Thai chậm phát triển trong tử cung
Thai chậm phát triển trong tử cung là gì?
Thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là khi thai nhi phát triển chậm hơn dự kiến so với tuổi thai, các chỉ số cân nặng, chiều cao hoặc kích thước các bộ phận thấp. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nếu thai nhi ngừng phát triển càng sớm sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu (thai nhi chết trước khi sinh).
Có 2 cách phân loại thai nhi chậm phát triển trong tử cung:
- IUGR đối xứng: Thai nhi có tốc độ phát triển kém như nhau ở đầu, bụng và xương dài.
- IUGR bất đối xứng: Thai nhi có tốc độ phát triển kém ở bụng, nội tạng, còn đầu và xương dài phát triển bình thường.
Nguyên nhân thai chậm phát triển trong tử cung
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến IUGR, bao gồm:
Các vấn đề về nhau thai
Nhau thai là cơ quan cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Các vấn đề về nhau thai như bong nhau thai hoặc nhau thai bám thấp có thể hạn chế lượng dinh dưỡng và oxy đến thai nhi.
- Nhau bong non: Tình trạng nhau thai bong ra khỏi thành tử cung, thường gây chảy máu, đau và co thắt tử cung, tất cả đều có thể gây hại cho thai nhi.
- Nhau tiền đạo: Nhau thai bám vào phần dưới của tử cung, gần hoặc che phủ cổ tử cung. Tình trạng này có thể gây chảy máu, đau và sinh non.
Các vấn đề về tử cung
Tử cung là nơi thai nhi phát triển, do đó khi tử cung có hình dạng bất thường hoặc tử cung có u xơ đều có thể cản trở sự phát triển của thai nhi.
- Tử cung có hình dạng bất thường: Hạn chế không gian dành cho thai nhi phát triển.
- U xơ tử cung: Các khối u này có thể gây đau, chảy máu và thậm chí chặn đường sinh.
Các vấn đề về sức khỏe của thai nhi
Trong trường hợp thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng, bất thường nhiễm sắc thể hoặc mang thai đôi, đôi ba cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển.
- Dị tật bẩm sinh: Là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng mà trẻ bị mắc phải khi sinh ra. Các dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể và có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.
- Nhiễm trùng: Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis, nhiễm virus Cytomegalovirus (CMV), Rubella, giang mai,... truyền từ mẹ sang thai nhi, gây nhiễm trùng và làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.
Các vấn đề về sức khỏe của mẹ
Trong quá trình mang thai mẹ bị huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường, lupus ban đỏ, thiếu máu, bệnh thận mãn tính, rối loạn đông máu, bệnh tự miễn,... cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, người mẹ có cân nặng thấp trước khi mang thai, tăng cân không đủ khi mang thai hoặc sống ở nơi có địa hình cao thường sinh con nhẹ kí hơn.
Các yếu tố lối sống
Thai nhi chậm phát triển trong tử cung cũng có thể xảy ra do lối sống không lành mạnh như:
- Hút thuốc: Điều này có thể làm giảm lượng máu đến tử cung và nhau thai, hạn chế cung cấp dinh dưỡng và oxy đến thai nhi.
- Sử dụng ma túy: Sử dụng ma túy có thể gây hại cho thai nhi theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, sử dụng cocaine có thể làm co thắt mạch máu, điều này có thể làm giảm lượng máu đến tử cung và nhau thai.
Dấu hiệu thai chậm phát triển trong tử cung
Hầu như mẹ bầu gặp phải tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung đều có không bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào biểu hiện ra bên ngoài. Bởi bệnh lý này xảy ra gây ra các triệu chứng bất thường cho thai nhi bên trong tử cung, chỉ có thể phát hiện thông qua khám thai.
Biến chứng của thai chậm phát triển trong tử cung
IUGR có thể dẫn đến nhiều biến chứng đối với thai nhi, bao gồm:
- Sinh non.
- Thai chết lưu.
- Vấn đề về hô hấp.
- Vấn đề về tim.
- Dị tật bẩm sinh.
- Các vấn đề về phát triển.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường.
Chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung
Một số phương pháp chẩn đoán chính:
Đo bề cao tử cung
Trước khi trẻ chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra sự phát triển của trẻ bằng cách đo bề cao tử cung (tính từ đầu xương mu đến đỉnh tử cung).
Cân nặng của mẹ
Việc mẹ tăng cân kém cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang chậm phát triển.
Siêu âm
Siêu âm là một xét nghiệm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thai nhi và tử cung. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ ước tính được cân nặng, chiều cao, kiểm tra lưu lượng nước ối hoặc kiểm tra lưu lượng máu đến nhau thai và qua dây rốn (Siêu âm Doppler).
Từ đó đánh giá sự phát triển của thai nhi và xác định xem trẻ có bị IUGR không thông qua khối lượng thai nhi nhẹ hơn tuổi, có ít nước ối xung quanh thai nhi, lưu lượng máu đến nhau thai, dây rốn thấp.
Xét nghiệm
Bác sĩ cũng có thể sử dụng các xét nghiệm khác để chẩn đoán IUGR như:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề về sức khỏe khác có thể gây ra IUGR.
- Theo dõi nhịp tim và chuyển động của thai nhi: Nếu nhịp tim bất thường, thai nhi ít cử động có thể là dấu hiệu của IUGR.
- Chọc ối: Xác định nguyên nhân bẩm sinh của IUGR.
Để đánh giá đầy đủ hơn, bác sĩ sẽ hỏi khai thác thêm một số thông tin khác như tiền sử bệnh, nhiễm trùng gần đây, tiền sử sử dụng thuốc, thuốc lá, rượu bia, phơi nhiễm với chất độc hại.
Điều trị thai chậm phát triển trong tử cung
Điều trị IUGR phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Trong một số trường hợp, không cần điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, điều trị có thể cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ.
Các phương pháp điều trị IUGR có thể bao gồm:
- Tăng cường giám sát: Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng của thai nhi trong các lần khám thai.
- Nghỉ ngơi tại giường: Nghỉ ngơi tại giường có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai.
- Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung dinh dưỡng có thể giúp đảm bảo rằng mẹ nhận được đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
- Thuốc: Thuốc có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về sức khỏe của mẹ có thể gây ra IUGR, chẳng hạn như thuốc điều trị huyết áp cao hoặc tiểu đường.
- Sinh sớm: Trong trường hợp thai nhi ngừng phát triển, gặp vấn đề về nhau thai, lưu lượng máu, tình trạng của mẹ hoặc thai nhi xấu đi thì bác sĩ có thể chỉ định kích thích chuyển dạ sớm.
Phòng ngừa thai chậm phát triển trong tử cung
Không có biện pháp nào có thể để đảm bảo ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai mẹ nên chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng của bản thân và không nên hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với chất độc hại. Hơn nữa, đừng bỏ qua các lần khám thai định kỳ để đảm bảo theo dõi sát sao sự phát triển khỏe mạnh của các bé yêu.
>> Có thể bạn quan tâm: Review 5 sữa tăng cân cho thai nhi tháng cuối hiệu quả
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.