Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi là gì?
Hội chứng mệt mỏi là một bệnh mãn tính, bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi và không có dấu hiệu cải thiện tốt hơn sau khi nghỉ ngơi. Tình trạng này kéo dài ít nhất 6 tháng gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, lao động và các hoạt động khác.
Nguyên nhân hội chứng mệt mỏi mãn tính
Nguyên nhân cụ thể của bệnh chưa được giải thích rõ ràng. Một số yếu tố có liên quan như nhiễm siêu vi (thường gặp ở những người sau khi mắc covid), nhiễm độc, hệ thống miễn dịch suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố, chấn thương, trầm cảm,...
Đối tượng nguy cơ
- Tuổi tác: Chủ yếu ở người lớn, từ trẻ đến trung niên.
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới, gấp 2-4 lần.
- Phổ biến ở các nước đang phát triển.
Triệu chứng
Đặc điểm nổi bật là tình trạng mệt mỏi diễn ra trong một thời gian dài, người bệnh cảm thấy chán nản, bất lực kéo dài trong nửa năm.
Bên cạnh đó còn ảnh hưởng trên nhiều cơ quan và vị trí trên cơ thể, cụ thể là:
- Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không sảng khoái, khó ngủ hoặc mất ngủ, đổ mồ hôi trộm
- Giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém, hay quên
- Xuất hiện tình trạng đau: Đau đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế, đau cơ, đau khớp, đau ngực
- Viêm họng thường xuyên, sưng hạch ở cổ hoặc nách
- Thay đổi cân nặng, rụng tóc, giảm ham muốn
- Cảm giác phiền muộn, căng thẳng, lo lắng, đôi khi cáu gắt
- Kiệt sức sau các hoạt động về thể chất và tinh thần
Phòng ngừa hội chứng mệt mỏi
Để phòng ngừa hội chứng mệt mỏi, cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, thức ăn giàu giá trị dinh dưỡng, giảm lượng muối. Thay đổi chế độ sinh hoạt, sắp xếp những giờ nghỉ ngơi sau làm việc. Giải tỏa căng thẳng bằng việc gặp bạn bè, du lịch cùng người thân, tập thể thao thư giãn, tránh suy nghĩ tiêu cực, giữ tinh thần vui vẻ.
Chẩn đoán hội chứng mệt mỏi
Do hội chứng mệt mỏi có nhiều triệu chứng giống các bệnh khác như bệnh lyme, lupus, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ,... nên khó có thể tự đoán bệnh. Theo lời kể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng và dựa trên tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Điều trị hội chứng mệt mỏi
Biện pháp điều trị cho mỗi bệnh nhân là khác nhau tùy theo mức độ của bệnh, chủ yếu là kiểm soát và điều trị triệu chứng. Một số biện pháp điều trị được đưa ra như sau:
- Quản lý hoạt động: Người bệnh tìm giới hạn của bạn thân khi hoạt động gắng sức, lập các hoạt động và nghỉ ngơi dưới ngưỡng giới hạn
- Liệu pháp nhận thức - hành vi: người bệnh sẽ trao đổi thông tin với các chuyên gia tâm lý. Để từ đó có hướng giải quyết và suy nghĩ tích cực hơn.
- Hạn chế sử dụng cafein để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ, tạo thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ.
- Trường hợp bệnh nhân đau nhức xương khớp, sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen,...
- Đối với với người bị trầm cảm, bác sĩ sẽ kê các thuốc chống trầm cảm với hàm lượng phù hợp.
- Ngoài ra, người bệnh có thể tập yoga, thái cực quyền nhẹ nhàng kết hợp châm cứu, xoa bóp để giảm đau, thư giãn.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn biết đang trải qua các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi, nên tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ một bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo việc quản lý triệu chứng và điều trị phù hợp.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.