Trẻ Bị Táo Bón Nên Bổ Sung Gì? - Nhà Thuốc Uy Tín 35 Năm
phuongchinh-logo

Trẻ bị táo bón nên bổ sung gì?

- Ngày đăng:13/05/2023
Chắc hẳn các bậc cha mẹ đều rất băn khoăn không biết nên cho con ăn gì để nhanh khỏi táo bón, cần bổ sung gì để hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh? Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các mẹ các món nên bổ sung khi trẻ bị táo bón.

Xem nhanh

  • Bổ sung gì cho trẻ bị táo bón?
  • Thực đơn cho trẻ bị táo bón
    • 1. Bột khoai lang
    • 2. Bột sữa, bí đỏ
    • 3. Súp khoai tây, cà rốt, củ cải
  • Trẻ bị táo bón không nên ăn gì?
    • 1. Chuối xanh
    • 2. Hẹ
    • 3. Tỏi
    • 4. Lạc

Bổ sung gì cho trẻ bị táo bón?

Đối với trẻ vẫn ăn sữa mẹ, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của mình, lưu ý hạn chế tối đa những thực phẩm: đồ cay nóng, chất kích thích, đặc biệt mẹ nên bổ sung thêm chất xơ từ rau, củ, quả. Mẹ cũng nên bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày để con ăn sữa mát, hạn chế bị táo bón.

Đối với trẻ ăn sữa công thức cần chú ý pha sữa theo đúng chuẩn in trên hộp, mẹ theo dõi nếu con ăn sữa công thức bị táo mẹ nên đổi sang loại khác rồi theo dõi tình trạng phân của con.

Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức cần chú ý pha sữa đúng theo hướng dẫn. Ngoài ra phụ huynh cũng cần xem xét cũng như lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ.

Đối với trẻ lớn, đã ăn dặm, mẹ cần bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ hàng ngày cho trẻ. Các loại rau xanh, hoa quả chín: Rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, chuối, thanh long... là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Mẹ lưu ý, trong thời gian trẻ bị táo bón tuyệt đối không được cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm, đồ uống có ga, cà phê và hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.

Cho trẻ bị táo bón uống sinh tố từ rau củ quả.
Mẹ có thể bổ sung cho trẻ các chất xơ bằng các loại sinh tố từ rau củ quả.

Nếu trẻ táo bón lâu ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời, mẹ tuyệt đối không để tình trạng táo bón của con kéo dài vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của con.

Thực đơn cho trẻ bị táo bón

Mẹ có thể tham khảo một số thực đơn cho trẻ bị táo bón dưới đây

1. Bột khoai lang

Dành cho bé ăn dặm từ 8 tháng trở lên. Cũng giống như bột chuối tiêu, táo và khoai lang có tác dụng rất tốt trong việc chữa táo bón cho bé và bổ sung thêm cho bé dinh dưỡng nhờ lượng tinh bột dồi dào có trong khoai lang.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Khoai lang 20g, táo tàu 50g

Chế biến:

Khoai lang và táo mẹ rửa thật sạch, gọt vỏ, thái nhỏ và hấp chín mềm. Sau đó để nguội bớt rồi nghiền nhuyễn là có thể cho bé ăn ngay được rồi.

2. Bột sữa, bí đỏ

Riêng món này mẹ có thể cho bé ăn hàng ngày, mỗi ngày từ 1/3 đến 1 bát, có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa của trẻ.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Bột gạo 10g, sữa bột (loại bé vẫn thường dùng) 12g, Bí đỏ 30g, dầu đậu nành 2,5g, đường 10g và nước 200ml.

Chế biến:

- Bí đỏ mẹ luộc thật chín, xay nhuyễn. 10g bột mẹ khuấy trong chút nước lạnh cho tan đều rồi thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại đảo đều trên bếp để nhỏ lửa cho đến khi bột chín.

- Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.

Bột sữa, bí đỏ cho trẻ táo bón
Món ăn thơm ngậy mùi sữa và ngọt vị bí đỏ chắc chắn sẽ khiến bé vô cùng ngon miệng và thích thú.

3. Súp khoai tây, cà rốt, củ cải

Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt… Đặc biệt, lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện rất tốt cho bé. Món súp gồm các loại rau củ cải, cà rốt giúp bé tiêu hóa được tốt hơn, đặc biệt khoai tây còn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Cà rốt 40g, Củ cải trắng 40g, Khoai tây 40g, Nước.

Chế biến:

Mẹ rửa khoai tây thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ rồi nghiền nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi đun trong 10 phút cho thật nhừ rồi cho củ cải vào sau cùng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn và lọc qua rây.

Trẻ bị táo bón không nên ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung những món ăn tốt cho tiêu hóa của trẻ mẹ nên chú ý không bổ sung những món dưới đây để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ.

1. Chuối xanh

Khác với chuối chín có tác dụng nhuận tràng thì chuối xanh lại khiến chứng khó tiêu của trẻ càng trầm trọng hơn, nên hạn chế cho chuối xanh vào thành phần thức ăn hàng ngày kể cả việc kho cũng với một số loại thực phẩm khác.

2. Hẹ

Nếu như hẹ được biết đến là vị thuốc chữa ho cho trẻ hiệu quả thì ở đây, khi trẻ bị táo bón, hẹ là là thực phẩm không nên sử dụng bởi tính nóng của nó.

3. Tỏi

Tỏi có công dụng như một liều thuốc kháng sinh nhưng lại có tính nóng, trẻ bị táo bón không nên dùng nhiều.

4. Lạc

Lạc ăn nhiều sẽ gây chứng khó tiêu, đầy bùng, trẻ bị táo bón nên tránh xa loại hạt này.

Vì vậy, để trẻ nhanh khỏi táo bón, cha mẹ cần cân nhắc xem nên cho trẻ ăn gì, những thực phẩm nào tốt cho hệ tiêu hóa vốn non yếu của con.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Khi nào nên bổ sung dầu cá omega 3 (DHA) cho trẻ?

Nhiều mẹ biết tầm quan trọng của DHA đối với sự phát triển của trẻ nhưng không biết khi nào nên bổ sung dầu cá omega 3 (DHA) cho trẻ là phù hợp nhất để con hấp thụ DHA một cách tốt nhất? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ thắc mắc khi nào thì chúng ta cần bổ sung dầu cá Omega DHA cho trẻ.

Trẻ sơ sinh được mấy tháng thì cho ăn dặm?

Không phải lúc nào muốn là có thể cho bé ăn dặm ngay, để có thể bổ sung dưỡng chất đúng cho bé bằng cách ăn dặm thì mẹ cần biết được tháng bắt đầu cho bé sơ sinh ăn dặm là khi nào, thực đơn ăn dặm cho bé gồm những gì, sẽ ra sao nếu như cho bé ăn dặm khi chưa đủ tháng hoặc muộn hơn… Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về thời gian ăn dặm cho bé và những thông tin liên quan, cùng tham khảo ngay nhé!

Trẻ sơ sinh ho, thở khò khè như có đờm phải làm sao?

Ho, thở khò khè như có đờm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi con có biểu hiện này mẹ rất lo lắng, sốt ruột và muốn giúp đỡ con nhưng mẹ lại không biết con bị gì và giúp con bằng cách nào? Vậy thì, mẹ đừng phiền muộn nữa, vì bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ vấn đề trên, cùng tham khảo ngay mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt phải làm sao?

Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi ngoài sau mỗi cữ bú từ 5 – 7 lần/ngày. Trẻ đi ngoài phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Sản phẩm liên quan
BioGaia Protectis Baby Drop - Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ
Men vi sinh BioGaia Protectis Baby Drops dành cho trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ
Xuất xứ:Thụy Điển
Thương hiệu:BioGaia
415.000₫
Bột nhuận tràng cho bé Buona PEGinpol 3350
Bột nhuận tràng cho bé Buona PEGinpol 3350
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Buona
255.000₫
Bài viết liên quan
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Trẻ thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Trẻ em rất dễ bị thiếu sắt nhưng bố mẹ lại rất khó nhận biết vì nó không có triệu chứng nào. Nếu bố mẹ theo dõi sẽ thấy trẻ bị thiếu sắt sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém hoạt bát, đặc biệt da xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu sắt mẹ cần ngay lập tức bổ sung sắt cho con vì khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tại sao cần phải bổ sung DHA cho trẻ ngay khi còn nhỏ?

DHA là thành phần không thể thiếu đối với một đứa trẻ, bởi chúng rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác của trẻ. DHA cần thiết cho quá trình Myelin hóa tế bào thần kinh, tác động đến màng sináp - bộ phận điều khiển sự phóng thích và tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh, giúp sự truyền tín hiệu giữa các tế bào não hiệu quả hơn.

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa

Như chúng ta đã biết, thời điểm giao mùa trẻ rất dễ bị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp, trẻ em có thể mắc bệnh này rất nhiều lần. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này là điều mà các bà mẹ đang tìm kiếm, vì ai cũng mong muốn con mình luôn khỏe mạnh, hạn chế ốm đau tối đa.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng