Váng sữa là sản phẩm giúp cung cấp nguồn năng lượng cao cho cơ thể rất có lợi với những em bé bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, trẻ vừa khỏi bệnh vì thế mà hiện nay có rất nhiều bà mẹ lựa chọn sản phẩm này cho bé yêu nhà mình sử dụng ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu rõ được giai đoạn nên cho bé sử dụng váng sữa cũng như thời gian sử dụng và liều lượng sử dụng thích hợp với bé. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó cho bạn, cùng tham khảo ngay nhé!
Xem nhanh
Váng sữa có tốt không?
Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa?
Cho bé sử dụng váng sữa vào thời gian nào liều dùng là bao nhiêu?
Về thời gian sử dụng
Liều dùng váng sữa cho bé
Lưu ý khi chọn và sử dụng váng sữa cho bé
Váng sữa có tốt không?
Váng sữa (tên thông dụng tiếng anh là Milk Scum) là một chế phẩm của sữa, được hình thành từ lớp phân tử chất béo nổi lên kết thành một mảng lớn trên bề mặt của sữa khi đun nóng sữa hoặc để sữa trong một thời gian và không đậy nắp.
Là một chế phẩm từ sữa, theo đó nó có đủ các dưỡng chất như sữa, có lượng lipid (chất béo) cao nên cung cấp nhiều năng lượng và cũng có hàm lượng canxi nhất định, ít cholesterol.... Vậy nên, váng sữa có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cho bé, giúp bé có đủ năng lượng cần thiết trong giai đoạn phát triển.
Theo một số nghiên cứu phân tích khi sản xuất thì 100kg sữa tươi sẽ sản xuất ra được 1,25kg váng sữa. Vì thế trong váng sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng, Vitamin cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện.
Thành phần
Giá trị trung bình (trong 100g váng sữa)
Năng lượng
151,35 ± 48,46 KCal
Chất béo
9,44 ± 5,65 g
Chất đạm
3,31 ± 1,52 g
Chất đường
13,07 ± 4,08 g
Canxi
120-130 mg
Chất xơ
0,1-0,5 g
Natri
0,05-0,15 g
Các loại Vitamin (A, E, B2, B12, C)
120 mcg
Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa?
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, thì trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên - độ tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm đã có thể ăn được váng sữa và mẹ có thể bổ sung cho bé ăn váng sữa như bữa ăn phụ. Bởi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện hơn, cơ thể cũng cứng cáp hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn và dị ứng từ những thực phẩm bên ngoài cũng giảm dần. Vì thế, bé đã có thể sử dụng bổ sung các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Trẻ trên 1 tuổi bị thiếu cân, trẻ mới ốm dậy cần năng lượng thì dùng váng sữa rất tốt, vì váng sữa có nhiều chất béo và được coi là thực phẩm có hàm lượng calories cao.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân, trẻ đang bị tiêu chảy hay trẻ dị ứng với sữa bò…thì tuyệt đối không nên ăn váng sữa.
Bắt đầu cho trẻ ăn váng sữa khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Cho bé sử dụng váng sữa vào thời gian nào liều dùng là bao nhiêu?
Biết được thời gian cho bé sử dụng váng sữa cũng như liều lượng thích hợp sẽ giúp đảm bảo cho sự phát triển của bé mà không gây ra tác dụng phụ nào. Vì thế, mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này nhé!
Về thời gian sử dụng
Thời điểm lý tưởng nhất để cho trẻ ăn váng sữa là sau bữa ăn sáng và sau bữa trưa từ 2 - 3 giờ (bữa xế). Đây là thời điểm thích hợp nhất để cung cấp năng lượng cho bé cả ngày và đạt hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng 1 cách tối ưu.
Không nên cho trẻ ăn vào buổi tối vì sẽ gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của trẻ mà còn tăng nguy cơ béo phì lên gấp 3 lần so với những thời điểm khác trong ngày.
Liều dùng váng sữa cho bé
Tùy thuộc vào tuổi, cân nặng, mức độ dung nạp và loại váng sữa mà các mẹ có thể điều chỉnh và cho bé ăn lượng váng sữa phù hợp. Tuy nhiên mức trung bình là:
Trẻ trong khoảng từ 6 tới 12 tháng tuổi có sử dụng thể ăn 1⁄2 – 1 hộp/ngày (20gr – 55gr/ngày). Không nên ăn quá 3 ngày/tuần.
Từ 1-2 tuổi liều lượng có thể sử dụng tầm 1 – 2 hộp/ngày (55gr – 70gr/ngày). Không ăn quá 4 ngày/tuần.
Nhìn chung, váng sữa là thực phẩm bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, các mẹ không được dùng thay thế cho sữa công thức và sữa mẹ. Hãy kết hợp cho bé ăn đầy đủ với các thực phẩm khác để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho trẻ bạn nhé!
Lưu ý khi chọn và sử dụng váng sữa cho bé
Trong quá trình chọn loại váng sữa cho trẻ, cho trẻ sử dụng và bảo quản sản phẩm mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Trong quá trình chọn lựa sản phẩm
Chọn mua váng sữa ở những nơi bán hàng có uy tín, có điều kiện bảo quản tốt.
Mẹ cần đọc hàm lượng các chất ghi trên bao bì để xem con mình có cần bổ sung những thực phẩm có hàm lượng như vậy hay không, chứ không phải cứ bổ sung váng sữa là luôn tốt cho trẻ.
Khi mua nên xem kỹ hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp trước khi cho bé ăn váng sữa.
Trong quá trình cho bé sử dụng
Cho bé sử dụng đúng theo liều lượng khuyến cáo, không vì sản phẩm có tác dụng vượt trội mà lạm dụng, ép thúc bé ăn. Hành động này có thể sẽ dẫn đến tác dụng ngược.
Chỉ nên cho trẻ ăn sau bữa ăn vì ăn trước bữa ăn sẽ làm cho trẻ no bụng, không muốn ăn nữa. Những trẻ béo phì không nên ăn nhiều thực phẩm này vì sẽ làm trẻ bị dư chất béo, tăng cân.
Khuấy đều trước khi cho bé ăn để tối đa mùi thơm và vị béo ngậy của váng sữa.
Bảo quản
Váng sữa rất dễ bị hỏng nên cần phải bảo quản đúng cách trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không để váng sữa bên cánh cửa tủ lạnh vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định.
Tốt nhất là nên sử dụng càng sớm càng tốt sau khi mua.
Trên đây là toàn bộ bài viết về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn váng sữa, thời gian sử dụng tốt nhất trong ngày, liều dùng váng sữa thích hợp cho bé và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ hiểu đúng hơn về việc bổ sung váng sữa cho trẻ từ đó bổ sung đúng cách, đúng thời điểm để giúp bổ sung những dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
Lưu ý: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Bà bầu cần bổ sung gì trong 3 tháng đầu? Bà bầu cần kiêng gì trong ba tháng đầu? Bà bầu cần uống vitamin gì trong 3 tháng đầu... Đây là những câu hỏi mà có lẽ người bước vào giai đoạn làm mẹ nào cũng quan tâm và muốn biết rõ thông tin. Vì ai cũng mong muốn bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển toàn diện, phòng tránh dị tật xấu. Để các mẹ có được câu trả lời chi tiết nhất, hôm nay nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều mẹ: Bà bầu cần bổ sung gì trong 3 tháng đầu? Các mẹ cùng theo dõi nhé.
Thời gian gần đây đã có không ít các trường hợp trẻ gặp sự cố khi ăn thạch rau câu? Vậy để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ bố mẹ có nên tiếp tục cho trẻ ăn thạch rau câu hay là nghiêm cấm trẻ ăn thạch? Sau những trường hợp đó để đảm bảo đến "tính mạng" của trẻ cùng xem các bác sĩ khuyên phụ huynh điều gì?
Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần phát hiện kịp thời và nhanh chóng giúp bé thoát khỏi tình trạng này để tránh bé bị xuống cân nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng rất khó để nhận biết khi nào bé bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy là do đâu, làm cách nào để biết bé bị tiêu chảy và cách giúp bé khắc phục tình trạng này thế nào?
Vóc dáng xập xệ, da dẻ xấu xí là "nỗi ám ảnh" khiến chị em phụ nữ sau sinh lo lắng, hoang mang. Nhiều chị em lên kế hoạch đi spa để "tân trang" lại nhưng lại tiếc tiền. Hiểu được nỗi lo lắng ấy của chị em, mẹ bỉm sữa 9x chia sẻ bí quyết làm đẹp sau sinh của mình cho chị em cùng áp dụng. Mẹ ấy đã áp dụng thành công ngay tại nhà mà lại không tốn kém chi phí. Các mẹ cùng tham khảo và áp dụng theo nhé.
Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.
Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi.
Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.
Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.
Mẹ đã biết DHA là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ. Vậy mẹ đã biết nên cho trẻ uống DHA vào lúc nào trong ngày là đạt hiệu quả tốt nhất chưa? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.
Trước khi bổ sung Omega 369 cho trẻ đúng cách mẹ cần hiểu rõ về chúng đã nhé. Vì khi đã hiểu đúng về chúng thì mẹ mới bổ sung đúng cách cho trẻ được. Mẹ đã biết cách bổ sung Omega 3 6 9 cho trẻ đúng chuẩn chưa? Nếu mẹ chưa biết thì theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Lựa chọn được loại dầu cá tốt nhất cho bé rồi nhưng dùng Omega 3 DHA cho bé đúng chuẩn thì không phải mẹ nào cũng biết. Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để biết cách dùng Omega 3 cho bé đúng chuẩn để con hấp thu một cách tốt nhất.