
Bạn sinh mổ và để lại một vết rạch trên bụng. Chăm sóc vết mổ thế nào để không bị biến chứng và giảm thiểu sẹo - là 1 trong những mối quan tâm của các mẹ sau sinh mổ.
Như chúng ta đã biết, các loại thạch rau câu, thạch trái cây đều là những món ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ, người lớn thường lấy chúng là những món quà vặt cho trẻ. Tuy nhiên, thời gian gần đây tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai bác sĩ đã tiếp nhận rất nhiều ca trẻ bị hóc thạch và có trường hợp trẻ tử vong do.
Trên thị trường đang có rất nhiều các loại thạch: thạch rau câu, thạch sữa chua, thạch các vị: chuối, xoài, dừa.... Nhưng thành phần không như cái tên chúng ta đang gọi nó, những vị đó không phải được chiết xuất từ hoa quả mà là từ đường, chất nhũ hóa sodium alginate, bột agar,....
Những hương vị đó của thạch chỉ giúp trẻ ăn có cảm giác ngon miệng, nếu ăn nhiều có thể sẽ bị chướng bụng, khó tiêu. Nếu nuốt miếng to trẻ sẽ rất dễ bị hóc, nghẹn, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Chiều 8/5, một bé trai 5 tuổi được đưa đến khoa Nhi (BV Bạch Mai) cấp cứu trong tình trạng tim rời rạc, không thở... Nguyên nhân là do bé bị hóc thạch khi ăn tại trường mầm non, miếng thạch to nằm chặn cổ họng của bé. Mặc dù đã được cứu sống và gắp miếng thạch ra khỏi cổ hỏng, nhưng các bác sĩ đang lo ngại tai nạn này sẽ để lại di chứng cho não bộ của cháu bé.
Bé lớn ăn thạch còn bị hóc nguy hiểm như vậy thì đối với những bé nhỏ bố mẹ cần phải chú ý hơn. Tuyệt đối không cho trẻ ăn thạch một mình mà cần có sự giám sát và theo dõi của người lớn. Vì bản chất thạch rất chơn, rất dễ bị hóc.
Dù biết trẻ rất thích đồ ăn ngọt, nhưng bố mẹ không nên nuông chiều con và cho con ăn theo sở thích. Việc trẻ ăn thạch là bị hóc không phải do chúng mà do chính người lớn chúng ta bất cẩn.
Lý giải về các trường hợp thương tâm trẻ tử vong do hóc thạch, bác sĩ Dũng khẳng định “Trong số các trường hợp hóc dị vật thì hóc thạch là nguy hiểm nhất. Bởi miếng thạch mềm, dễ dàng thay đổi hình dáng ôm khít lấy đường thở khiến trẻ ngạt thở nhanh chóng, thiếu ôxy lên não. Khi đến viện, việc gắp dị vật khỏi đường thở cũng rất khó khăn bởi thạch trơn, đầu trụ dễ trượt, dễ nát vụn.
Bác sĩ PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 6 tuổi ăn thạch. Với những trẻ không may bị hóc thạch, ngay lập tức cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất (hoặc nằm vắt ngang đùi người lớn, bụng chèn vào đùi để đầu dốc xuống đất) rồi dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, hoặc tạo khe hở để trẻ dễ thở hơn và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được dùng tay cố móc thạch ra khỏi cổ trẻ bởi việc làm này vô tình càng làm miếng thạch bị đẩy sâu vào bên trong, bít hết đường thở của trẻ, khiến trẻ tử vong nhanh.
Bởi do thạch trơn, mềm, dễ nát ra thành các viên nhỏ nên càng nhanh bít hết đường thở của trẻ. Nếu cứ cố hút hết thạch trong đường thở của trẻ dễ thiếu ô xy trầm trọng, có nguy cơ tử vong. Do đó, trong trường hợp này bác sĩ cần phải luân chuyển liên tục giữa xông cung cấp oxy và hút dị vật.
Trong năm qua, tại khoa đã tiếp nhận hàng chục ca hóc thạch, nhưng đến nay mới cứu sống và không để lại di chứng duy nhất trường hợp em bé 14 tháng tuổi ở Bắc Giang. Trường hợp này do người bác của cháu là bác sĩ nên đã có biện pháp sơ cứu kịp thời khi trẻ hóc thạch.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các bé, bố mẹ nên chú ý đến mọi hoạt động của con, nhắc nhở người thân không cho con ăn thạch 1 mình mà cần có sự theo dõi của người lớn. Và bố mẹ nên nắm cho mình cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật để có thể sơ cứu kịp thời nếu không may con bị hóc thạch hoặc các dị vật khác.
Nếu vẫn không thấy hiệu quả thì cần lật ngửa bé lên và đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Sau đó hãy dùng 2 ngón ấn mạnh vào xương ức của bé, hãy làm thế sau vào giây và nhìn xem trong miệng bé có gì bật ra không, nếu có thì nhặt ra, nếu không thì tiếp tục ấn.
Với trẻ trên 1 tuổi, cha/mẹ có thể đứng sau con và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.
Nếu như đã làm mọi cách trên mà con vẫn không hết ngạt thở thì song song với việc vừa sơ cứu cho con thì người nhà cần gọi ngay xe cấp cứu.
Ths.Bs Ngô Văn Tiến - Bệnh viện Nhi đồng 2 - TPHCM hướng dẫn cách sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật.
Bạn sinh mổ và để lại một vết rạch trên bụng. Chăm sóc vết mổ thế nào để không bị biến chứng và giảm thiểu sẹo - là 1 trong những mối quan tâm của các mẹ sau sinh mổ.
Mẹ đang phân vân không biết trẻ dưới 3 tuổi có nên bổ sung dầu cá Omega-3 (DHA) không? DHA có tầm quan trọng như thế nào đối với trẻ? Có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? Vậy thì nội dung phía dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ.
Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.
Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, luyện tập thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh để đảm bảo duy trì sức khỏe nuôi con tốt từ trong bụng mẹ thì việc tiêm phòng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, muốn con yêu khỏe mạnh thì mẹ cũng đừng quên tiêm vắc xin cần thiết trước và đang trong lúc mang thai theo hướng dẫn của cán bộ y tế.