lọc hay nước tinh khiết mà là từ một nguồn khác. Vậy thì, lượng nước mà trẻ sơ sinh cần được bổ sung từ nguồn nào và có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Bài viết dưới sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này, cùng tham khảo ngay nhé!
Hiện nay, núm ti giả là một loại sản phẩm được rất nhiều cha mẹ sử dụng cho bé yêu nhà mình nhằm giúp bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mẹ bỉm nghi ngờ về khả năng này của sản phẩm. Vậy, thực hư việc sử dụng núm ti giả cho bé như thế nào, cho bé sử dụng sản phẩm này liệu có có tốt không, nó có lợi và hại gì đối với bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của mẹ, cùng tham khảo ngay nhé!
Xưa nay, các mẹ vẫn truyền tai nhau rằng việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Việc làm này sẽ giúp giữ ấm vùng thóp cho trẻ, giúp tránh “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Nhưng thực tế không phải vậy, đây là một nhận định hoàn toàn sai. Vậy thực hư của việc làm này là như thế nào và việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh có thật sự nên hay không? Câu trả lời có ngay trong bài viết bên dưới, mời các mẹ cùng tham khảo để tìm ra đáp án tốt nhất cho mình để giúp cho quá trình chăm sóc con trở nên tốt hơn.