Lạc Nội Mạc Tử Cung: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Lạc nội mạc tử cung là gì?
  • Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung
  • Dấu hiệu, triệu chứng của lạc nội mạc tử cung
  • Đau dữ dội vùng xương chậu
  • Ra máu nhiều khi kinh nguyệt
  • Các triệu chứng khác
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Thuốc giảm đau
  • Liệu pháp hormone
  • Phẫu thuật
  • Điều trị vô sinh
  • Câu 1: Lạc nội mạc tử cung kiêng ăn gì?
  • Câu 2: Lạc nội mạc tử cung có gây ung thư không?
  • Câu 3: Lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Lạc nội mạc tử cung

- Ngày đăng:05/04/2024
Lạc nội mạc tử cung thường có liên quan đến tình trạng đau bụng dữ dội vùng xương chậu, đặc biệt trong khi hành kinh. Không những làm giảm chất lượng cuộc sống, bệnh lý này còn làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi lạc nội mạc tử cung nhưng có thể làm giảm triệu chứng của bệnh bằng cách dùng thuốc và đôi khi cần phẫu thuật.
Mục lục
  • Lạc nội mạc tử cung là gì?
  • Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung
  • Dấu hiệu, triệu chứng của lạc nội mạc tử cung
  • Đau dữ dội vùng xương chậu
  • Ra máu nhiều khi kinh nguyệt
  • Các triệu chứng khác
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Thuốc giảm đau
  • Liệu pháp hormone
  • Phẫu thuật
  • Điều trị vô sinh
  • Câu 1: Lạc nội mạc tử cung kiêng ăn gì?
  • Câu 2: Lạc nội mạc tử cung có gây ung thư không?
  • Câu 3: Lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là sự hiện diện của các tổn thương mô hoặc nốt sần, tương tự về mặt mô học với nội mạc tử cung nhưng ở các vị trí bên ngoài tử cung. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các mô này có thể phát triển trên các cơ quan khác trong ổ bụng như buồng trứng, vòi trứng, ruột, bàng quang, đại tràng,...

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh lý này ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ và trẻ em trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới.

Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng phát triển tình trạng này, bao gồm:

  • Di truyền: Theo nghiên cứu, di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng nguy cơ phát triển lạc nội mạc tử cung. Nếu có mẹ, bà hoặc chị em gái mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
  • Kinh nguyệt ngược dòng: Kinh nguyệt chảy ngược vào ống dẫn trứng và ổ bụng có thể mang các tế bào nội mạc tử cung đến các vị trí khác trong cơ thể, gây ra lạc nội mạc tử cung.
  • Dị sản tế bào: Các tế bào bên ngoài tử cung thay đổi thành các tế bào giống nội mạc tử cung và bắt đầu phát triển.
  • Hormone: Nồng độ hormone estrogen tăng cao có thể khiến cho mô nội mạc tử cung phát triển bất thường.
  • Biến chứng sẹo phẫu thuật: Các tế bào nội mạc tử cung có thể bám vào những mô sẹo từ các vết cắt sau phẫu thuật, chẳng hạn như sinh mổ.
  • Yếu tố khác: Dậy thì sớm, chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc kéo dài, chưa mang thai bao giờ, mãn kinh muộn, chỉ số khối cơ thể thấp, viêm vùng chậu, hệ thống miễn dịch gặp vấn đề bất thường, tiếp xúc với chất độc hại,... cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển lạc nội mạc tử cung.

Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung

Dấu hiệu, triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí của mô lạc chỗ và mức độ nghiêm trọng. Các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến bao gồm có:

Đau dữ dội vùng xương chậu

Đau bụng là triệu chứng chính của lạc nội mạc tử cung, thường xảy ra trước và trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc bất cứ lúc nào trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Đau có thể lan ra khắp vùng bụng, vùng lưng và gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Một số còn bị đau khi quan hệ tình dục hoặc khi đi vệ sinh.

Ra máu nhiều khi kinh nguyệt

Máu kinh nguyệt có thể có màu đỏ tươi hoặc nâu đậm và có thể xuất hiện nhiều hơn thông thường. Điều này xảy ra do các tế bào nội mạc tử cung ở vị trí lạc chỗ cũng sẽ phản ứng với sự thay đổi của hormone.

Các triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng trên, lạc nội mạc còn có thể gây ra các vấn đề khác như:

  • Ra máu giữa các kỳ kinh.
  • Đau vùng chậu mãn tính.
  • Đầy hơi hoặc buồn nôn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Mệt mỏi.
  • Lo lắng.
  • Trầm cảm.
  • Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ.
  • Máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
  • Khó thụ thai hoặc vô sinh.

Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác nên bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Dấu hiệu, triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung

Lâm sàng

  • Các triệu chứng mà người bệnh gặp phải như đau vùng chậu mãn tính, chảy máu nhiều trong kỳ kinh,...
  • Tiền sử bệnh và về lần mang thai trước đó (nếu có).
  • Tiền sử gia đình xác định xem có người thân mắc nội mạc tử cung hay không.
  • Khám vùng chậu để phát hiện các khối u hoặc mô sẹo bất thường.

Cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, siêu âm để xác định vị trí của mô lạc chỗ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Phương pháp điều trị nội mạc tử cung sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, kế hoạch mang thai, tuổi tác, hiệu quả, tác dụng phụ, độ an toàn, chi phí. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

Thuốc giảm đau

Một số thuốc giảm đau như Acetaminophen và thuốc kháng viêm không steroid NSAIDS (Ibuprofen, Naproxen,...) sẽ được sử dụng để giảm đau vùng xương chậu và đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung.

Liệu pháp hormone

Tương tự như niêm mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung thường phản ứng với estrogen và progesterone, hai hormone kiểm soát chu kinh nguyệt. Sự tăng giảm của các hormone này trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cho mô lạc nội mạc tử cung dày lên, vỡ ra và chảy máu.

Do đó, liệu pháp hormone (sử dụng thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc làm giảm sản xuất hormone) sẽ được áp dụng để làm ngăn chặn hoạt động của lạc nội mạc tử cung, giảm số ngày chảy máu và các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

  • Tránh thai nội tiết: Miếng dán, vòng âm đạo, thuốc tiêm ngừa thai, vòng tránh thai, thuốc tránh thai đường uống chứa estrogen hoặc phối estrogen và progesterone.
  • Chất chủ vận và chất đối kháng hormone giải phóng Gonadotropin (GnRH): Leuprorelin, Cetrorelix có khả năng ngăn chặn các tín hiệu từ tuyến yên xuống buồng trứng gây kích thích sản xuất estrogen.
  • Liệu pháp Progestin: Progestin hay hormone giống progesterone, là một trong những thành phần được tìm thấy trong phương pháp điều trị kết hợp estrogen/progestin hoặc sử dụng Progestin đơn thuần cũng có hiệu quả trong điều trị lạc nội mạc tử cung.
  • Chất ức chế Aromatase: Anastrozole, Letrozole và Exemestane có tác dụng ức chế Aromatase chuyển hóa các hormone khác thành estrogen.
  • Danazol: Đây androgen tổng hợp (nội tiết tố nam) có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất các hormone. Trong khi dùng thuốc này để điều trị các triệu chứng lạc nội mạc tử cung, người bệnh sẽ thỉnh thoảng có kinh nguyệt hoặc có thể ngừng hoàn toàn.

Lưu ý, liệu pháp hormone dùng cho những bệnh nhân chưa có mong muốn mang thai. Các loại thuốc được đề cập đều có những tác dụng phụ nhất định như tăng cân, đầy hơi, trầm cảm,... Do đó, không nên tự ý sử dụng mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể để nghị bệnh nhân nên phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương lạc nội mạc tử cung, các vết dính và mô sẹo. Điều này sẽ giúp giảm đau, làm chậm hoặc ngăn chặn bệnh tiến triển, cải thiện sức khỏe sinh sản.

Phương pháp phẫu thuật phổ biến là nội soi ổ bụng. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi có chứa camera độ phân giải cao vào cơ thể thông qua một vết rạch rất nhỏ trên bụng. Sau khi xác định được vị trí mô lạc nội mạc sẽ bổ sung thêm dụng cụ phẫu thuật thông qua một vết cắt khác.

Điều trị vô sinh

Phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung thường gặp khó khăn trong việc mang thai. Do đó, khi có kế hoạch mang nên liên hệ với các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn để được tư vấn những giải pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.

>>Xem thêm: Review 10 sản phẩm hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn

Phòng ngừa lạc nội mạc tử cung

Không có cách nào có thể phòng ngừa được lạc nội mạc tử cung vì bệnh đến từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn có thể giảm một số yếu tố nguy cơ phát triển bệnh bằng cách:

  • Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc lạc nội mạc tử cung, hãy thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện và điều trị sớm.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn và giảm stress.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Câu hỏi liên quan

Câu 1: Lạc nội mạc tử cung kiêng ăn gì?

Lạc nội mạc tử cung phụ thuộc vào estrogen nên chị em nên kiêng ăn các loại thực phẩm làm tăng estrogen như đậu nành, hạt lanh, hạt mè, đậu xanh, thịt đỏ,... Bên cạnh đó, hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, nhiều giàu mỡ, quá nhiều chất béo, đường, đồ ăn cay nóng có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Lạc nội mạc tử cung kiêng ăn gì

Câu 2: Lạc nội mạc tử cung có gây ung thư không?

Lạc nội mạc tử cung có thể liên quan đến việc làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng biểu mô, tuy nhiên rủi ro này cực kỳ thấp.

Câu 3: Lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Có thể, tuy nhiên tỉ lệ khá thấp và khi mang thai thường có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như sẩy thai, sinh non, nhau tiền đạo.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Phụ lạc cao EX - Cải thiện cơn đau bụng kinh
Hộp 30 viên

Phụ lạc cao EX - Cải thiện cơn đau bụng kinh

210.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng