Tiểu Đường Tuýp 2: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Tiểu đường tuýp 2 là gì?
  • Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Lười vận động
  • Tiền sử gia đình
  • Tuổi tác
  • Chủng tộc
  • Khác
  • Thuốc điều trị
  • Thay đổi lối sống

Tiểu đường tuýp 2

14/03/2024
Tiểu đường tuýp 2 là gì? Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không? Tất cả sẽ được giải đáp qua nội dung bên dưới đây.
Mục lục
  • Tiểu đường tuýp 2 là gì?
  • Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Lười vận động
  • Tiền sử gia đình
  • Tuổi tác
  • Chủng tộc
  • Khác
  • Thuốc điều trị
  • Thay đổi lối sống

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 hay đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, xảy ra khi cơ thể không đáp ứng tốt với insulin (kháng insulin) hoặc insulin không sản xuất đủ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến là trung niên và người lớn tuổi.

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân chính xác gây ra tiểu đường type 2 vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng người ta tin rằng một số yếu tố như thừa cân, béo phì, lười vận động,... có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Thừa cân hoặc béo phì

Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người béo phì (BMI từ 30 trở lên) có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao gấp 80 lần so với với những người có chỉ số BMI dưới 22. Thừa cân, béo phì gây ra những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Những thay đổi này khiến cho mô mỡ giải phóng các phân tử chất béo vào máu, ảnh hưởng đến các tế bào phản ứng với insulin và làm giảm độ nhạy insulin.

Bên cạnh đó, người bị béo bụng (vòng eo ≥ 80 cm ở nữ, ≥ 90 cm ở nam) cũng khiến cho cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin.

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

Lười vận động

Lười vận động làm giảm độ nhạy insulin, khiến cơ thể khó khăn hơn trong việc kiểm soát lượng glucose trong máu. Theo thống kê, những người ít vận động có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn gấp ba lần so với những người vận động thường xuyên.

Tiền sử gia đình

Nếu trong gia đình có cha mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Trường hợp cha hoặc mẹ mắc tiểu đường type 2 thì có nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường là 15-20%. Mặt khác, cả cha và mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ di truyền bệnh là 75%.

Tuổi tác

Nguy cơ mắc tiểu đường type 2 tăng lên theo tuổi tác, nguyên nhân có thể do quá trình lão hóa làm giảm khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Ngoài ra, người già cũng có thể gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng và vận động thường xuyên, khiến nguy cơ mắc tiểu đường type 2 càng tăng lên.

Chủng tộc

Người Mỹ gốc Phi, thổ dân Alaska, người Mỹ gốc Ấn Độ, người Mỹ gốc Á, người gốc Tây Ban Nha/Latino, người Hawaii bản địa hoặc người Mỹ gốc đảo Thái Bình Dương có nhiều khả năng bị kháng insulin.

Khác

Người mắc tiền tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc hút thuốc lá nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2

Trong giai đoạn đầu, tiểu đường type 2 thường không có triệu chứng rõ ràng. Trên thực tế, nhiều người đã sống chung với bệnh này trong nhiều năm mà không hề hay biết cho đến khi bệnh tiến triển. Lúc này, bệnh gây ra các triệu chứng thường gặp sau:

  • Thèm ăn và khát nước nhiều: Cơ thể không thể sử dụng glucose để sản xuất năng lượng nên người bệnh sẽ cảm thấy đói và khát nước nhiều hơn bình thường.
  • Tiểu nhiều: Xảy ra do uống nước nhiều và cơ thể cố gắng loại bỏ glucose dư thừa qua nước tiểu.
  • Cực kỳ mệt mỏi: Lượng đường trong máu cao làm ảnh hưởng đến khả năng cơ thể đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng hoạt động cho tế bào.
  • Gầy và sụt cân nhanh: Insulin không đủ sẽ ngăn cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Khi điều này xảy ra, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ để lấy năng lượng, làm giảm trọng lượng tổng thể.
  • Cơ thể không có đủ năng lượng để hoạt động dẫn đến tình trạng mệt mỏi.
  • Vết thương lâu lành: Khi lượng glucose cao trong máu ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, khiến các vết thương trở nên khó lành và dễ nhiễm trùng.
  • Triệu chứng khác: Mờ mắt, tê hoặc ngứa ran tay chân, da sẫm màu bất thường.

Nếu bạn có những triệu chứng trên, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 2.

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2

Biến chứng tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng trên cơ thể như tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Các biến chứng phổ biến bao gồm:

  • Biến chứng tim mạch: Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Biến chứng thần kinh: Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm tổn thương hoặc phá hủy dây thần kinh. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ran, tê, nóng rát, đau, cuối cùng là mất cảm giác, thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên.
  • Biến chứng thận: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể chữa khỏi. Điều đó có thể cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
  • Biến chứng mắt: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, đồng thời có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc, có khả năng dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng bàn chân đái tháo đường: Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy tê buốt chân, sau đó mất dần cảm giác. Khi xuất hiện tổn thương, các vết thương này thường dễ nhiễm trùng, chậm lành, có thể lan rộng gây hoại tử và phải cắt cụt.

Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán dựa trên trên xét nghiệm glucose trong máu:

  • Xét nghiệm HbA1c
  • Xét nghiệm đường huyết khi đói
  • Xét nghiệm đường huyết bất kỳ
  • Nghiệm pháp glucose đường uống
Tên xét nghiệm Chỉ số đường huyết
Bình thường Tiền tiêu đường Bệnh tiểu đường
Test Glucose huyết tương lúc đói (FPG) < 100 mg/dL (<5,6 mmol/L) 100 đến 125 mg/dL (5,6 -> 6,9 mmol/L)

> 126 mg/dL (≥7 mmol/L)
Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose (test OGTT) < 140mg/dL (< 7,8mmol/L) 140 đến 199 mg/dL (27.8- 11 mmol/L) > 200 mg/dL (≥ 11,1 mmol/L)
Xét nghiệm đường huyết bất kỳ Không áp dụng Không áp dụng > 200 mg/dL (≥11,1 mmol/L)

Điều trị tiểu đường tuýp 2

"Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?" Câu trả lời là hiện nay, không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, kết hợp giữa thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp hạn chế bệnh tiến triển nặng, kéo dài tuổi thọ.

Thuốc điều trị

Thuốc là phương pháp điều trị chính cho tiểu đường type 2. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm:

  • Thuốc tăng độ nhạy với insulin: Nhóm Biguanid (Metformin), Nhóm Thiazolidinedione (Rosiglitazone, Pioglitazone)
  • Thuốc tăng tiết insulin: Nhóm Sulfonylurea (Gliclazide, Glimepiride), nhóm Meglitinides (Repaglinide, Nateglinide), thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 (Liraglutide, Semaglutide, Exenatide), thuốc tiểu đường ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 (Sitagliptin, Saxagliptin, Linagliptin và Alogliptin)
  • Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột: Thuốc ức chế men alpha – glucosidase (Acarbose, Miglitol), thuốc ức chế SGLT2 (Canagliflozin, Dapagliflozin, Empagliflozin).
  • Insulin: Insulin tác dụng nhanh, Insulins tác dụng kéo dài, Insulins trộn.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể (bệnh mắc kèm, chi phí, tác dụng phụ,...), bác sĩ đưa ra các loại thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tái khám định kỳ để kiểm soát lượng đường tốt trong máu và phát hiện các sớm các biến chứng (nếu có).

Điều trị tiểu đường tuýp 2

Thay đổi lối sống

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc điều trị tiểu đường tuýp 2. Người bệnh nên tập trung vào việc ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít đường và chất béo như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và thịt gà, cá.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột như bánh mì, bánh kẹo, nước ngọt và đồ chiên rán. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng glucose trong máu và giảm nguy cơ mắc các biến chứng của tiểu đường type 2.

Tập luyện thể dục

Để duy trì sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát lượng glucose trong máu tốt hơn, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên tập thói quen vận động hàng ngày, ví dụ như đi bộ thay vì sử dụng thang máy, đi bộ xung quanh công viên vào buổi tối hay tham gia các hoạt động ngoài trời vào cuối tuần.

Kiểm soát cân nặng

Giảm cân sẽ giúp cải thiện chỉ số đường huyết, huyết áp và cholesterol.

>> Có thể bạn quan tâm: Review 10 sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường

Phòng ngừa tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, giảm lượng đường tiêu thụ, duy trì cân nặng khỏe mạnh, tạo thói quen tập thể dục và hạn chế rượu bia chất kích thích. Bên cạnh đó, stress cũng có mối tương quan với béo phì và tiểu đường, do đó nên áp dụng thêm các biện pháp giải tỏa căng thẳng như thiền, nghe nhạc, thưởng trà, suy nghĩ tích cực,...

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Máy đo đường huyết Onetouch Ultra Plus Flex
Hộp 1 máy

Máy đo đường huyết OneTouch Ultra Plus Flex

1.700.000₫
Nutricare Blood Sugar - Hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết
Chai 60 viên

Nutricare Blood Sugar - Hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết

580.000₫
Mason Natural Cinnamon 1000mg - Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Hộp 100 viên

Mason Natural Cinnamon 1000mg - Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

395.000₫
Advanced Glucose Support Olympian Labs - Hỗ trợ ổn định đường huyết
Freeship
Freeship
Hộp 60 viên

Advanced Glucose Support Olympian Labs - Hỗ trợ ổn định đường huyết

510.000₫
Sữa hoàng gia Úc Royal AUSNZ Diabetic Formula Milk Powder dành cho người tiểu đường
Hộp 20 gói

Sữa hoàng gia Úc Royal AUSNZ Diabetic Formula Milk Powder dành cho người tiểu đường

890.000₫
Đường cỏ ngọt UniViva - Dành cho người tiểu đường, người ăn kiêng đường
Hộp 50 gói

Đường cỏ ngọt UniViva - Dành cho người tiểu đường, người ăn kiêng đường

50.000₫
(1)
Diabetone Original Vitabiotics - Hỗ trợ giảm nguy cơ đái tháo đường
Hộp 30 viên

Diabetone Original Vitabiotics - Hỗ trợ giảm nguy cơ đái tháo đường

368.000₫
Cinnamon Capsules Sanct Bernhard - Hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết
Hộp 60 viên

Cinnamon Capsules Sanct Bernhard - Hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết

430.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng