Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Xem nhanh
- 5 Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
- 1. Giữ ấm cho trẻ trong mùa thu đông
- 2. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp
- 3. Tắm và vệ sinh cho trẻ vào mùa lạnh
- 4. Dưỡng ẩm da cho bé
- 5. Tắm nắng mùa lạnh
5 Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
1. Giữ ấm cho trẻ trong mùa thu đông
Đây là việc làm quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp. Lúc này, cha mẹ phải cho trẻ mặc đủ quần áo ấm, đặc biệt chú ý giữ ấm cho thóp, tai và bàn chân bằng tất, mũ len dày.
Việc giữ ấm cho trẻ rất quan trọng, việc mặc đồ cho con mẹ cần hết sức chú ý nhé, cần mặc đủ ấm cho trẻ, đặc biệt giữ ấm cho thóp, tai và bàn chân trẻ.
Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ nên thoa một chút dầu tràm vào gan bàn chân của con, massage nhẹ nhàng rồi đi tất cho con. Như vậy con sẽ ấm người.
Mẹ lưu ý, có thể cho trẻ mặc nhiều quần áo, nhưng phải thông thoáng vì ngay cả khi trời lạnh, cơ thể trẻ vẫn không ngừng toát mồ hôi.
Khi trẻ ở trong nhà, không nên để trẻ mặc nhiều quần áo dày sẽ khiến trẻ khó chịu. Thay vào đó, hãy để trẻ mặc vừa phải, sau đó ủ ấm thêm bằng cách ôm trẻ vào lòng hoặc đắp chăn. Lưu ý chỉ nên cho trẻ đắp chăn nhẹ, nếu chăn quá dày và nặng sẽ làm trẻ khó thở.
Mẹ theo dõi, nếu thấy con đổ mồ hôi thì ngay lập tức mẹ dùng khăn xô lau mồ hôi con con. Vì nếu để con ra mồ hôi, có thể sẽ thấm ngược vào trong cơ thể và khiến bé bị cảm lạnh. Từ cảm lạnh có thể dẫn đến viêm phổi, nên mẹ cần hết sức chú ý.
Quy tắc 4 ấm 1 lạnh
Có một nguyên tắc về việc mặc quần áo cho trẻ mà bạn có thể tham khảo, đó chính là quy tắc: 4 ấm 1 lạnh.
Có nghĩa là khi cho trẻ sơ sinh mặc quần áo, bạn phải kiểm tra xem 4 bộ phận sau của trẻ có được ấm hay không. Đó là: tay ấm, bụng ấm, lưng ấm và bàn chân ấm.
Bạn dùng tay kiểm tra bốn bộ phận này của trẻ sơ sinh có được ấm hay không. Nếu thấy ấm có nghĩa là trẻ đã mặc đủ ấm. Còn 1 phần lạnh là phần đầu của trẻ. Thật ra không phải là lạnh mà là mát mẻ thì đúng hơn. Ám chỉ phần đầu của trẻ không cần phải trùm kín mít và chỉ để lộ gương mặt. Phần đầu của trẻ bạn có thể để lộ ra để trẻ cảm thấy thoải mái và tránh gió là được.
Xem thêm >>> Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi thời tiết giao mùa
2. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa thu đông, hãy cố gắng để nhiệt độ khoảng 25 – 26 độ C, không nên để nhiệt độ quá cao sẽ khiến trẻ bị sốt, còn nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) lại làm trẻ bị lạnh cóng, ngạt mũi, khó thở.
Mẹ nên làm ấm căn phòng của mình bằng cách đóng kín cửa, lót đệm bên dưới giường. Nếu phòng có điều hòa 2 chiều thì mẹ bật điều hòa và để nhiệt độ thích hợp. Lưu ý, mẹ không đốt than củi trong phòng để làm ấm vì khí độc từ than không tốt cho trẻ sơ sinh.
3. Tắm và vệ sinh cho trẻ vào mùa lạnh
Mùa đông, thời tiết lạnh, vì thế không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ. Trẻ em do không phải làm việc như người lớn nên cũng ít bị cáu bẩn hàng ngày, chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân mỗi ngày là được. Một tuần bạn có thể tắm cho trẻ 2 lần.
Khi tắm cho trẻ, nhất thiết phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió và nên dùng quạt để sưởi ấm. Với những trẻ trên một tuổi, bạn nên mua một cái chậu to, thành chậu cao để làm sao khi trẻ ngồi vào mà nước bao phủ phần lớn người của trẻ. Nước sẽ giúp trẻ giữ ấm và không bị lạnh.
Sau mỗi lần thay tã, phải nhanh chóng rửa sạch mông, bẹn, hậu môn bằng nước ấm rồi lau khô bằng khăn xô mềm. Tránh việc trẻ bị hăm mẹ nhé.
4. Dưỡng ẩm da cho bé
Thời tiết mùa đông da của trẻ dễ thay đổi, vì thế mẹ cần chăm sóc da của trẻ bằng cách bôi dưỡng ẩm sau khi tắm cho trẻ. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp da mềm, hạn chế bị khô nứt trong thời tiết mùa đông.
5. Tắm nắng mùa lạnh
Mẹ cũng biết đấy, trẻ sơ sinh rất cần vitamin D để xương chắc khỏe, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thế nhưng, trong mùa đông không phải ngày nào cũng có nắng ấm, vì thế nếu có những ngày nắng bạn nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn nhé.
Trên đây là những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông, hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc trẻ tốt hơn. Các mẹ truy cập thường xuyên vào https://nhathuocphuongchinh.com/suc-khoe để cập nhật nhiều tin tức hữu ích nhé.