Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Đi Ngoài Phải Làm Sao?
phuongchinh-logo

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài phải làm sao?

- Ngày đăng:15/04/2023
Bị sôi bụng, xì hơi và đi ngoài là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, là bố mẹ khi thấy con gặp vấn đề về sức khỏe thì ai cũng đều lo sốt vó. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ cần biết được nguyên nhân vấn đề này là do đâu rồi từ đó tìm ra giải pháp thích hợp.

Xem nhanh

  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài
    • Thực đơn ăn uống của mẹ
    • Cho trẻ bú sữa công thức
    • Bé bú không đúng cách
    • Ăn dặm
    • Nhiễm khuẩn đường ruột
    • Dùng thuốc kháng sinh
  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài
  • Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có nguy hiểm không?
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài phải làm sao?
    • Thay đổi thực đơn ăn uống của mẹ
    • Thay đổi sữa công thức cho con
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống của con
    • Thay đổi tư thế cho trẻ bú
    • Sử dụng men vi sinh
    • Đưa trẻ đến viện
  • Phòng ngừa hiện tượng sôi bụng đi ngoài ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng bé phát ra những âm thanh ùng ục. Hiện tượng này thường không gây đau đớn hay nguy hiểm cho bé nhưng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc nhiều. Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do đâu?

Có thể đến một vài nguyên nhân chủ yếu sau:

Thực đơn ăn uống của mẹ

Với những bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chất lượng sữa ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Vì thế, nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn những thực phẩm không đảm bảo, thức ăn có chứa quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng, hay ăn các loại rau sống, thịt tái,… sẽ khiến cho bé dễ bị sôi bụng, đi ngoài.

Cho trẻ bú sữa công thức

Một số trẻ có thể bị sôi bụng tiêu chảy do không dung nạp đường lactose khi bú sữa công thức. Nguyên nhân là do cơ thể không tiết đủ lượng enzym lactase cần thiết để hấp thụ hết lượng đường Lactose trong sữa. Vì thế, nếu mẹ chọn sữa công thức cho con mà thấy tình trạng này thì có thể nó chính là nguyên nhân.

Trẻ không dung nạp Lactose uống sữa chứa thành phần này sẽ bị sôi bụng đi ngoài.
Trẻ không dung nạp Lactose uống sữa chứa thành phần này sẽ bị sôi bụng đi ngoài.

Bé bú không đúng cách

Đối với bé bú bình hoàn toàn hoặc bú bình song song với bú mẹ khi bị sôi bụng, tiêu chảy có thể do núm vú không vừa miệng, sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày từ đó khiến trẻ bị sôi bụng.

Ngoài ra, dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến bé gặp phải tình trạng này.

Ăn dặm

Ở những bé đã được cho ăn dặm, bé bị tiêu chảy có thể do mẹ cho bé ăn quá sớm (trước 6 tháng tuổi), mẹ cho bé ăn dặm sai cách, sai liều lượng, bé bị dị ứng với thực phẩm hoặc do mẹ chế biến sai cách, sai thực phẩm,…

Nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng tiêu chảy có thể là do các loại virus hoặc vi khuẩn như khuẩn salmonella, shigella, khuẩn coli ( đây là một loại vi khuẩn khá nguy hiểm được tìm thấy trong thực phẩm tái sống và một số nguồn thực phẩm khác). Các loại vi khuẩn này phát triển mạnh mẽ và lấn át vi khuẩn có lợi, gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột và dẫn tới tiêu chảy.

Dùng thuốc kháng sinh

Trẻ sơ sinh phải điều trị bằng thuốc kháng sinh khó tránh khỏi các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Trong đó có hiện tượng đi ngoài, sôi bụng, táo bón…

Ngoài ra, mẹ pha sữa không đúng cách, bé hay mút tay, ngậm mút đồ chơi,… cũng là những nguyên nhân có thể khiến bé bị sôi bụng và tiêu chảy.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài

Trẻ quấy khóc về đêm là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sôi bụng đi ngoài.
Trẻ quấy khóc về đêm là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sôi bụng đi ngoài.

Nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp cha mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như có cách chăm sóc trẻ phù hợp. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết điển hình khi trẻ bị sôi bụng:

  • Bụng trẻ phát ra âm thanh ùng ục, ọc ọc.
  • Trẻ thường xuyên bị nôn trớ, ọc sữa.
  • Trẻ quấy khóc đặc biệt là vào ban đêm, bỏ bú.
  • Trẻ bị tiêu chảy nhẹ hoặc nặng, phân lỏng hoặc toàn nước.
  • Trẻ hay bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi.

Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có nguy hiểm không?

Nếu trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài nhưng vẫn bú mẹ bình thường, phát triển tốt và tăng cân đều thì không có vấn đề gì đáng ngại vì có thể đó là do hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa hoàn thiện.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị sôi bụng, đi ngoài liên tục và phân sủi bọt kèm theo quấy khóc, bú ít, chậm tăng cân thì rất có thể bé đang bị các vấn đề về đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa. Lúc này mẹ không nên tự ý điều trị cho con bằng thuốc hay các mẹo dân gian mà cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài phải làm sao?

Đây là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở trẻ. Vì thế, khi con gặp vấn đề này bố mẹ cần bình tĩnh và tìm ra biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời. Bố mẹ có thể tham khảo các cách xử lý sau đây để giúp giải quyết cũng như ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục xảy ra với con.

Thay đổi thực đơn ăn uống của mẹ

Mẹ nên ăn có thực đơn ăn uống phong phú hơn, trong thực đơn cần các thực phẩm hỗ trợ trị tiêu chảy cho trẻ như: chuối, gạo, táo, bánh mì, sữa chua, trứng nấu chín, các loại rau củ quả… Những thực phẩm này sẽ giúp phân của bé đặc hơn.

Thay đổi sữa công thức cho con

Đối với bé uống sữa công thức bị sôi bụng và tiêu chảy mẹ cần chọn loại sữa có đạm thủy phân, cắt nhỏ để dễ tiêu hóa. Các loại sữa không có đường Lactose, giàu chất xơ FOS, bổ sung men tiêu hóa… giúp cải thiện hiệu quả tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của con

Xây dựng thực đơn ăn dặm hợp lý cho con để ngăn tình trạng sôi bụng tiêu chảy.
Xây dựng thực đơn ăn dặm hợp lý cho con để ngăn tình trạng sôi bụng tiêu chảy.

Nếu như bé đang trong quá trình ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ dùng những loại thực phẩm ngọt dịu và có chứa tinh bột. Đồng thời, nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp vừa giúp dễ tiêu hóa vừa có thể bù nước cho bé. Nên chọn đồ ăn thanh đạm, hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp. Tránh xa đồ ngọt như bánh, kẹo, sữa và các loại nước có ga…

Thay đổi tư thế cho trẻ bú

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do bú phải nhiều không khí. Do đó, khi cho bé bú, mẹ cần điều chỉnh tư thế đúng cách, hạn chế tối đa tình trạng này.

Sử dụng men vi sinh

Khi bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột bị suy giảm nghiêm trọng trong khi đó vi khuẩn có hại phát triển không ngừng gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Chính vì thế, cần phải bổ sung lợi khuẩn để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời giúp giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như sôi bụng, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy… Bên cạnh đó men vi sinh còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu các dưỡng chất và hệ miễn dịch cho trẻ.

Đưa trẻ đến viện

Trong trường hợp đã áp dụng các cách xử lý lý trên nhưng tình trạng sôi bụng, đi ngoài của con vẫn không thuyên giảm thì mẹ cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chữa trị.

Phòng ngừa hiện tượng sôi bụng đi ngoài ở trẻ sơ sinh

Có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó để con lớn lên khỏe mạnh theo từng ngày, khi chăm sóc con bố mẹ cần lưu ý:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, tăng cường những thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sữa mẹ để có nhiều sữa cho con bú.
  • Cần tìm hiểu cách pha, cách vệ sinh bình sữa trước khi cho trẻ bú bình.
  • Mẹ cũng cần hạn chế ăn các thức ăn lạ, thức ăn khó tiêu trong quá trình cho con bú.

Trên đây là toàn bộ bài viết về đề chủ đề “sôi bụng đi ngoài ở trẻ sơ sinh”, hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ là những thông tin bổ ích, giúp ích cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.

Lưu ý:

  • Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Mẹ bầu ăn gì cho con khỏe mạnh, thông minh?

Giai đoạn mang thai ăn gì để con thông minh, khỏe mạnh là mối quan tâm hàng đầu của các bà bầu. Vì mẹ nào cũng muốn con yêu của mình sau này thông minh, lanh lợi. Và thực tế, não của thai nhi bắt đầu hình thành chỉ 3 tuần sau khi thụ thai và thực phẩm mẹ ăn trong giai đoạn này rất quan trọng trong sự phát của bé. Chính vì vậy, để con được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, mẹ nên lựa chọn chế độ ăn uống khỏe mạnh và đa dạng các thành phần dinh dưỡng cho bản thân mình.

Có nên cho trẻ ăn thạch rau câu? - Lời giải đáp từ bác sĩ Nhi khoa

Thời gian gần đây đã có không ít các trường hợp trẻ gặp sự cố khi ăn thạch rau câu? Vậy để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ bố mẹ có nên tiếp tục cho trẻ ăn thạch rau câu hay là nghiêm cấm trẻ ăn thạch? Sau những trường hợp đó để đảm bảo đến "tính mạng" của trẻ cùng xem các bác sĩ khuyên phụ huynh điều gì?

Sản phẩm liên quan
Nature's Way Kids Smart Probiotic Choc Balls - Kẹo lợi khuẩn cho bé
Nature's Way Kids Smart Probiotic Choc Balls - Kẹo lợi khuẩn cho bé
Xuất xứ:Úc
Thương hiệu:Nature's Way
420.000₫
Men vi sinh BioGaia Baby Drops Protectis + Vitamin D3
Men vi sinh BioGaia Baby Drops Protectis + Vitamin D3
Xuất xứ:Thụy Điển
Thương hiệu:BioGaia
495.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em được yêu thích 2024

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt là tiền đề cho cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công khiến bé dễ bị ốm vặt hơn. Vì thế, ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn thì việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy mẹ đã biết loại sản phẩm tăng sức đề kháng nào là tốt nhất cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo Top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay được Nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Review 10 Siro ăn ngon cho bé biếng ăn và chậm tăng cân năm 2024

Hiện nay, tình trạng bé bị biếng ăn dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và hay bị ốm vặt diễn ra rất phổ biến. Với hy vọng con yêu ăn ngoan và ăn nhiều để tránh trình trạng trên, các bậc phụ huynh thường tìm mọi cách để dỗ bé ăn, chẳng hạn như vừa ăn vừa xem tivi, bế đi rông hay thậm chí là quát mắng… chỉ cần bé ăn thì cách nào cũng thử. Tuy nhiên, đó là những phương pháp không những không khắc phục được tình trạng biếng ăn, mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của bé, khiến bé càng ngày càng biếng ăn hơn.

Review 10 sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được yêu thích 2024

Thực tế trong 6 tháng đầu đời thì “sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Tuy nhiên, sau 6 tháng trẻ vẫn cần rất nhiều dưỡng chất từ sữa để cơ thể phát triển một cách toàn diện nhất. Do đó, phụ huynh cũng cần phải cân nhắc đến việc bổ sung dưỡng chất từ sữa cho con yêu của mình.

Trẻ sơ sinh được mấy tháng thì cho ăn dặm?

Không phải lúc nào muốn là có thể cho bé ăn dặm ngay, để có thể bổ sung dưỡng chất đúng cho bé bằng cách ăn dặm thì mẹ cần biết được tháng bắt đầu cho bé sơ sinh ăn dặm là khi nào, thực đơn ăn dặm cho bé gồm những gì, sẽ ra sao nếu như cho bé ăn dặm khi chưa đủ tháng hoặc muộn hơn… Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về thời gian ăn dặm cho bé và những thông tin liên quan, cùng tham khảo ngay nhé!

13 cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ho nhất là những ngày thời tiết thay đổi bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Thường những cơn ho này kéo dài rất lâu có thể là một tuần, hai tuần hay thậm chí cả tháng khiến bố mẹ sốt ruột và lo lắng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây.

12 Cách trị nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè như có đờm cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè như có đờm là những triệu chứng rất phổ biến. Mỗi khi thấy con bị như vậy bố mẹ rất buồn và lo lắng không biết phải làm gì để giúp cho con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng trên của trẻ một cách hiệu quả và an toàn.

Trẻ mấy tháng thì ăn được váng sữa?

Váng sữa là sản phẩm giúp cung cấp nguồn năng lượng cao cho cơ thể rất có lợi với những em bé bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, trẻ vừa khỏi bệnh vì thế mà hiện nay có rất nhiều bà mẹ lựa chọn sản phẩm này cho bé yêu nhà mình sử dụng ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu rõ được giai đoạn nên cho bé sử dụng váng sữa cũng như thời gian sử dụng và liều lượng sử dụng thích hợp với bé. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó cho bạn, cùng tham khảo ngay nhé!

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao?

Thông thường trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Chỉ khi bé bị nấc liên tục trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu kết thúc thì mới đáng lo ngại, đó có thể là sự báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng