Suy Giáp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Suy giáp là gì?
  • Nguyên nhân gây suy giáp
  • Triệu chứng của suy giáp
  • Chẩn đoán suy giáp
  • Điều trị suy giáp
  • Biến chứng của suy giáp
  • Câu hỏi liên quan

Suy giáp

- Ngày đăng:18/03/2024
Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Khi hormone tuyến giáp sản xuất không đủ (suy giáp) sẽ gây ra hàng loạt các rối loạn trong cơ thể, từ các biểu hiện mệt mỏi, tăng cân, táo bón đến các vấn đề tim mạch, thần kinh và sinh sản.
Mục lục
  • Suy giáp là gì?
  • Nguyên nhân gây suy giáp
  • Triệu chứng của suy giáp
  • Chẩn đoán suy giáp
  • Điều trị suy giáp
  • Biến chứng của suy giáp
  • Câu hỏi liên quan

Suy giáp là gì?

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, dẫn đến việc sản xuất hormone tuyến giáp không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, bao gồm T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine). Bệnh thường gặp phổ biến ở người lớn tuổi (>65 tuổi), người mắc bệnh tự miễn (tiểu đường tuýp 1, bệnh Celiac, hội chứng Downs, hội chứng Turners) hoặc đang điều trị các bệnh lý vùng đầu cổ.

Nguyên nhân gây suy giáp

Suy giáp có thể được phân loại thành hai loại chính, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

Suy giáp nguyên phát

Suy giáp nguyên phát xảy ra khi tuyến giáp bị tổn thương trực tiếp, làm giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp. Một số nguyên nhân phổ biến gây suy giáp nguyên phát bao gồm:

  • Viêm tuyến giáp tự miễn (bệnh Hashimoto): Đây là một tình trạng tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tạo ra các protein - kháng thể kháng peroxidase tuyến giáp (kháng thể kháng TPO) - dẫn đến viêm tuyến giáp
  • Phẫu thuật tuyến giáp: Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có thể dẫn đến suy giáp. 
  • Xạ trị: Xạ trị vào cổ hoặc ngực có thể làm tổn thương tuyến giáp và gây suy giáp.
  • Thuốc: Methimazole, Propylthiouracil là một số loại thuốc được dùng để điều trị cường giáp, có thể làm giảm hormone tuyến giáp dẫn đến suy giáp.
  • Thiếu Iốt: Nếu cơ thể không nhận đủ iốt trong chế độ ăn uống sẽ không thể tạo ra đủ hormone tuyến giáp. Trong tình huống này, các tế bào tuyến giáp hoạt động hết công suất để cố gắng tạo ra nhiều hơn.
  • Suy giáp tạm thời: Viêm tuyến giáp bán cấp có thể làm cho nồng độ hormone tuyến giáp cao hoặc thấp bất thường, nhưng không kéo dài vĩnh viễn.
  • Viêm tuyến giáp Riedel: Mô sẹo thay thế mô tuyến giáp khỏe mạnh và các mô sẹo này không thể sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Suy giáp bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra đã có tuyến giáp hoạt động kém hoặc kém phát triển.

Nguyên nhân gây suy giáp

Suy giáp thứ phát

Suy giáp thứ phát xảy ra khi có tổn thương ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, dẫn đến giảm sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH là hormone được tuyến yên tiết ra để kích thích tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp. Suy giáp thứ phát thường là kết quả của:

  • U tuyến yên: U tuyến yên có thể chèn ép hoặc phá hủy các tế bào sản xuất TSH trong tuyến yên, dẫn đến giảm sản xuất TSH và suy giáp.
  • Tổn thương vùng dưới đồi: Vùng dưới đồi là một vùng nhỏ của não nằm gần tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra hormone giải phóng TSH (TRH), kích thích tuyến yên sản xuất TSH. Tổn thương vùng dưới đồi có thể dẫn đến giảm sản xuất TRH và suy giáp thứ phát.
  • Thuốc: Hormone tăng trưởng, Somatostatin, Bexarotene, Morphine, một số Corticosteroid cũng có thể làm ảnh hưởng đến con đường truyền tín hiệu từ hệ thần kinh đến tuyến giáp.

Triệu chứng của suy giáp

Triệu chứng của suy giáp có thể rất đa dạng và không rõ ràng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Khi nồng độ hormone tuyến giáp trong máu giảm, các mô và cơ quan khác nhau trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, gây ra một loạt các triệu chứng. Ở người lớn, các triệu chứng phổ biến nhất của suy giáp bao gồm:

  • Trao đổi chất chung: Tăng cân, không thể chịu được nhiệt độ lạnh hoặc cảm thấy lạnh khi người khác không lạnh, mệt mỏi.
  • Triệu chứng thần kinh: Suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm, lo lắng, hội chứng ống cổ tay và các hội chứng chèn ép dây thần kinh khác, khàn tiếng, giảm vị giác, thị lực hoặc thính giác.
  • Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim chậm, huyết áp thấp.
  • Triệu chứng cơ xương khớp: Yếu cơ, chuột rút, đau khớp.
  • Triệu chứng tiêu hóa: Táo bón.
  • Triệu chứng sinh dục: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục, vô sinh hiếm muộn, tiết nhiều sữa.
  • Cầm máu và huyết học: Chảy máu, mệt mỏi.
  • Da và tóc: Da khô, rụng tóc.
  • Điện giải và chức năng thận: Suy giảm chức năng thận.

Triệu chứng của suy giáp

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, suy giáp có thể biểu hiện với các triệu chứng chậm phát triển thể chất và trí tuệ, bao gồm:

  • Tăng trưởng kém, tầm vóc thấp.
  • Chậm phát triển răng.
  • Dậy thì muộn.
  • Trí nhớ kém và khó học tập.

Chẩn đoán suy giáp

Chẩn đoán suy giáp dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu giúp đo nồng độ hormone tuyến giáp T4, T3 và TSH trong máu. Các xét nghiệm máu khác cũng có thể được yêu cầu để xác định nguyên nhân gây suy giáp, chẳng hạn như xét nghiệm kháng thể tuyến giáp tự miễn hoặc xét nghiệm hình ảnh tuyến giáp.

Điều trị suy giáp

Mục tiêu điều trị suy giáp là bổ sung hormone tuyến giáp để khôi phục lại nồng độ hormone tuyến giáp trong máu về mức bình thường và cải thiện các triệu chứng suy giáp. Levothyroxine là thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị suy giáp. Levothyroxine là một dạng tổng hợp của hormone T4. Khi uống, Levothyroxine sẽ được chuyển hóa thành T3 trong cơ thể và giúp cải thiện các triệu chứng suy giáp.

Liều Levothyroxine cần thiết để điều trị suy giáp khác nhau tùy thuộc vào từng người bệnh, dựa trên mức độ suy giáp, cân nặng và đáp ứng với điều trị. Thuốc Levothyroxine thường được uống một lần mỗi ngày vào buổi sáng, lúc bụng đói. Nồng độ hormone tuyến giáp trong máu sẽ được theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị để đảm bảo rằng nồng độ hormone tuyến giáp được duy trì ở mức bình thường và các triệu chứng suy giáp được cải thiện.

Phác đồ điều trị suy giáp

Biến chứng của suy giáp

Nếu suy giáp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Bướu cổ: Suy giáp kéo dài có thể dẫn đến sự phì đại của tuyến giáp, tạo thành bướu cổ.
  • Vấn đề về tim mạch: Suy giáp làm tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL), có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và tăng nguy cơ suy tim.
  • Vô sinh: Suy giáp ở phụ nữ có thể gây vô sinh hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Rối loạn thần kinh: Suy giáp kéo dài có thể dẫn đến các rối loạn thần kinh, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay hoặc bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Hôn mê phù niêm: Dạng suy giáp nghiêm trọng nhất, rất hiếm gặp. Lúc đầu người bệnh sẽ không dung nạp lạnh và buồn ngủ, sau đó là thiếu năng lượng trầm trọng, cuối cùng là bất tỉnh.

Câu hỏi liên quan

Câu 1: Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Bệnh suy giáp không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chủ yếu kiểm soát triệu chứng bệnh bằng việc sử dụng thuốc làm tăng hormone tuyến giáp. 

Câu 2: Bệnh suy giáp sống được bao lâu?

Với việc tuân thủ điều trị, hầu hết người bệnh suy giáp đều không thấy giảm tuổi thọ đáng kể.

Câu 3: Bệnh suy giáp có phải mổ không?

Bệnh suy giáp rất ít khi cần phải mổ. Trong một số trường hợp, suy giáp biến chứng thành bướu cổ và gây các tình trạng khó nuốt, khó thở thì có thể cần phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Ích Giáp Vương Platinum - Hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp và bướu cổ lành tính
Hộp 30 viên

Ích Giáp Vương Platinum - Hỗ trợ điều trị bướu cổ lành tính

280.000₫
Ích Giáp Vương - Hỗ trợ điều trị bệnh lý tuyến giáp
Hộp 30 viên

Ích Giáp Vương - Hỗ trợ điều trị bệnh lý tuyến giáp

210.000₫
Ageloss Thyroid Support - Ngăn ngừa cường giáp, suy tuyến giáp, bướu tuyến giáp
Freeship
Freeship
Chai 60 viên

Ageloss Thyroid Support - Ngăn ngừa cường giáp, suy tuyến giáp, bướu tuyến giáp

1.800.000₫
Thyro Active Vitamins For Life - Bảo vệ và tăng cường chức năng tuyến giáp
Hộp 30 viên

Thyro Active Vitamins For Life - Bảo vệ và tăng cường chức năng tuyến giáp

490.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng