Gút (Gout): Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Gút (Gout) là gì?
  • Nguyên nhân gây ra bệnh gút (gout)
  • Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút
  • Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút (gout)
  • Biến chứng của bệnh gút (gout)
  • Chẩn đoán bệnh gút (gout)
  • Điều trị bệnh gút (gout)
  • Điều trị không dùng thuốc
  • Điều trị dùng thuốc

Gút (Gout)

- Ngày đăng:12/03/2024
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị bệnh gút, cũng như những điều cần kiêng kỵ khi bị bệnh này.
Mục lục
  • Gút (Gout) là gì?
  • Nguyên nhân gây ra bệnh gút (gout)
  • Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút
  • Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút (gout)
  • Biến chứng của bệnh gút (gout)
  • Chẩn đoán bệnh gút (gout)
  • Điều trị bệnh gút (gout)
  • Điều trị không dùng thuốc
  • Điều trị dùng thuốc

Gút (Gout) là gì?

Gút (gout) hay thống phong là một bệnh lý liên quan đến sự tích tụ của các tinh thể urat trong khớp gây ra các triệu chứng sưng viêm, đau nhức. Đây là một trong những bệnh lý về khớp phổ biến nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 1-2% dân số toàn cầu. Bệnh gút có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường xuất hiện ở nam giới sau tuổi 40 và ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh gút (gout)

Bệnh gút gây ra do sự tích tụ của tinh thể urat trong các khớp. Tinh thể này được hình thành từ axit uric, đây là chất chuyển hóa tự nhiên của các chất chứa nhân purin. Khi mức độ axit uric trong máu cao do tiêu thụ quá trình thực phẩm chứa purine hoặc thận không bài tiết axit uric, nó có thể tạo thành các tinh thể sắc nhọn gây ra viêm và đau nhức. Lưu ý, không phải ai có nồng độ acid uric cao cũng có mắc bệnh gout.

Nguyên nhân gây ra bệnh gút (gout)

Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền có vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh gút. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh gút, khả năng bạn cũng sẽ bị bệnh này cao hơn so với những người không có tiền sử bệnh gút trong gia đình.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới, do nữ giới mắc bệnh muộn hơn, thường sau thời kỳ mãn kinh.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống giàu purine có thể làm tăng mức độ axit uric trong máu, gây ra bệnh gút. Purine là một chất có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong các loại thịt đỏ, hải sản và rượu. Do đó, việc ăn uống quá nhiều các loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Khiến cho cơ thể sản xuất nhiều acid uric hơn.
  • Bệnh lý: Người mắc bệnh lý tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, bệnh thận mạn tính,... có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn người bình thường.
  • Thuốc: Sử dụng một số thuốc lợi tiểu, Aspirin liều thấp, Niacin, Cyclosporine có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút (gout)

Ban đầu, bệnh gút thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi các tinh thể urat tích tụ trong các khớp có thể gây ra các triệu chứng đau nhức và sưng tại các khớp, thường là ở ngón tay cái, ngón chân và khớp gối. Cụ thể:

Giai đoạn Triệu chứng
Giai đoạn 1 (Axit uric cao) Giai đoạn không triệu chứng, lúc này chỉ có nồng độ acid uric máu tăng vẫn chưa hình thành tinh thể.
Giai đoạn 2 (Khởi phát cấp) Các tinh thể lắng đọng, gây viêm khớp cấp tính, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức khớp dữ dội. Da xung quanh khớp bị đỏ và nóng lên.
Các cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Giai đoạn 3 (Giai đoạn gout mãn tính) Giai đoạn không triệu chứng giữa các đợt gout cấp tính.
Giai đoạn 4 (Gout tiến triển) Hình thành tophi (giả u), các đợt gout cấp tính xảy ra thường xuyên và giữa các đợt người bệnh cũng cảm thấy đau.

Biến chứng của bệnh gút (gout)

Nếu không được điều trị trong một thời gian dài, bệnh gút (gout) phát triển có thể làm tổn thương xương, mô mềm, gây biến dạng khớp. Bên cạnh đó, sự lắng đọng tinh thể urat còn làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến thận, tim mạch như sỏi thận, bệnh thận mãn tính, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết.

Biến chứng của bệnh gút (gout)

Chẩn đoán bệnh gút (gout)

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh gút dựa trên bệnh sử, khám thực thể và kết quả của một số xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:

  • Xét nghiệm dịch khớp: Đây là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh gút. Bác sĩ sẽ rút chất lỏng từ (các) khớp bị đau và kiểm tra nó dưới kính hiển vi để tìm tinh thể axit uric.
  • Xét nghiệm máu acid uric máu: Đo nồng độ acid uric máu.
  • Xét nghiệm AU niệu 24 giờ: Theo dõi tình trạng bài tiết acid uric của thận.
  • Xét nghiệm chức năng thận: Xem bệnh đã biến chứng thận hay chưa.
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ và chụp CT giúp hình dung các tinh thể axit uric trong khớp.

Điều trị bệnh gút (gout)

Để điều trị bệnh gút, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:

Điều trị không dùng thuốc

Khi bị cơn gút tấn công, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách:

  • Tránh uống rượu và đồ uống ngọt.
  • Uống nhiều nước.
  • Nâng cao các khớp bị ảnh hưởng lên trên mức tim thường xuyên.
  • Chườm lạnh lên khớp trong 15-20 phút mỗi lần, vài lần một ngày.
  • Hạn chế tập thể dục hoặc hoạt động thể chất cường độ cao.

Điều trị bệnh gút (gout)

Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc chống viêm giảm đau: Để giảm đau và viêm do gout tấn công, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Naproxen. Bên cạnh NSAID, bác sĩ có thể kê Colchicin để giảm viêm, đau khi bị bệnh gout tấn công.
  • Thuốc ức chế sản xuất axit uric: Giúp giảm mức độ axit uric trong máu và ngăn ngừa tích tụ tinh thể urate trong các khớp.
  • Thuốc tiết axit uric: Giúp loại bỏ axit uric dư thừa trong cơ thể và giảm nguy cơ tái phát bệnh gút.

>> Có thể bạn quan tâm: Review 10 sản phẩm hỗ trợ trị bệnh gout

Phòng ngừa bệnh gút

Để giảm nguy cơ mắc bệnh gút hoặc làm giảm tình trạng của bệnh, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Hạn chế tiêu thụ purine: Như đã đề cập ở trên, chế độ ăn uống giàu purine có thể làm tăng mức độ axit uric trong máu và gây ra bệnh gút. Do đó, bạn nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, hải sản và rượu.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước có thể giúp loại bỏ các chất thải trong cơ thể, bao gồm cả axit uric. Nếu bạn uống ít nước, mức độ axit uric trong máu có thể tăng cao và dẫn đến tích tụ và gây ra bệnh gút.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp duy trì cân bằng cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Bạn có thể lựa chọn các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga để duy trì sức khỏe và giảm căng thẳng cho cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người béo có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn so với những người có cân nặng bình thường. Do đó, kiểm soát cân nặng là một yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh gút.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
Tags:

Sản phẩm liên quan

Forgout - Phòng và điều trị bệnh Gout hiệu quả
Hộp 30 viên

Forgout 20mg Dược phẩm TW3 - Phòng và hỗ trợ điều trị Gout

395.000₫
Gout Aid Vitamins For Life - Xua tan nỗi lo bệnh Gout
Hộp 30 viên

Gout Aid Vitamins For Life - Xua tan nỗi lo bệnh Gout

400.000₫
Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do Gout
Hộp 60 viên

Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do Gout

159.000₫
Go Celery 16000 Go Healthy - Hỗ trợ giảm acid uric, sưng đau do gout
Hộp 60 viên

Go Celery 16000 Go Healthy - Hỗ trợ giảm acid uric, sưng đau do gout

750.000₫
Gel bôi giảm đau xương khớp Full Flex - Hỗ trợ điều trị viêm khớp, gout
Hoàng Thống Phong Platinum - Hỗ trợ giảm acid uric, sưng khớp do gout
Hộp 60 viên

Hoàng Thống Phong Platinum - Hỗ trợ giảm acid uric, sưng khớp do gout

450.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng