Trẻ Bị Táo Bón Làm Thế Nào? - Nhà Thuốc Uy Tín Hơn 35 Năm
phuongchinh-logo

Trẻ bị táo bón làm thế nào?

- Ngày đăng:12/05/2023
Táo bón là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, và luôn đem lại cảm giác khó chịu. Trẻ em cũng vậy, khi bị táo bón trẻ rất khó chịu, quấy nhiều hơn, ăn không ngon miệng. Điều này làm nhiều bậc cha mẹ lo lắng và rối trí. Dưới đây Nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp cho các mẹ câu hỏi "Trẻ bị táo bón làm thế nào"

Xem nhanh

  • Nguyên nhân gây triệu chứng táo bón ở trẻ em
    • Trẻ bị thiếu nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng
    • Trẻ không hợp với sữa công thức đang uống
    • Trẻ ít vận động
    • Trẻ táo bón do sử dụng nhiều thuốc
  • Trẻ bị táo bón phải làm thế nào? 
    • Chế độ dinh dưỡng hợp lý
    • Cho trẻ uống nước mỗi ngày
    • Mẹ quan tâm đến tâm lý của trẻ
    • Bé đi đại tiện ngồi tư thế không đúng
  • Cách xử lý khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được

Nguyên nhân gây triệu chứng táo bón ở trẻ em

Trước khi tìm ra giải pháp, chúng ta cần điểm lại những nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón của trẻ.

Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng triệu chứng táo bón ở trẻ là do trẻ ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống ít nước. Nhưng bố mẹ đâu biết trẻ táo bón còn do nhiều nguyên nhân khác. Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ bị táo bón.

Trẻ bị thiếu nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng

Trẻ đang gặp vấn đề thiếu nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn dễ tiêu hóa nhanh. Lúc này mẹ cần kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ, các loại nước ép rau củ và đặc biệt bổ sung thêm nước cho trẻ.

Trẻ không hợp với sữa công thức đang uống

Nhiều mẹ không đủ sữa cho con ăn nên phải cho con ăn thêm sữa ngoài. Khác với sữa ngoài, sữa mẹ có chứa hormone motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ, trẻ không được ăn sữa mẹ sẽ bị thiếu hormone này khiến việc đi đại tiện của trẻ khó khăn hơn.

Để quá trình tiêu hóa của con tốt hơn, mẹ nên lựa chọn loại sữa phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể tham khảo sữa hoàng gia Úc Royal AUZN để cho con uống.

Trẻ ít vận động

Vận động vô cùng quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn mẹ nhé. Vì thế, hàng ngày mẹ nên cho trẻ vận động, mẹ có thể cho bé chơi những môn thể thao mà bé thích, hoặc cùng bé thể dục mỗi sáng.

Trẻ lười vận động dễ dẫn đến táo bón
Trẻ mải mê điện thoại, máy tính, lười vận động là một trong các nguyên nhân gây táo bón.

Trẻ táo bón do sử dụng nhiều thuốc

Trẻ em thường có nhiều chứng triệu chứng phải điều trị bằng thuốc như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp... Việc sử dụng một lượng thuốc khác nhau, lượng dùng nhiều trong thời gian dài cũng gây táo bón ở trẻ em.

Khi đã biết trẻ táo bón do đâu thì việc khắc phục sẽ dễ hơn phải không các mẹ? Cân bằng lại chế độ ăn uống cho trẻ, cho trẻ vận động phù hợp, hay đơn giản là lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ.

Trẻ bị táo bón phải làm thế nào? 

Để chấm dứt tình trạng táo bón của trẻ, mẹ cần nắm vững những yếu tố dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, không phải chỉ cần tập trung vào những chất quan trọng: protein, đạm, chất béo mà lại quên đi thành phần chất xơ. Để cân bằng các chất dinh dưỡng cho trẻ, mẹ cần cân đối các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ.

Thường rất ít trẻ thích ăn rau, nên để cân bằng lượng chất xơ vào cơ thể bé mẹ có thể chế biến thực phẩm giàu chất xơ thành nhiều món ăn khác nhau: salad, sinh tố, nước ép rau củ... nhiều chất xơ mà bé lại thích.

Bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ để chống táo bón
Bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ để chống táo bón.

Cho trẻ uống nước mỗi ngày

Mẹ nhớ cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng trẻ bị táo bón.

Với nước thì không nhất thiết mẹ việc mẹ bắt trẻ uống nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn canh, nước ép trái cây, sinh tố, uống sữa...

Mẹ quan tâm đến tâm lý của trẻ

Tâm lý của trẻ rất quan trọng mẹ nhé. Rất nhiều mẹ chủ quan trong vấn đề này. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi tâm lý của con, tâm sự với con nhiều hơn mẹ nhé.

Một số trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi gặp triệu chứng táo bón. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm và giải thích cho bé hiểu không nên sợ hay căng thẳng

Bé đi đại tiện ngồi tư thế không đúng

Khi trẻ có những thói quen như chưa ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hằng ngày, cha mẹ cần nhắc nhở và khuyến khích bé thay đổi.

Hướng dẫn bé ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm.

Bên cạnh đó, bạn cần tập cho con trẻ thói quen đi vệ sinh 1 lần mỗi ngày, có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối.

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được

Đối với những bé đã bị táo bón trong 3-4 ngày liền, thậm chí là cả tuần, điều đầu tiên là làm thế nào để cho bé có thể đi ngoài được nhanh chóng.

- Mẹo 1: Dùng mồng tơi ngoáy hậu môn

Mồng tơi rửa sách, tước vỏ và ngoáy vào phần hậu môn của bé. Tầm khoảng 5 – 10 phút sau, bé sẽ có cảm giác đại tiện và dễ đi ngoài hơn.

- Mẹo 2: Dùng mật ong thụt hậu môn

Theo như kinh nghiệm của nhiều mẹ, nếu như trẻ quá khó đại tiện, có thể dùng nước pha mật ong để thụt hậu môn cho trẻ.

Cách làm:

- Pha mật ong với nước theo tỉ lệ 1:3

- Dùng tăm bông thấm dung dịch trên và đút nhẹ vào hậu môn của trẻ

- Nhờ tác dụng bôi trơn và kích nhu động đại tràng, bé sẽ dễ dàng đi ngoài hơn.

Mẹ theo dõi, nếu trẻ bị táo bón lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế nhờ các bác sĩ can thiệp nhé. Tuyệt đối không để tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày nhé.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
8 Cách phòng tránh cúm khi mang thai

Chắc hẳn những người mẹ mang thai ai cũng lo lắng sợ bị cúm trong giai đoạn mang thai, vì nếu trong giai đoạn mang thai bị cúm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách phòng tránh cúm khi mang thai mà nhà thuốc Phương Chính muốn chia sẻ cho các mẹ.

Bí quyết nuôi dạy con thông minh của người Nhật

Chúng ta đã và đang nhìn thấy hiệu quả từ phương pháp giáo dục của người Nhật vì đã được minh chứng bằng những thế hệ trẻ năng động, tự chủ, những thế hệ luôn đi đầu trong việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, sáng tạo và phát minh ra nhiều công trình vĩ đại. Và hiện bí quyết nuôi dạy con thông minh của người Nhật đang được nhiều bà mẹ Việt áp dụng. Vậy người Nhật đã nuôi dạy con như thế nào?

Dầu cá cho bé trí nhớ kém loại nào tốt?

Thời gian gần đây việc học của con sa sút, cô giáo phê bình con không nhớ bài. Mẹ lo lắng không biết làm thế nào để giúp con ghi nhớ tốt hơn, và mẹ tìm hiểu được biết dầu cá Omega 3 DHA rất tốt cho bé trí nhớ kém nhưng chưa biết dùng loại nào tốt? Vậy thì cùng tìm hiểu và lựa chọn loại Dầu cá tốt nhất cho bé mẹ nhé.

Sản phẩm liên quan
Fitobimbi Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón trẻ nhỏ
Fitobimbi Isilax - Siro thảo dược chống táo bón trẻ nhỏ
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Pharmalife Research
330.000₫
Tinh bột hẹ Heta.Q - Hỗ trợ chống táo bón cho trẻ
Tinh bột hẹ Heta.Q - Hỗ trợ chống táo bón cho trẻ
Xuất xứ:Việt Nam
Thương hiệu:Dược Phẩm Santex
250.000₫
Bài viết liên quan
Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nên cho trẻ sơ sinh uống canxi tăng chiều cao loại nào, vào lúc nào?

Canxi là khoáng chất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Canxi là thành phần thúc đẩy sự phát triển xương và răng ở trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy bổ sung canxi cho bé như thế nào cho đúng, đủ và nên bổ sung loại nào? là vấn đề được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Để trả lời cho thắc mắc này, cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Trẻ thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Trẻ em rất dễ bị thiếu sắt nhưng bố mẹ lại rất khó nhận biết vì nó không có triệu chứng nào. Nếu bố mẹ theo dõi sẽ thấy trẻ bị thiếu sắt sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém hoạt bát, đặc biệt da xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu sắt mẹ cần ngay lập tức bổ sung sắt cho con vì khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Top 10 thực phẩm có nhiều chất xơ nhất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người bình thường cần khoảng 38 gram chất xơ mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng nạp đủ lượng chất xơ cần thiết đó, trung bình mỗi người chỉ mới nạp 15 gram chất xơ vào cơ thể. Trong khi chất xơ rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng táo bón.

Có nên cho trẻ ăn thạch rau câu? - Lời giải đáp từ bác sĩ Nhi khoa

Thời gian gần đây đã có không ít các trường hợp trẻ gặp sự cố khi ăn thạch rau câu? Vậy để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ bố mẹ có nên tiếp tục cho trẻ ăn thạch rau câu hay là nghiêm cấm trẻ ăn thạch? Sau những trường hợp đó để đảm bảo đến "tính mạng" của trẻ cùng xem các bác sĩ khuyên phụ huynh điều gì?

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng