Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Xem nhanh
- Nguyên nhân bà bầu đau bụng dưới
- Thai làm tổ trong buồng tử cung
- Thai nhi đạp trong bụng mẹ
- Cơ thể tích tụ mỡ khi mang thai
- Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng
- Đau bụng dưới do táo bón
- Cơn gò Braxton Hicks (đau đẻ giả)
- Dấu hiệu sắp sinh
- Căng dây chằng gây đau bụng thai kỳ
- Đau bụng sau khi cực khoái
- Đau bụng dưới khi mang thai nguy hiểm khi nào?
- Bong nhau non
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Thai lạc vị gây đau bụng thai kỳ
- Tiền sản giật gây đau bụng thai kỳ
- Sảy và dọa sảy thai
- Viêm ruột thừa
- Sỏi thận
- U xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Đau do sa tạng
- Các bệnh lây lan do quan hệ tình dục
- Cách xử khi bị đau bụng dưới lúc mang thai
Nguyên nhân bà bầu đau bụng dưới
Đau bụng thai kỳ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân đó có thể là nguy hiểm hoặc không, sau đây là một số nguyên nhân không hoặc ít nguy hiểm khi mang thai:
Thai làm tổ trong buồng tử cung
Đau bụng hơi nhói hoặc đau râm rang khó chịu trong thời gian đầu của quá trình mang thai chính là sự hình thành và làm tổ. Đây là hiện tượng là bình thường ở nhiều thai phụ và sẽ mất đi trong khoảng ít ngày sau đó.
Thai nhi đạp trong bụng mẹ
Thai nhi đạp bụng mẹ là điều hiển nhiên và có thể bắt gặp ở mọi mẹ bầu. Đây là một hiện tượng rất bình thường minh chứng cho thấy em bé đang phát triển rất tốt.
Đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh hơn, thành bụng của mẹ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Khi đó, cảm giác đau vùng bụng dưới ở mẹ được cảm nhận rất rõ rệt nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu và dần dần biến mất.
Cơ thể tích tụ mỡ khi mang thai
Việc bà bầu tăng cân không chỉ làm thay đổi hình dáng cơ thể, mà còn khiến mẹ cảm thấy căng tức vùng bụng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai, cơ thể sẽ có dấu hiệu tích tụ mỡ thừa, bắt đầu ở bụng và sau đó là đùi.
Khi bụng bầu của dần to hơn, các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung. Do đó, hiện tượng bà bầu đau vùng bụng dưới có thể là do sự tích mỡ xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hay trong suốt tam cá nguyệt thứ hai ở một vài thai phụ. Lúc này, mẹ sẽ có cảm giác giống với cơn đau bụng kinh.
Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Tử cung người phụ nữ chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động lên, vô tình khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Vì thế, một chế độ ăn uống không hợp lý có thể sẽ khiến bà bầu gặp phải tình trạng đau bụng dưới.
Đau bụng dưới do táo bón
Táo bón gây nên tình trạng khó chịu, đau bụng trong một thời điểm nhất định của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn hoặc do thai nhi lớn lên, gây sức ép lên dạ dày và ruột, khiến hệ tiêu hóa bị yếu đi từ đó dẫn đến đau bụng dưới thai kỳ.
Cơn gò Braxton Hicks (đau đẻ giả)
Phụ nữ mang bầu tháng cuối thường thấy sự xuất hiện cơn gò Braxton Hicks – thường diễn ra trong một giờ. Cơn gò này có thể co thắt, thường gọi là cơn đau đẻ giả và không thường xuyên, không theo chu kỳ. Cơn gò Braxton Hicks có thể bị kích thích nếu mẹ hoạt động quá mạnh.
Dấu hiệu sắp sinh
Ở tháng cuối của thai kỳ khi bị đau bụng dưới đó cũng có thể là dấu hiệu sắp sinh. Không giống như cơn gò Braxton Hicks, nếu mẹ thấy cơn đau bụng thường xuyên, kèm rò nước ối, bong nút nhầy và đau lưng, rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần đến bệnh viện ngay.
Căng dây chằng gây đau bụng thai kỳ
Dẫn tới đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng và thường xuất hiện trong quý II của thai kỳ. Thời kỳ này, các dây chằng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi.
Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm.
Đau bụng sau khi cực khoái
Đau bụng trong và sau khi đạt cực khoái (đôi khi kết hợp với đau lưng dưới) là phổ biến và vô hại trong thai kỳ có nguy cơ thấp và hoàn toàn không phải là lý do để ngừng tận hưởng tình dục. Nó là do tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu hoặc co bóp tử cung bình thường khi đạt cực khoái.
Đau bụng dưới khi mang thai nguy hiểm khi nào?
Nếu bà bầu đau bụng dưới có biểu hiện như ở những nguyên nhân đã nêu trên thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện bất thường khác cần đặt ra nghi vấn và đến thăm khám bác sĩ ngay.
Thai phụ cần liên lạc với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào như các triệu chứng sau:
- Đau bụng ngày càng tăng lên, đau từng cơn, đau quặn.
- Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu.
- Đau bụng từng cơn và tăng dần, không thuyên giảm.
- Sốt hoặc ớn lạnh, đi ngoài và buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.
- Thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời).
- Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu.
- Thường xuyên chóng mặt, ngất xỉu.
Những biểu hiện này có thể là báo hiệu của các trường hợp nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, sảy thai, nhiễm trùng tiết niệu... Cụ thể:
Bong nhau non
Nhau bong xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ chuyển dạ, trước khi em bé sinh ra. Lúc này, mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng đau bụng kèm chảy máu vùng kín, đau lưng, co thắt mạnh… Nhau bong non là trường hợp rất khẩn cấp, cần cấp cứu kịp thời vì có thể đe dọa đến tính mạng. Khi nhận thấy dấu hiệu, mẹ cần đến bệnh viện ngay.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đau bụng tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Những dấu hiệu của triệu chứng này có thể là đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu mùi lạ…
Trường hợp nặng, mẹ bầu còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng nặng, đi tiểu ra mủ hoặc ra máu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sinh non vì vậy cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Thai lạc vị gây đau bụng thai kỳ
Xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Các triệu chứng của nó thường đến sớm, khoảng tuần thứ 4 – thời điểm bạn vừa biết mình mang bầu.
Nên đi khám nếu có những biểu hiện: bụng hoặc xương chậu đau nhói, âm đạo ra máu (có màu đỏ hoặc nâu, ra liên tục hoặc cách quãng), các cơn đau trầm trọng hơn khi bạn di chuyển hoặc ho… Nếu không được can thiệp kịp thời, thai lạc vị hay mang thai ngoài tử cung có khả năng bị vỡ, đe dọa đến sức khỏe thai phụ.
Tiền sản giật gây đau bụng thai kỳ
Tình trạng này có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai.
Sau tuần thứ 20, nếu bị huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân mẹ bầu có khả năng mắc tiền sản giật. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.
Sảy và dọa sảy thai
Đau quặn bụng có thể có nguyên nhân là dọa sảy thai và sảy thai, thường xảy ra đau bụng dưới, lưng hoặc vùng chậu và kèm theo chảy máu. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong quý 1 của thai kỳ, thậm chí có thể xảy ra trong quý 2.
Để nhận biết đâu là đau bụng là do sảy thai đâu là do sự làm tổ của thai, cần chú ý kỹ hơn vào tình trạng chảy máu. Khác với quá trình làm tổ, đau bụng trong sảy thai thường đi kèm với chảy máu kéo dài trong vài ngày và thường nặng hơn theo thời gian.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa rất khó chẩn đoán khi mang thai bởi vì khi tử cung to ra, ruột thừa được đẩy lên và có thể ở vị trí gần nút bụng hoặc gan. Do vậy, việc chẩn đoán bệnh có thể diễn ra chậm hơn so với thông thường. Đó là một trong những lý do khiến phụ nữ có nguy cơ tử vong do viêm ruột thừa trong thai kỳ.
Mặc dù dấu hiệu thông thường của viêm ruột thừa là đau bụng dưới bên phải của bụng, khi đang mang thai, mẹ có thể cảm thấy nó ở vị trí cao hơn. Các triệu chứng đi kèm khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và ói mửa.
Sỏi thận
Trong giai đoạn đầu của sỏi thận bà bầu sẽ cảm nhận các cơn đau bụng vùng hạ sườn với mức độ nhẹ. Khi bệnh tiến triển, sỏi thận sẽ di chuyển đến niệu quản và mẹ sẽ cảm nhận các cơn đau bụng lâm râm nơi dưới rốn. Nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm các biểu hiện như tiểu ra máu, tiểu buốt phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
U xơ tử cung
U xơ tử cung có 2 dấu hiệu phổ biến nhất chính là rối loạn kinh nguyệt và đau bụng dưới. Đây là biểu hiện của khối u lành có thể xuất hiện nhiều vị trí khác nhau nơi tử cung.
Nếu để lâu khối u sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh và có khả năng chuyển thành khối u ác tính.
Lạc nội mạc tử cung
Có thể bạn chưa biết có nhiều người rơi vào tình trạng mô nội mạc tử cung phát triển không bình thường mà ở ngoài tử cung. Đây là tình trạng lạc nội mạc tử cung. Chúng sẽ xuất hiện ở những nơi như buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột,… Sự phát triển không ổn định của chúng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới và vô sinh ở phụ nữ.
Đau do sa tạng
Hiện tượng sa tạng này thường gặp ở những người lớn tuổi gây ra đau bụng dưới vùng chậu. Bàng quang và tử cung là nơi có nguy cơ mắc sa tạng cao nhất trong cơ thể.
Các bệnh lây lan do quan hệ tình dục
Bệnh lậu và chlamydia là một trong những bệnh lây qua đường tình dục khiến bệnh nhân bị đau buốt vùng bụng dưới. Ngoài ra còn có những biểu hiện như dịch âm đạo tiết không bình thường, đau vùng chậu,….
Có thể thấy, đau bụng hay đau bụng dưới không những là biểu hiện bình thường ở thai phụ mà nó còn có thể là một báo hiểu cho một sự nguy hiểm nào đó. Do đó, khi thấy cơ thể có các biểu hiện lạ như các trường hợp trên, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách xử khi bị đau bụng dưới lúc mang thai
Trong thời gian mang thai nếu mẹ gặp phải tình trạng đau bụng dưới thì cần bình tĩnh để xác định rõ nguyên nhân của hiện tượng. Tùy vào từng tình huống, từng biểu hiện khác nhau mà ta sẽ áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.
Ví dụ như nếu đau bụng dưới có các dấu hiệu nguy hiểm thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và tìm cách giải quyết tốt nhất.
Đối với hiện tượng đau bụng do thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc em bé đạp mẹ thì chúng ta chỉ cần tuân thủ một số điều sau để hạn chế tình trạng trên:
- Nghiên cứu và xây dựng chế độ ăn hợp lý. Nên bổ sung thêm nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất này có nhiều trong rau củ quả, hoa quả và một số loại ngũ cốc.
- Uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
- Tập luyện một số bài thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vận động để duy trì sức khỏe.
- Khi sắp sinh dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của thai nhi.
Như vậy, bà bầu đau bụng dưới xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, bên cạnh các nguyên nhân không gây hại thì có rất nhiều nguyên nhân nguy hiểm cần được các mẹ chú ý nhiều hơn. Cần theo dõi thai kỳ và đến khám thai định kỳ để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt hơn cũng như kịp thời xử lý những tình huống không mong muốn.