Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt : Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
  • Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thiếu hụt serotonin
  • Nguyên nhân khác
  • Triệu chứng về thể chất
  • Thay đổi cảm xúc
  • Thay đổi hành vi
  • Thay đổi lối sống
  • Sử dụng thuốc
  • Biện pháp thay thế thuốc

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

- Ngày đăng:24/02/2024
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. PMS có nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng và có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những thông tin liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt mà bạn nên biết.
Mục lục
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
  • Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thiếu hụt serotonin
  • Nguyên nhân khác
  • Triệu chứng về thể chất
  • Thay đổi cảm xúc
  • Thay đổi hành vi
  • Thay đổi lối sống
  • Sử dụng thuốc
  • Biện pháp thay thế thuốc

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là tập hợp các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần mà một số phụ nữ gặp phải trước khi kỳ kinh bắt đầu. Thông thường, nhóm triệu chứng này xảy ra vài ngày đến vài tuần trước kỳ kinh và biến mất sau khi bắt đầu hành kinh. 

Tỷ lệ chung của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị ảnh hưởng bởi PMS trên toàn thế giới lên tới 47,8%. Trong số này, khoảng 20% ​​phụ nữ gặp các triệu chứng nghiêm trọng, làm gián đoạn hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt

Nguyên nhân chính xác gây ra PMS hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các nghiên cứu sinh học phân tử, lượng estrogen giảm khiến vùng dưới đồi giải phóng norepinephrine, gây ra sự suy giảm acetylcholine, dopamine và serotonin dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, là những triệu chứng phổ biến PMS.

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt có thể đến sự việc mất cân bằng estrogen và progesterone.

Thay đổi nội tiết tố

Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt thay đổi nồng độ hormone estrogen, progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt và biến mất khi mang thai hoặc mãn kinh.

Thiếu hụt serotonin

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm điều chỉnh hành vi, tâm trạng, điều hòa giấc ngủ và cảm giác thèm ăn. Nồng độ serotonin thấp có xu hướng thấp hơn ở phụ nữ mắc PMS.

Nguyên nhân khác

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc PMS, bao gồm:

  • Di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái của bạn mắc PMS, bạn có nhiều khả năng mắc phải tình trạng này.
  • Tuổi tác: Thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40.
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Phụ nữ bị trầm cảm hoặc lo lắng có nhiều khả năng mắc PMS.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc PMS.
  • Lối sống: Phụ nữ không tập thể dục thường xuyên hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh, chất lượng giấc ngủ kém có nhiều khả năng mắc PMS.

Triệu chứng tiền kinh nguyệt

Triệu chứng tiền kinh nguyệt PMS rất đa dạng và ở mỗi người là khác nhau. Một số người sẽ trải qua các triệu chứng thay đổi về thể chất, một số khác sẽ có triệu chứng liên quan đến tâm trạng hoặc cả thể chất và tâm trạng.

Triệu chứng tiền kinh nguyệt
Một số triệu chứng tiền kinh nguyệt phổ biến.

Triệu chứng về thể chất

  • Cảm giác đau âm ỉ vùng vụng dưới hoặc đau dữ dội đến mức gây đau lưng, sàn chậu.
  • Căng tức vùng ngực, sưng phù tay chân.
  • Xuất hiện mụn nhọt do tăng nhờn, thay đối nội tiết 
  • Đau cơ, đau khớp hoặc đau toàn thân.
  • Đau đầu
  • Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón.
  • Tăng cân, phù liên quan đến giữ nước.

Thay đổi cảm xúc

  • Căng thẳng hoặc lo lắng
  • Hay giận dữ, cáu gắt, bực bội.
  • Trầm cảm, ý nghĩ tiêu cực, bi quan.
  • Dễ kích động, dễ khóc.
  • Kém tập trung, hay quên
  • Giảm ham muốn tình dục.

Thay đổi hành vi

  • Thèm ăn nhiều đồ ngọt, đồ mặn và cảm thấy khát nước nhiều hơn so với các thời điểm khác trong tháng.
  • Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ dữ dội.

Chẩn hội chứng tiền kinh nguyệt

Bác sĩ có thể sẽ hỏi các triệu chứng mà người bệnh gặp phải trong các kỳ kinh nguyệt gần đây, ngày bắt đầu và biến mất của các triệu chứng đó. Nếu nghi ngờ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như PMS, chẳng hạn như hội chứng mệt mỏi, rối loạn tuyến giáp, trầm cảm, thiếu máu, lạc nội mạc tử cung, dị ứng, u xơ,... thì bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt.

Cách điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Phương pháp điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt phụ thuộc vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải và mức độ nặng nhẹ của chúng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

Thay đổi lối sống

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm đau bụng kinh và giảm các triệu chứng khác của PMS.
  • Ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn nhiều đường, muối gây tích tụ nước, béo phì. Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ quả, bánh mì, mì ống, ngũ cốc.
  • Ngủ đủ giấc: Giúp cải thiện tâm trạng và giảm mệt mỏi.
  • Quản lý căng thẳng: Tâp yoga, thiền hoặc trò chuyện cùng bạn bè, người thân có thể giúp giảm bớt căng thẳng và các suy nghĩ tiêu cực.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc giảm đau bụng kinh: Một số thuốc giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Acid Mefenamic,...) hoặc thuốc co thắt (Alverin, Drotaverin,...) có tác dụng làm giảm đau bụng kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm: Giúp cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng lo âu, chán nản, tiêu cực do PMS.
  • Thuốc tránh thai: Giúp ngăn chặn sự rụng trứng, cân bằng hormone và giảm các triệu chứng đau bụng kinh, thay đổi tâm trạng, nổi mụn do PMS.
  • Thuốc lợi tiểu: Giúp giảm bớt tình trạng tích nước, phù do PMS.

Biện pháp thay thế thuốc

  • Bổ sung vitamin & khoáng chất: Vitamin B6, vitamin E, canxi, magie giúp giảm một số triệu chứng về thể chất và tinh thần do PMS gây ra 
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên: Gừng, hoa cúc, cam thảo, quế, bạc hà,... hỗ trợ giảm đau bụng kinh.
  • Châm cứu: Hỗ trợ điều hòa lưu thông máu, giảm đau, giảm lo lắng, căng thẳng do PMS.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Kingrose An Điều Kinh - Hỗ trợ hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt
Hộp 60 viên

Kingrose An Điều Kinh - Hỗ trợ hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt

128.000₫
-5%
Warnke Nachtkerzenol 500mg - Bổ sung tinh dầu hoa anh thảo và vitamin E
Hộp 100 viên

Tinh dầu hoa anh thảo Warnke Nachtkerzenol 500mg

350.000₫
369.000₫
Tinh dầu hoa anh thảo Blackmores Evening Primrose Oil
Chai 190 viên

Tinh dầu hoa anh thảo Blackmores Evening Primrose Oil

824.000₫
Phụ lạc cao EX - Cải thiện cơn đau bụng kinh
Hộp 30 viên

Phụ lạc cao EX - Cải thiện cơn đau bụng kinh

210.000₫
Tinh dầu hoa anh thảo Mason Evening Primrose Oil
Hộp 60 viên

Tinh dầu hoa anh thảo Mason Evening Primrose Oil

395.000₫
GoodHealth Evening Primrose Oil (EPO) 1000mg - Tinh dầu hoa anh thảo New Zealand
Lọ 70 viên

GoodHealth Evening Primrose Oil (EPO) 1000mg - Tinh dầu hoa anh thảo New Zealand

535.000₫
Tinh dầu hoa anh thảo Sanct Bernhard Schonheits Kapseln
Yêu thích
Yêu thích
Hộp 60 viên

Tinh dầu hoa anh thảo Sanct Bernhard Schonheits Kapseln

450.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng