Tiền Sản Giật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Tiền sản giật là gì?
  • Nguyên nhân tiền sản giật
  • Dấu hiệu, triệu chứng tiền sản giật
  • Biến chứng tiền sản giật
  • Chẩn đoán tiền sản giật
  • Điều trị tiền sản giật
  • Điều trị tiền sản giật nhẹ
  • Điều trị tiền sản giật nặng

Tiền sản giật

- Ngày đăng:28/03/2024
Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi, thậm chí là tử vong trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Mời bạn đọc tiếp tục tham khảo nội dung bên dưới đây.
Mục lục
  • Tiền sản giật là gì?
  • Nguyên nhân tiền sản giật
  • Dấu hiệu, triệu chứng tiền sản giật
  • Biến chứng tiền sản giật
  • Chẩn đoán tiền sản giật
  • Điều trị tiền sản giật
  • Điều trị tiền sản giật nhẹ
  • Điều trị tiền sản giật nặng

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một tình trạng đa hệ thống, có thể gây tăng huyết áp nặng và các rối loạn chức năng, suy cơ quan đích xảy ra trong thời kỳ mang thai (sau tuần thứ 20) hoặc thời kỳ hậu sản. Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), tiền sản giật chiếm từ 5-7% tổng số ca mang thai và trong hầu hết các trường hợp đều dẫn đến sinh non.

Nguyên nhân tiền sản giật

Nguyên nhân chính xác của tiền sản giật vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến sự phát triển của nhau thai (cơ quan nuôi dưỡng thai nhi) và lưu lượng máu đến nhau thai kém dường như làm mất điều hòa huyết áp của người mẹ. 

Nguyên nhân tiền sản giật

Tiền sản giật có xu hướng phổ biến hơn ở những lần mang thai đầu tiên hơn là những lần mang thai tiếp theo. Bên cạnh đó, mang thai đôi hoặc đa thai, tuổi cao (> 35 tuổi), tiền sử tiền sản giật, béo phì, huyết áp cao mãn tính, mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, rối loạn tự miễn dịch,... cũng làm tăng nguy cơ phát triển tiền sản giật,

Dấu hiệu, triệu chứng tiền sản giật

Việc phát hiện tiền sản giật khi mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều này là do đôi khi tiền sản giật không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng ban đầu của tiền sản giật bao gồm có huyết áp tăng đột ngột (Trên 140/90 mmHg) có hoặc không có protein niệu (protein trong nước tiểu). 

Theo thời gian, người bệnh cũng có thể bị ứ nước (phù nề). Phù nề là triệu chứng phổ biến khi mang thai, thường gây sưng bàn chân và mắt cá chân. Tuy nhiên, hiện tượng sưng mặt, tay, chân đột ngột có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Một số triệu chứng tiến triển của tiền sản giật bao gồm:

  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Rối loạn thị giác, chẳng hạn như đèn nhấp nháy, mờ mắt hoặc nhạy cảm ánh sáng.
  • Đau bụng trên, ngay dưới xương sườn bên phải.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Khó thở do chất lỏng trong phổi.

Biến chứng tiền sản giật

Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Cụ thể:

  • Hạn chế tăng trưởng của thai nhi: Mẹ bị huyết áp cao làm hẹp các mạch máu trong tử cung và nhau thai, lúc này em bé có thể bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tăng trưởng chậm.
  • Sinh non: Thai phụ có nguy cơ sinh non trước tuần thứ 37. Sinh non có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho em bé, chẳng hạn như khó thở, khó bú, gặp các vấn đề về thị giác, thính giác, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.
  • Nhau bong non: Tiền sản giật cũng tăng nguy cơ nhau bong non, một tình trạng nguy hiểm khi nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi đến thời điểm sinh. Nhau bong non có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
  • Hội chứng HELLP: Một biến chứng nghiêm trọng khác của tiền sản giật với các triệu chứng tan máu, tăng men gan và số lượng tiểu cầu thấp. Hội chứng HELLP đe dọa tính mạng của mẹ và bé và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe suốt đời cho người mẹ. 
  • Sản giật: Đây là tình trạng hiếm gặp và có thể đe dọa đến tính mạng với các cơn co giật hoặc hôn mê sau tiền sản giật.
  • Tổn thương cơ quan khác: Tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tim, phổi, gan, thận, mắt. Mức độ tổn thương sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật.

Chẩn đoán tiền sản giật

Tiền sản giật thường được chẩn đoán bằng cách đo huyết áp và kiểm tra nước tiểu để tìm protein. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá các yếu tố đông máu, chức năng gan thận hoặc siêu âm để xem thai nhi có phát triển bình thường hay không.

Điều trị tiền sản giật

Mục tiêu chính của điều trị tiền sản giật là tập trung kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật và thời gian mang thai.

Điều trị tiền sản giật nhẹ

Ngay cả khi bị tiền sản giật nhẹ cũng cần phải điều trị để đảm bảo bệnh không diễn biến nặng hơn. Trong trường hợp nhẹ, thai nhi còn non tháng và mẹ có đủ kiến thức, điều kiện thì bác sĩ cho mẹ nghỉ ngơi, tự theo dõi huyết áp, cử động thai tại nhà và tái khám định kỳ để làm các xét nghiệm theo dõi.

Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo rằng những bệnh nhân ở tuần thai thứ 37 0/7 (259 ngày) được chẩn đoán bị tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật mà không có biểu hiện nghiêm trọng nên sinh con thay vì theo dõi.

Điều trị tiền sản giật nặng

Trong trường hợp huyết áp tăng cao, thai máy yếu và kèm theo các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như đau đầu dữ dội, rối loạn thị lực, đau thương vị, buồn nôn, nôn nhiều,... thì thai phụ cần phải nhập viện để các bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Các biện pháp điều trị tiền sản giật nặng bao gồm có:

  • Kiểm soát huyết áp: Sử dụng thuốc chẹn beta (Labetalol), thuốc chẹn kênh canxi (Nifedipine) hoặc thuốc giãn mạch (Hydralazine) để ổn định huyết áp.
  • Dự phòng co giật: Tiêm tĩnh mạch Magie sulfat.
  • Tiếp tục đánh đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi, sinh sớm nếu cần thiết.

Điều trị tiền sản giật

Phòng ngừa tiền sản giật

Không có cách nào đảm bảo có thể ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được, chẳng hạn như:

  • Giữ cân nặng khỏe mạnh
  • Ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Kiểm soát huyết áp
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Green Calcium Olympian Labs - Bổ sung canxi hữu cơ mát từ thực vật
Bán chạy
Bán chạy
Hộp 100 viên

Green Calcium Olympian Labs - Bổ sung canxi hữu cơ mát từ thực vật

510.000₫
(8)
Litho Plus Sanct Bernhard - Bổ sung canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ
Hộp 30 viên

Litho Plus Sanct Bernhard - Bổ sung canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ

330.000₫
Folic Acid Plus Iron Vitamins For Life - Bổ sung acid folic & sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu
Hộp 100 viên

Folic Acid Plus Iron Vitamins For Life - Bổ sung acid folic & sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu

250.000₫
NextG Cal - Canxi hữu cơ cho bà bầu & mẹ sau sinh
Hộp 60 viên

NextG Cal - Canxi hữu cơ cho bà bầu & mẹ sau sinh

330.000₫
5MTHF Multivitamin - Bổ sung acid folic, vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Hộp 30 viên

5MTHF Multivitamin - Bổ sung acid folic, vitamin và khoáng chất cho bà bầu

450.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng