Ám Ảnh Sợ Hãi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • 1. Ám ảnh sợ hãi là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra chứng Ám ảnh sợ hãi
  • 3. Dấu hiệu nhận biết Ám ảnh sợ hãi
  • 4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
  • 5. Chẩn đoán chứng Ám ảnh sợ hãi
  • 6. Biện pháp điều trị bệnh Ám ảnh sợ hãi
  • 7. Những ai có nguy cơ mắc chứng Ám ảnh sợ hãi?
  • 8. Làm sao để phòng ngừa chứng Ám ảnh sợ hãi?

Ám ảnh sợ hãi

- Ngày đăng:14/04/2023
Chứng ám ảnh sợ hãi tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nhưng nó lại có thể gây nhiều rắc rối trong cuộc sống và công việc cũng như ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội của chính người mắc bệnh.
Mục lục
  • 1. Ám ảnh sợ hãi là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra chứng Ám ảnh sợ hãi
  • 3. Dấu hiệu nhận biết Ám ảnh sợ hãi
  • 4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
  • 5. Chẩn đoán chứng Ám ảnh sợ hãi
  • 6. Biện pháp điều trị bệnh Ám ảnh sợ hãi
  • 7. Những ai có nguy cơ mắc chứng Ám ảnh sợ hãi?
  • 8. Làm sao để phòng ngừa chứng Ám ảnh sợ hãi?

1. Ám ảnh sợ hãi là gì?

Ám ảnh sợ hãi hay còn gọi là Hội chứng Ám ảnh sợ hãi hoặc Rối loạn sợ hãi hoặc Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là cảm giác sợ quá mức các vật và các tình huống không thực sự quá nguy hiểm.

Người bệnh mắc hội chứng Ám ảnh sợ hãi thường có xu hướng tạo lập một "vùng an toàn", trong đó thực hiện các "hành vi an toàn" như luôn đi cùng người thân, mang theo các đồ vật yêu thích, chọn vị trí thuận lợi để thoát thân.

Không giống như những lo âu ngắn hạn bình thường như khi phải phát biểu hoặc làm bài kiểm tra, Ám ảnh sợ hãi là một tình trạng lâu dài, gây ra các phản ứng thể chất và tâm lý căng thẳng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường, làm giảm sút kết quả học tập cũng như làm việc, phá hoại các mối quan hệ trong xã hội. Hơn nữa, nếu tình trạng này kéo dài và nặng có thể sẽ dẫn đến trầm cảm, đôi khi có ý định tự sát.

Một số chứng Ám ảnh sợ hãi thường gặp nhất bao gồm: sợ khoảng không, sợ không gian kín như trong thang máy, sợ đi máy bay, sợ độ cao, sợ người lạ, sợ bị tiêm, sợ nhìn thấy máu,...

Sợ đi thang máy là một trong số các chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp.
Sợ đi thang máy là một trong số các chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp.

2. Nguyên nhân gây ra chứng Ám ảnh sợ hãi

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, hội chứng này có xu hướng di truyền trong gia đình và thường khởi phát sau một sự kiện gây chấn động. Chứng Ám ảnh sợ hãi có thể bắt đầu đột ngột hoặc tăng dần.

3. Dấu hiệu nhận biết Ám ảnh sợ hãi

Rối loạn Ám ảnh sợ hãi là một hội chứng rối loạn tâm thần, nhưng có biểu hiện đa dạng, bao gồm cả những triệu chứng cụ thể như:

  • Nhịp tim nhanh.
  • Thở gấp.
  • Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực.
  • Đau thắt ngực.
  • Ra mồ hôi nhiều và rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy).

Tiếp xúc với các tình huống liên quan đến chứng sợ hãi thường luôn gây lo lắng nghiêm trọng và có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn.

Thông thường, bệnh nhân sẽ không thể kiểm soát được chứng sợ hãi và các hành động của mình. Họ có thể gây ra các rắc rối tại nơi làm việc nếu mắc phải hội chứng này.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu chứng sợ hãi của bạn là sự lo lắng quá mức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội, lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc các nhà trị liệu tâm lý. Hầu hết người bệnh có thể khỏi khi được điều trị đúng.

5. Chẩn đoán chứng Ám ảnh sợ hãi

Ám ảnh sợ hãi thường xuất phát từ tâm lý nên không có bất kỳ xét nghiệm hay các phương tiện nào khác có thể giúp chẩn đoán được hội chứng nay. Mà cách chẩn đoán được áp dụng thường là:

  • Khai thác tiền sử, bệnh sử.
  • Đặt câu hỏi phỏng vấn để khai thác sâu hơn khi người bệnh thăm khám lâm sàng trực tiếp.
Sợ xã hội - biểu hiện của chứng ám ảnh sợ hãi.
Sợ xã hội - biểu hiện của chứng ám ảnh sợ hãi.

6. Biện pháp điều trị bệnh Ám ảnh sợ hãi

Chứng ám ảnh sợ hãi có thể trị khỏi hoàn toàn. Mục đích của việc điều trị là giúp làm giảm chứng sợ xuống đến mức không còn gây sợ hãi nghiêm trọng và hạn chế việc phải tránh xa những thứ gây sợ.

Thông thường, thời gian điều trị chứng ám ảnh sợ hãi sự vật, sự việc cụ thể sẽ diễn ra nhanh hơn chứng ám ảnh sợ hãi xã hội.

Biện pháp điều trị chính là sử dụng thuốc kết hợp với liệu pháp hành vi. Cụ thể:

Sử dụng thuốc: Các loại thuốc như thuốc an thần giải lo âu, thuốc SSRI được chỉ định để làm giảm mức độ nặng của triệu chứng hoảng sợ, giảm nhịp tim. Các nhóm thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh phải sử dụng đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Liệu pháp hành vi: cho người bệnh tưởng tượng trong đầu về các tình huống phải tiếp xúc với các sự vật, sự việc gây sợ hãi như sợ máu, sợ đi máy bay, sợ bị tiêm, sợ động vật là cách tốt nhất để điều trị dứt điểm các chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể. Các buổi trị liệu nên được tiến hành liên tục và sắp xếp gần nhau. Các phương pháp được áp dụng trong liệu pháp hành vi thường là thôi miên và phản hồi sinh học.

7. Những ai có nguy cơ mắc chứng Ám ảnh sợ hãi?

Đa phần, chứng ảm ảnh sợ hãi thường bộc phát từ nhỏ trong khoảng tuổi dậy thì và gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc phải chứng ám ảnh sợ hãi bao gồm:

Di truyền: nếu có người thân bị chứng ám ảnh sợ hãi thì khả năng mắc hội chứng này cao hơn bình thường. Giải thích cho điều này, nhiều nhà khoa học đưa ra các gia thuyết có thể hội chứng này là một chứng bệnh có tính di truyền hoặc do sự tập nhiễm xã hội, người bệnh từ nhỏ đã học theo các hành động và suy nghĩ của người thân trong gia đình nên có xu hướng sợ hãi ám ảnh cùng một sự vật, sự việc.

Môi trường sống: môi trường sống tác động rất nhiều đến tâm lý. Các sang chấn tâm lý mà người bệnh gặp phải là yếu tố dễ đưa đến chứng ám ảnh sợ hãi.

Tính cách cá nhân: những người có tính cách nhạy cảm, rụt rè, dễ bi quan trong cuộc sống là đối tượng có nguy cơ cao.

Tuổi tác: Chứng ám ảnh sợ hãi thường ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Ám ảnh sợ những sự vật cụ thể thường bắt đầu xuất hiện từ khi 10 tuổi, trong khi ám ảnh sợ nơi đông người thường xuất hiện trước 35 tuổi.

8. Làm sao để phòng ngừa chứng Ám ảnh sợ hãi?

Hội chứng này nếu xảy ra sẽ trở thành vật cản rất lớn đối với cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Do đó, bạn nên cố gắng thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ xuống mức thấp nhất:

  • Tránh xa những thứ mang lại cảm giác sợ hãi.
  • Hạn chế các tình huống căng thẳng nếu có thể.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.
  • Thay đổi cách nghĩ theo hướng tích cực hơn, sống vui vẻ hơn.
  • Mạnh dạn đến gặp bác sĩ để được tư vấn và bắt đầu điều trị sớm nhất có thể nếu gặp phải các sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu và thường xuyên cảm thấy các cơn sợ hãi.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

-2%
Doppelherz Aktiv Anti Stress - Hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng
Hộp 30 viên

Doppelherz Aktiv Anti Stress - Hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng

329.000₫
335.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng